Điều chỉnh giờ tiêu thụ điện giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng chục triệu đồng

22:46, 24/06/2025

Không chỉ là giải pháp kinh tế, tiết kiệm điện còn góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện, đảm bảo cung ứng ổn định phục vụ phát triển sản xuất – kinh doanh và đời sống dân sinh. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận thức rõ vai trò của mình, chủ động điều chỉnh phương thức vận hành, tích cực phối hợp với ngành Điện triển khai các giải pháp tiết kiệm điện.

Dịch chuyển phụ tải là giải pháp trọng tâm được ngành Điện triển khai nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất – kinh doanh để tránh tiêu thụ điện vào giờ cao điểm, qua đó tiết giảm chi phí và giảm áp lực cho hệ thống điện.

Thay vì sử dụng điện dàn trải cả ngày, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chuyển hoạt động sản xuất sang giờ thấp điểm, nhờ đó tiết kiệm từ 15-20% chi phí điện hàng tháng, đồng thời góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện vào giờ cao điểm. Đây được xem là giải pháp kép vừa kinh tế, vừa hỗ trợ ngành điện duy trì ổn định nguồn cung.

Tại Hà Nội, tính đến hết tháng 5/2025, đã có gần 3.300 khách hàng ký thỏa thuận tham gia chương trình DR, với tổng công suất tiết giảm dự kiến hơn 200.000kW. Trong đó, trên 600 doanh nghiệp sản xuất lớn (có sản lượng trên 1 triệu kWh/năm) đã xây dựng phương án dịch chuyển phụ tải, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng điện và đảm bảo an toàn cung ứng điện trong mùa nắng nóng.

Công ty Cổ phần CK41 tham gia ký cam kết điều chỉnh phụ tải điện

Tham gia chương trình, nhiều đơn vị ghi nhận mức tiết kiệm từ 15–30% chi phí điện mỗi tháng. Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, EVNHANOI cũng khuyến khích doanh nghiệp chủ động theo dõi sản lượng, đặt cảnh báo tiêu thụ và tương tác kịp thời với ngành Điện. 

Công ty Giày Hồng Bảo (huyện Đông Anh) là một trong những đơn vị điển hình trong triển khai giải pháp sử dụng điện hiệu quả. Với quy mô sản xuất lớn và hệ thống máy móc công suất cao, Công ty đã điều chỉnh khung giờ làm việc, bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng và kéo dài thời gian nghỉ trưa nhằm tránh khung giờ nắng nóng và cao điểm sử dụng điện. Ông Lê Hữu Đoàn – Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Giải pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 20% chi phí tiền điện mỗi tháng, mà còn tạo điều kiện để người lao động được nghỉ ngơi hợp lý, bảo đảm sức khỏe và nâng cao năng suất lao động.”

Tại Công ty Cổ phần CK41, hoạt động của các thiết bị có công suất lớn đã được chuyển hoàn toàn sang ca đêm, từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Đồng thời, đơn vị cũng đã tham gia ký thỏa thuận điều chỉnh phụ tải với ngành Điện và ghi nhận nhiều hiệu quả tích cực. Bà Nguyễn Thị Kim Nhung – cán bộ Phòng Tổ chức Công ty cho biết, sau khi tham gia chương trình, chi phí tiền điện đã giảm từ khoảng 100 triệu đồng xuống còn 70–80 triệu đồng/tháng.

Cán bộ nhân viên EVNHANOI hướng dẫn khách hàng sử dụng App EVNHANOI

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thủ đô đã chủ động thể hiện vai trò, trách nhiệm xã hội bằng việc tích cực tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải do ngành Điện triển khai.

Hệ thống điện phải đối mặt cùng lúc với diễn biến thời tiết cực đoan, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và sức ép tăng trưởng phụ tải, do đó, việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đang trở thành yêu cầu cấp thiết, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược. EVNHANOI xác định các chương trình điều chỉnh phụ tải không chỉ là giải pháp tình thế, mà là định hướng lâu dài, cần được duy trì thường xuyên, mở rộng đối tượng tham gia và cập nhật linh hoạt theo nhu cầu thực tiễn. Sự chung tay của cộng đồng – đặc biệt là khu vực doanh nghiệp – chính là yếu tố nền tảng để xây dựng một hệ thống điện hiện đại, ổn định và phát triển bền vững.


Thùy Anh

Share

Kỹ sư Đào Thanh Oai: “Còn sức là còn học hỏi và cống hiến”

Kỹ sư Đào Thanh Oai: “Còn sức là còn học hỏi và cống hiến”

Từ một cậu bé lớn lên giữa đồng quê nghèo, kỹ sư Đào Thanh Oai (Chuyên viên Ban Kỹ thuật và An toàn EVN) đã nỗ lực vươn lên trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của ngành Điện, với hàng loạt sáng kiến cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam và nhiều công trình nghiên cứu khoa học.


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) tổ chức Lễ gắn biển sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên”.


EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC trên thị trường

EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC trên thị trường

Hiện nay, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty cổ phần (EEMC) là một trong số các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo thông tin từ EEMC, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất nhỏ đã lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng và uy tín của thương hiệu EEMC để sản xuất và cung cấp các loại máy biến áp phân phối giả, nhái. Các sản phẩm giả mạo này thường được gắn nhãn mác giả, lý lịch giả, làm giả mẫu mã, màu sơn và được quảng bá là "máy biến áp Đông Anh".