Ban hành Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành Công Thương đến năm 2030

10:26, 07/11/2023

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 2795/QĐ-BCT ban hành Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành Công Thương đến năm 2030.

Mục tiêu  tổng quát của Chiến lược là: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại giai đoạn 2021 - 2030; thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao, khả năng tự chủ, thích ứng, chống chịu tốt, trình độ công nghệ tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng; góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững, phát huy lợi thế và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do gắn với nâng cao uy tín, chất lượng hàng Việt Nam.

Chiến lược cũng đề ra định hướng nhiệm vụ chủ yếu, tập trung vào đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng thiết thực, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và yêu cầu phát triển ngành Công Thương; Nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ ngành Công Thương trở thành chủ thể nghiên cứu mạnh; Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; Định hướng trọng tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển ngành Công Thương. 

Trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, năng lượng tái tạo: Nghiên cứu đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị về nguồn điện và lưới điện nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành sản xuất - cung ứng điện và bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu phát triển công nghệ nhà máy điện đốt than hiệu suất cao (sử dụng thông số hơi USC và A-USC), sử dụng hệ thống bảo vệ môi trường hiện đại, hiệu suất cao để giảm phát thải của nhà máy nhiệt điện, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định của pháp luật về môi trường. Nghiên cứu, cải tiến công nghệ, sử dụng hệ thống đo lường điều khiển tiên tiến cho các nhà máy đốt than đang vận hành, áp dụng đốt than trộn antraxit trong nước với than nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất và an toàn trong vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu các giải pháp đốt kèm (Biomass, NH3, H2) trong các nhà máy điện đốt than, khí để giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường.

Bên cạnh đó, nghiên cứu về lưới điện thông minh, tích hợp nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện sẵn có cũng như nguồn phân tán... trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, năng lượng tái tạo. Phát triển công nghệ xây dựng các đường dây nhiều mạch cùng hoặc khác cấp điện áp nhằm giảm diện tích hành lang tuyến. Ứng dụng vật liệu mới, sử dụng các loại cách điện mới tiên tiến như composite, vật liệu siêu dẫn. Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng cao khả năng tải của dây dẫn trên không, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm lõi bằng sợi carbon đề giảm độ võng, giảm kích thước cột.

Đồng thời, nghiên cứu phát triển và đưa vào sử dụng các công nghệ điều khiển hiện đại để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện; hiện đại hóa hệ thống điều độ, vận hành, thông tin liên lạc, điều khiển và tự động hóa phục vụ điều độ lưới điện trong nước và liên kết khu vực; ứng dụng các công nghệ số hiện đại như: công nghệ hạ tầng hội tụ, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ ảo hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ mobile computing, công nghệ IoT,... bảo đảm an toàn và an ninh thông tin.

Ứng dụng công nghệ đo đếm tiên tiến - thông minh (smart metering) để theo dõi sử dụng điện của khách hàng, chống thất thoát trong kinh doanh điện, phục vụ nghiên cứu dự báo phụ tải và các yêu cầu của quản lý điều hành; sử dụng công nghệ công tơ đọc dữ liệu, thu nhận dữ liệu từ xa; tự động hóa lưới phân phối gắn liền với dịch vụ khách hàng và quản lý nhu cầu. Nghiên cứu mô- đun hóa trạm biến áp phân phối, trạm biến áp di động hợp bộ. Xây dựng và trang bị đồng bộ các hệ thống rơle bảo vệ lưới trung áp, tự động hóa lưới phân phối (DAS), hệ thống quản lý lưới phân phối (DMS), SCADA lưới phân phối. Sử dụng công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện vận hành (condition-based), chẩn đoán trực tuyến, sửa chữa đường dây nóng nhằm nâng cao chất lượng vận hành và bảo dưỡng hệ thống phân phối điện.

Nghiên cứu phát triển, nâng cấp công nghệ sản xuất, chế biến dầu khí với hiệu suất cao; cải tiến, tối ưu hóa, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dầu khí, tạo ra sản phẩm quốc gia của ngành. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chế biến than (dùng cho luyện kim, khí hóa than để sản xuất các loại sản phẩm khí phù hợp phục vụ các ngành năng lượng và công nghiệp,...) nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ than đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thu hồi, lưu trữ và sử dụng CO2 trong lĩnh vực năng lượng (CCS, CCUS,...) để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, đáp ứng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26).

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ chế tạo thiết bị năng lượng và ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu phát triển, tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, pin tích trữ năng lượng,... nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch; mở rộng ứng dụng công nghệ phát điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đối với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, thử nghiệm công nghệ khai thác năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, năng lượng hydro.

Chi tiết xem file đính kèm

 


PV

Share

EVN trao học bổng cho 50 sinh viên Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

EVN trao học bổng cho 50 sinh viên Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng (1975 - 2025), sáng ngày 4/7, tại Đà Nẵng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã đến chúc mừng và trao 50 suất học bổng dành cho sinh viên của Trường.


Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên

Ngày 3/7, Ban Quản lý dự án Điện 1 và nhà thầu đã hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên từ vị trí VT9 đến VT16, dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.


Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra công trường dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra công trường dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

Sáng 4/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Hồng Phương cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Trị An mở rộng, tại xã Trị An, tỉnh Đồng Nai (trước là xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu).


20h ngày 4/7/2025 đóng 01 cửa xả đáy hồ Thuỷ điện Tuyên Quang

20h ngày 4/7/2025 đóng 01 cửa xả đáy hồ Thuỷ điện Tuyên Quang

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Công điện số 4066/CĐ-BNNMT, ngày 4/7/2025 điện Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng 01 cửa xả đáy vào hồi 20h00’ ngày 04/7/2025 và đóng 01 cửa còn lại vào hồi 09h00 ngày 05/7/2025.


Thuỷ điện Trị An mở rộng: Các lực lượng tham gia dự án cần chung sức thúc tiến độ thi công

Thuỷ điện Trị An mở rộng: Các lực lượng tham gia dự án cần chung sức thúc tiến độ thi công

Ngày 4/7, tại tỉnh Đồng Nai, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Hồng Phương chủ trì cuộc họp giao ban công trường quý II và triển khai kế hoạch thi công quý III năm 2025, dự án Nhà máy thuỷ điện (NMTĐ) Trị An mở rộng.