Điện gió, điện mặt trời được phê duyệt công suất mở rộng ra sao?

09:44, 17/04/2025

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định số 768 ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Dự án năng lượng tái tạo sẽ được mở rộng công suất nguồn. Ảnh: Nam Trần

Theo đó, quy hoạch đặt mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030, khoảng 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050.

Tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo

Để đáp ứng nhu cầu trên, sẽ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) phục vụ sản xuất điện, đạt tỉ lệ 28 - 36% vào năm 2030. Định hướng đến năm 2050 tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74 - 75%.

Về phương án phát triển nguồn điện, quy hoạch nêu rõ sẽ tiếp tục gia tăng tỉ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất. 

Gồm việc đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi, điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mặt nước phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý. 

Ưu tiên khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời (trong đó có điện mặt trời trên mái nhà dân, trung tâm thương mại, mái các công trình xây dựng, mái nhà xưởng, khu công nghiệp, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh) tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia. 

Phát triển điện mặt trời tập trung phải kết hợp với lắp đặt pin lưu trữ với tỉ lệ tối thiểu 10% công suất và tích trong 2 giờ.

Trong đó đến năm 2030, tổng công suất điện gió trên bờ và gần bờ đạt 26.066 - 38.029MW (tổng tiềm năng kỹ thuật ở Việt Nam khoảng 221.000MW). 

Tổng công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 - 17.032MW, dự kiến vận hành giai đoạn 2030 - 2035. Định hướng đến năm 2050 đạt 113.503 - 139.097MW.

Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW (mặt đất - 837.400MW, mặt nước - 77.400 MW và mái nhà - 48.200 MW). 

Tổng công suất nguồn điện sinh khối khoảng 1.523 - 2.699MW; điện sản xuất từ rác, chất thải rắn khoảng 1.441 - 2.137MW; điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 45MW. 

Khai thác tối đa tiềm năng kinh tế - kỹ thuật các nguồn thủy điện (tổng tiềm năng tối đa ở Việt Nam khoảng 40.000MW) trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh nguồn nước.

Phát triển nguồn lưu trữ điện  

Về nguồn điện lưu trữ, phát triển các nhà máy thủy điện tích năng với quy mô công suất khoảng 2.400 - 6.000MW đến năm 2030; định hướng đến năm 2050, công suất thủy điện tích năng đạt 20.691 - 21.327MW để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất và hỗ trợ tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo với quy mô lớn.

Ngoài ra, nguồn pin lưu trữ dự kiến đạt công suất khoảng 10.000 - 16.300MW; định hướng đến năm 2050, công suất pin lưu trữ đạt 95.983 - 96.120MW để phù hợp với tỉ trọng cao của năng lượng tái tạo. 

Quy hoạch đặt mục tiêu giai đoạn 2030 - 2035 sẽ đưa vào vận hành các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 & 2 với quy mô đạt 4.000 - 6.400MW. Giai đoạn đến năm 2050 hệ thống cần bổ sung khoảng 8.000MW nguồn điện hạt nhân để cung cấp nguồn điện nền và có thể tăng lên theo nhu cầu.

Đối với nhiệt điện than, chỉ thực hiện tiếp các dự án đã có trong quy hoạch và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030. 

Chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối/amoniac với các nhà máy đã vận hành được 20 năm khi giá thành phù hợp. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.

Nguồn điện khí cũng sẽ ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước. Nếu nguồn trong nước suy giảm thì nhập khẩu bổ sung bằng khí thiên nhiên hoặc LNG. 

Phát triển các dự án sử dụng LNG và hạ tầng nhập khẩu LNG đồng bộ với quy mô phù hợp, sử dụng công nghệ hiện đại. Thực hiện lộ trình chuyển đổi nhiên liệu sang hydrogen khi công nghệ được thương mại hóa và giá thành phù hợp.

Ngoài ra là việc đầu tư phát triển các nguồn điện linh hoạt để điều hòa phụ tải, duy trì ổn định hệ thống điện để hấp thụ nguồn điện năng lượng tái tạo quy mô lớn. Năm 2030, dự kiến phát triển 2.000 - 3.000MW. Định hướng năm 2050 lên đến 21.333 - 38.641MW.

Link gốc


Theo Tuổi Trẻ online

Share

Lãnh đạo EVN thăm, kiểm tra Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình thủy điện

Lãnh đạo EVN thăm, kiểm tra Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình thủy điện

Ngày 23/4, tại tỉnh Sơn La, Thành viên HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Thế Phúc và Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc tại Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình thủy điện thuộc Công ty Thủy điện Sơn La.


Thành viên HĐTV EVN Đặng Huy Cường kiểm tra thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Thành viên HĐTV EVN Đặng Huy Cường kiểm tra thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Ngày 22/4, tại tỉnh Hòa Bình, Thành viên HĐTV EVN Đặng Huy Cường và đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Hiện nay, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu đang “dồn lực” tập trung thực hiện các công việc tháo dỡ đê quây, tăng tốc thi công lắp máy... với mục tiêu phát điện tổ máy 1 trong tháng 9/2025.


EVN và tỉnh Đồng Nai họp bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các công trình điện

EVN và tỉnh Đồng Nai họp bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các công trình điện

Sáng 23/4, tại tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh. Trong đó, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các công trình điện nhằm đáp ứng điện cho sự phát triển của tỉnh là nội dung trọng tâm tại buổi làm việc.


Kiểm tra công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão tại Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát

Kiểm tra công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão tại Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát

Ngày 22/4, tại tỉnh Lai Châu, Thành viên HĐTV EVN Đinh Thế Phúc và Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải cùng đoàn công tác đã làm việc với Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát về công tác quản lý kỹ thuật, đảm bảo vận hành và chuẩn bị trước mùa mưa năm 2025. Một số hình ảnh về chương trình làm việc của đoàn công tác do evn.com.vn thực hiện.


Khắc phục nhanh chóng sự cố thoáng qua trên đường dây 500kV Vĩnh Tân – Tân Uyên

Khắc phục nhanh chóng sự cố thoáng qua trên đường dây 500kV Vĩnh Tân – Tân Uyên

Thông tin từ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), vào lúc 14 giờ 16 phút chiều 23/4, một sự cố thoáng qua đã xảy ra trên đường dây truyền tải điện 500kV Vĩnh Tân (Bình Thuận) – Tân Uyên (Bình Dương).