Dùng xe đặc chủng chuyển bê tông, sắt thép lên vị trí cột dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

17:44, 04/06/2025

Chạy đua với thời tiết vào mùa mưa, để đảm bảo tiến độ trước ngày 2/9 năm nay, nhà thầu dùng xe đặc chủng vận chuyển bê tông, sắt thép lên vị trí cột móng, đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên là dự án trọng điểm quốc gia được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, Ban QLDA Điện 1 là đại diện chủ đầu tư. Đường dây này được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành chậm nhất ngày 31/8 năm nay.

Chạy đua với thời tiết

Ông Đỗ Quang Khải, Phó giám đốc Ban QLDA Điện 1, kiêm Giám đốc Ban điều hành Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên cho biết, để đảm bảo tiến độ, Ban quản lý đã chỉ đạo các nhà thầu triển khai đồng loạt các vị trí móng trung tuyến. Đến nay có 236 vị trí cột đã hoàn thành thi công bê tông móng, 156 vị trí đang triển khai thi công và dự kiến đến đầu tháng 6 hoàn thành toàn bộ công tác thi công móng.

Ông Đỗ Quang Khải, Phó giám đốc Ban QLDA Điện 1. Ảnh: Hồng Hạnh.

Đối với công tác dựng cột dây, các nhà thầu đang thi công song song. Tức là, móng nào hoàn thành, đã có cột thì cho các nhà thầu dựng cột, giải dây luôn…

Trên toàn tuyến có 25 vị trí đã hoàn thành dựng cột, 36 vị trí đang thi công. Các vị trí khác cũng đang được Ban Quản lý chỉ đạo nhà thầu vận chuyển cột lên móng để lắp dựng.

Cũng theo ông Khải, hiện nay, toàn bộ 468 vị trí móng cột đã được chính quyền các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý và các nhà thầu.

Tương tự, về phần hành lang tuyến, tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã hoàn thành công tác kiểm đếm và phê duyệt phương án bồi thường, sẵn sàng chi trả tiền cho bà con để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu kéo, rải dây.

Riêng tỉnh Yên Bái, đến nay đã kiểm đếm được 86/90 vị trí, dự kiến đầu tháng 6 sẽ hoàn tất bồi thường, chi trả tiền cho người dân, đảm bảo tiến độ giao mặt bằng phục vụ kéo dây.

Thế nhưng, theo ông Khải, thời điểm này bắt đầu vào mùa mưa, đường trơn trượt, công tác vận chuyển vật tư và thi công móng gặp rất khó khăn, trong khi tiến độ rất gấp.

Bởi vậy, khi hết mưa, nhà thầu phải tổ chức bơm hút nước, vét bùn, đưa vật tư lên thi công ngay.

"Chúng tôi cũng phải dùng các xe đặc chủng để vận chuyển bê tông, sắt thép lên vị trí cột móng", ông Khải nói.

Dù vậy, công tác an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Lãnh đạo Ban QLDA Điện 1 cũng cho biết, việc huy động nhân lực trên công trường được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, kết hợp với lực lượng chuyên môn của nhà thầu.

Ưu tiên tiến độ cột thép để ngay sau khi hoàn thành thi công móng thì có thể sẵn sàng lắp dựng cột, đẩy nhanh tiến độ dự án. Ảnh: Hồng Hạnh.

Đặc biệt, việc thi công cột phụ thuộc vào công tác giải phóng mặt bằng trên tuyến, không thể thi công tuần tự từ 1 - 10 mà theo từng vị trí có mặt bằng trước.

"Chúng tôi nhận diện đường găng tiến độ, các vị trí cột nào có thể hoàn thành trước thì chỉ đạo nhà thầu sản xuất cột ưu tiên sản xuất các loại cột đó. Công trường ngay sau khi hoàn thành thi công móng thì có thể sẵn sàng lắp dựng cột, đẩy nhanh tiến độ dự án", ông Đỗ Quang Khải chia sẻ.

