GIZ và các doanh nghiệp đối tác khởi động Dự án 'Điện mặt trời ban công cho Việt Nam'

21:46, 19/06/2025

Ngày 19/6, tại TP.HCM, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Phúc Khang (Phuc Khang Corporation) và các doanh nghiệp đối tác đã khởi động Dự án “Điện mặt trời ban công cho Việt Nam” (Balcony Solar Systems for Viet Nam – BSS4VN).

Các đối tác Dự án BSS4VN cùng chạm nút khởi động dự án

Dự án được hợp tác triển khai bởi các đối tác công và tư, với GIZ đóng vai trò là đối tác công, các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế là đối tác tư nhân bao gồm SolarBK, REEPRO, 365 Energy, Tona Syntegra Solar, Blueberry Energy, SmartSolar và Phuc Khang Corporation.

Hệ thống điện mặt trời ban công đầu tiên của dự án BSS4VN sẽ được lắp đặt thí điểm tại tòa nhà Diamond Lotus Riverside - một công trình xanh tiêu biểu được phát triển bởi Phuc Khang Mitsubishi Corporation Holding (PKMC), liên doanh giữa Tập đoàn Phúc Khang và Mitsubishi Corporation (Nhật Bản). Công trình này sở hữu nhiều đặc tính xanh nổi bật như: giảm 44% năng lượng tiêu thụ so với mức cơ sở, giảm 35% lượng nước sử dụng nhờ thiết bị vệ sinh hiệu quả, 21,6% diện tích cảnh quan giúp hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt và 100% hệ thống tưới tiêu sử dụng nước tái chế. Những yếu tố này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng sống cho cư dân mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng các giải pháp năng lượng tái tạo như điện mặt trời.

Hệ thống ĐMT ban công lắp đặt tại tòa nhà Diamond Lotus Riverside được dự án BSS4VN hỗ trợ 100% về thiết bị, lắp đặt, và triển khai. Một hệ thống điện mặt trời ban công dự kiến sẽ sản xuất trung bình 52kWh/tháng, đáp ứng khoảng 17% nhu cầu tiêu thụ điện trung bình của một hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh, với thời gian hoàn vốn ước tính là 6 năm hoặc ít hơn, sau đó hệ thống sẽ sản xuất điện miễn phí (theo tính toán thực hiện vào tháng 2/2025).

Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hệ thống điện mặt trời ban công được triển khai thí điểm cùng các đối tác khác của dự án, với nhiều loại hình nhà ở như nhà phố và biệt thự trên địa bàn TP.HCM.

Dự án BSS4VN được truyền cảm hứng từ mô hình điện mặt trời (ĐMT) ban công tại Đức. Chỉ riêng trong năm 2024, hơn 800.000 hệ thống điện mặt trời ban công đã được lắp đặt trên khắp nước Đức. Với sự tài trợ từ Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ), BSS4VN hướng đến việc tái hiện mô hình này tại Việt Nam, mang đến giải pháp năng lượng sạch, tiết kiệm và dễ tiếp cận cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Mô hình ĐMT ban công cho thấy nhiều ưu điểm như: quy trình lắp đặt không phức tạp, chi phí đầu tư không lớn, và không cần sử dụng diện tích mái. Tại Đức, người dân có thể mua trực tiếp hệ thống ĐMT ban công tại các siêu thị hoặc website của nhà sản xuất, tự lắp đặt không cần kỹ thuật viên, dễ dàng theo dõi lượng điện sản xuất - tiêu thụ thông qua ứng dụng trên điện thoại.

Để nghiên cứu và phát triển mô hình này phù hợp với thị trường Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 6/2025 đến tháng 4/2027, dự án BSS4VN sẽ triển khai một loạt các hoạt động như: lắp đặt và giám sát thí điểm tối đa 100 hệ thống điện mặt trời ban công tại TP.HCM; xây dựng các khuyến nghị chính sách cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dựa trên thực tế triển khai dự án và kinh nghiệm từ nước Đức; nghiên cứu và giới thiệu các mô hình kinh doanh phù hợp nhằm thúc đẩy thị trường điện mặt trời ban công tại Việt Nam; tổ chức các hội thảo phổ biến để chia sẻ kết quả và tác động của dự án đến cộng đồng và các bên liên quan.


TN

Share

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC trên thị trường

EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC trên thị trường

Hiện nay, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty cổ phần (EEMC) là một trong số các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo thông tin từ EEMC, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất nhỏ đã lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng và uy tín của thương hiệu EEMC để sản xuất và cung cấp các loại máy biến áp phân phối giả, nhái. Các sản phẩm giả mạo này thường được gắn nhãn mác giả, lý lịch giả, làm giả mẫu mã, màu sơn và được quảng bá là "máy biến áp Đông Anh".


Điện mặt trời mái nhà: Giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho khách hàng miền Bắc

Điện mặt trời mái nhà: Giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho khách hàng miền Bắc

Điện mặt trời mái nhà theo mô hình tự sản xuất - tự tiêu thụ đã và đang trở thành một giải pháp năng lượng chủ động đối với người dân, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành miền Bắc. Không chỉ giúp giảm hóa đơn tiền điện, mô hình này còn góp phần giảm tải cho hệ thống điện quốc gia, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và chuyển dịch năng lượng xanh.


Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) tổ chức Lễ gắn biển sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên”.