Chính sách giá mới cho điện mặt trời áp mái: Có còn hấp dẫn?

16:32, 10/05/2020

Với giá điện mặt trời áp mái 8,38 Uscent/kWh (khoảng 1.943 đồng), giảm hơn so với mức giá cũ (9,35 Uscent), Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 04 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành liệu có thúc đẩy điện mặt trời áp mái tiếp tục phát triển?
Giá điện mặt trời áp mái theo Quyết định 13/QĐ-TTg vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư

Giá điện mặt trời áp mái vẫn được ưu đãi

Tính đến tháng 3/2020, cả nước đã có hơn 24.300 công trình điện mặt trời áp mái với tổng công suất là 465,8 MWp. Theo ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định giá mua điện mặt trời áp mái cao hơn các loại hình điện mặt trời khác cho thấy Chính phủ quan tâm và ưu đãi phát triển điện mặt trời áp mái. Bên cạnh ưu đãi về giá mua điện, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn quy định hợp đồng mua bán điện có thời hạn 20 năm kể từ ngày đưa hệ thống vào vận hành, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Đây sẽ là động lực hỗ trợ điện mặt trời áp mái, tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Nam (Phan Rang, Ninh Thuận) cho biết, gia đình ông dự kiến đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái tại nhà hàng ven biển. Tuy nhiên, thời gian qua, gia đình ông còn phân vân, chờ giá mới. Giá mới được ban hành không giảm nhiều so với giá cũ, trong khi giá vật tư, thiết bị giảm mạnh so với trước đây, gia đình ông quyết định đầu tư lắp đặt công trình với công suất khoảng 100 kWp. Ông Nam dự kiến sẽ thu hồi vốn trong vòng 4-5 năm.

Chỉ còn 8 tháng “chạy đua”...

Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Chính phủ áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái có thời điểm vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ từ ngày 1/7/2019 đến 31/12/2020. Như vậy, với những dự án chưa đi vào vận hành, chỉ còn khoảng 8 tháng để đầu tư, lắp đặt và đưa vào vận hành, dự án mới được hưởng mức giá ưu đãi. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với người dân, doanh nghiệp. 

Theo bà Trần Hương Thảo - Trưởng đại diện Chi nhánh Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa - Solar BK khu vực miền Bắc, thời gian để các công trình điện mặt trời áp mái được hưởng chế độ theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg còn lại không nhiều. Vì vậy, những dự án điện mặt trời áp mái công suất lớn, lắp đặt tại các nhà xưởng, khu công nghiệp… sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc lắp đặt thiết bị, nhập khẩu vật tư cũng bị ảnh hưởng do  nhiều nước thực hiện phong tỏa biên giới. Vì vậy, khách hàng cần triển khai lắp đặt sớm để được hưởng ưu đãi theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.

Để hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái, nhất là tại các địa phương có tiềm năng, thời gian tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương liên quan, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ dân và doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời áp mái, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở có diện tích mái lớn. Các Tổng công ty Điện lực luôn đồng hành, hỗ trợ khách hàng bằng những việc làm cụ thể như, đơn giản hóa các thủ tục, kiểm tra điều kiện nối lưới, lắp đồng hồ 2 chiều và ký kết hợp đồng mua bán điện mặt trời ngay khi có yêu cầu. Ngoài ra, EVN còn vận động CBCNV lắp đặt điện mặt trời áp mái, giúp khách hàng thấy rõ những lợi ích thiết thực của loại hình này.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, để phát huy thế mạnh của điện mặt trời, đề nghị Nhà nước nghiên cứu, đưa việc lắp đặt điện mặt trời áp mái thành yêu cầu bắt buộc đối với các công trình xây mới của cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước... Đồng thời, đề xuất các chương trình hỗ trợ lắp đặt điện mặt trời áp mái tương tự như chương trình hỗ trợ cho khách hàng lắp đặt bình nước nóng NLMT đã triển khai rất hiệu quả trong những năm trước đây.


Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý & Hội nhập

Share

Đại hội Đảng bộ EVNICT lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới

Đại hội Đảng bộ EVNICT lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới

Ngày 14/4, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đảng bộ Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu 9 đồng chí tham gia Ban Chấp hành khóa mới.


Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)

Ngày 14/4, tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - ông Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện cấp cao của Tập đoàn năng lượng HDF (Hydrogène de France, HDF Energy) để trao đổi về tiềm năng hợp tác phát triển các dự án điện tái tạo tích hợp hydrogen (Renewstable®) tại Việt Nam, đặc biệt là tại các đảo còn khó khăn về hạ tầng điện.


Bộ Công Thương: Phát động Cuộc thi Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện năm 2025

Bộ Công Thương: Phát động Cuộc thi Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện năm 2025

Ngày 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện năm 2025, dành cho người dân, các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước.


Cẩm nang tiết kiệm điện trong gia đình năm 2025

Cẩm nang tiết kiệm điện trong gia đình năm 2025

Bộ ấn phẩm được biên soạn nhằm giúp các hộ gia đình sử dụng điện tiết kiệm - hiệu quả, giảm chi phí, và góp phần bảo vệ môi trường.


Cẩm nang tiết kiệm điện trong văn phòng - công nghiệp - toà nhà năm 2025

Cẩm nang tiết kiệm điện trong văn phòng - công nghiệp - toà nhà năm 2025

Cẩm nang được cập nhật năm 2025, do Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công biên soạn, nhằm cung cấp những giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cho đối tượng là các tòa nhà, các doanh nghiệp, công ty, cơ quan công sở.