Song, ông cũng nhấn mạnh, để đảm bảo tiến độ, việc phối hợp giữa công tác sản xuất cột thép, cung cấp cột với công tác thi công móng, dựng cột phải nhịp nhàng.

"3 ca, 4 kíp" sản xuất cột thép

 công ty tham gia 4 gói thầu (gói thầu số 2,4,9) với tổng 182 vị trí móng cột thép và gói thầu số 5 phần mở rộng trạm 500kV Vĩnh Yên, khối lượng 8.500 tấn cột thép, ông Vũ Văn Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Thương mại Xây lắp điện 4 cho hay: "Tiến độ rất gấp gáp nên phải huy động cán bộ công nhân viên liên tục làm 3 ca, 4 kíp".

Ông cho biết, đến nay, gói thầu số 4,5 đã bàn giao xong. Gói thầu số 2 đã bàn giao 18/23 vị trí cột thép hình; dự kiến ngày 5/6 sẽ hoàn chỉnh gói thầu này. Còn gói thầu số 9 đã bàn giao được 18/22 vị trí; dự kiến ngày 5/6 cũng hoàn thành.

Theo ông Nam, với cột thép hình sản xuất trong nước, mình có thể chủ động được. Còn cột thép ống, loại mới được áp dụng trong dự án, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn và nguyên vật liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, nên việc sản xuất gặp một số khó khăn.

Công nhân các nhà máy sản xuất cột thép liên tục làm "3 ca, 4 kíp". Ảnh: Hồng Hạnh.

"Dù vậy, chúng tôi sẽ giao những chuyến hàng cuối cùng vào ngày 24/6, vượt tiến độ 20-25 ngày", ông Nam khẳng định.

Tại nhà máy sản xuất cột thép của Công ty CP Việt Vương (Hưng Yên), toàn bộ công nhân cũng được huy động tăng tốc làm "3 ca, 4 kíp" 24/7 để sản xuất cột với khối lượng trung bình đạt 100 tấn/ngày.

Trúng thầu cung cấp 128 vị trí móng cột, tổng khối lượng 14.500 tấn cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Việt Vương cho biết, trong số này có 52 vị trí là cột thép hình chữ V, còn lại là cột thép ống.

"Hiện tại, sản lượng đạt 100 tấn/ngày. Tuy nhiên, chúng tôi đang nỗ lực nâng cao sản lượng hơn nữa để hoàn thành tiến độ đặt hàng, nhất là khi mùa mưa đã đến gần", ông Thắng nói và dự kiến toàn bộ số cột sẽ được nhà máy hoàn thiện trước ngày 20/6.

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên là công trình đường dây 500kV mạch kép có tổng chiều dài 229,5km, với tổng cộng 468 vị trí móng cột điện. Tổng mức đầu tư hơn 7.410 tỷ đồng.

Dự án đi qua địa phận 4 tỉnh gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, với điểm đầu là trạm 500kV Lào Cai, điểm cuối là trạm 500kV Vĩnh Yên

Link gốc.


Theo Báo Xây dựng

Share

2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

Đến sáng 24/6, cả hai máy biến áp siêu trọng với khối lượng trên 200 tấn mỗi máy, đã được vận chuyển thành công đến công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) để triển khai lắp đặt. Đây là một cột mốc quan trọng tiếp theo trong giai đoạn dự án tăng tốc để “về đích”.


Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Sáng 24/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026, thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với Emerson Automation Solutions

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với Emerson Automation Solutions

Ngày 23/6, tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Emerson Automation Solutions – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Emerson (Hoa Kỳ) tới trao đổi về các định hướng hợp tác và giải pháp công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.


EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

Ban chỉ đạo cung cấp điện nguồn và di dời công trình điện phục vụ đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm và quan trọng quốc gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp phiên 1, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 24/6. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN, Trưởng ban chỉ đạo, nhấn mạnh Tập đoàn sẽ nỗ lực cao nhất, quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, đảm bảo mặt bằng thi công, góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình.


EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài và phụ tải điện tăng cao, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.