Hòa Phát tiết kiệm 5.400 tỷ đồng nhờ tự sản xuất điện

16:22, 20/02/2025

Năm 2024, các nhà máy nhiệt điện dư thuộc hai Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Dung Quất giúp tập đoàn tiết kiệm 5.400 tỷ đồng chi phí điện sản xuất.

Năm 2024, các nhà máy điện nhiệt dư thuộc hai Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Dung Quất có tổng lượng điện phát đạt 3,18 tỷ kWh, tăng 29% so với cùng kỳ, giúp Hòa Phát tự chủ trên 90% lượng điện cho sản xuất. Riêng tại Dung Quất, ngày 05/02/2025, Nhà máy Nhiệt điện - Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất chính thức cán mốc sản lượng điện lũy kế từ khi hoạt động đến nay là 10 tỷ kWh, góp phần tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Trong năm qua, sản lượng điện tự phát của Hòa Phát Dung Quất đạt 2,39 tỷ kWh, tự chủ hơn 90% nhu cầu sản xuất gang thép toàn Khu liên hợp. Sản lượng phát điện tự dùng cung cấp cho Khu liên hợp Thép Hòa Phát Hải Dương đạt 788 triệu kWh.

Tổng lượng điện phát tự chủ được của Hòa Phát tại hai Khu liên hợp Hải Dương và Dung Quất tương đương một nhà máy nhiệt điện tầm trung, quy đổi theo giá điện hiện hành, sản lượng phát điện năm 2024 có giá trị khoảng 5.400 tỷ đồng.

Việc thu hồi và sử dụng nhiệt dư, khí dư để phát điện là giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, tăng tính cạnh tranh cho giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm tải áp lực điều độ hệ thống điện lưới quốc gia.

Các Khu liên hợp gang thép của Hòa Phát được đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại của các nước G7 giúp tối ưu hóa sản xuất, tận dụng mọi nguồn nhiệt, khí dư thừa trong quá trình luyện gang thép để nâng cao hiệu suất phát điện, tiết kiệm chi phí sản xuất, phát triển bền vững. 

Hiện nay, Hòa Phát đang áp dụng 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng.

Giải pháp thứ nhất là thu hồi nhiệt dư, khí nóng lò cốc, lò cao, lò thổi sản xuất điện. Nhiệt dư phát sinh từ quá trình sản xuất than cốc, khí dư từ quá trình luyện gang, luyện thép được thu hồi, tận dụng phục vụ cho phát điện để cung cấp cho sản xuất. 

Hai là sử dụng công nghệ dập cốc khô thân thiện với môi trường để sản xuất điện. 

Ba là công nghệ tuabin thu hồi năng lượng Quạt gió lò cao (BPRT), vận hành các quạt gió công suất lớn, giúp tiết kiệm đến 50% lượng điện tiêu thụ so với phương pháp truyền thống.

Bốn là sử dụng nhiệt dư để sản xuất điện trong quá trình thiêu kết quặng.

Năm là công nghệ Đúc - Cán liên tục, tận dụng nhiệt từ phôi nóng, phôi nóng sau đúc có nhiệt độ 750-900 độ C sẽ được chuyển ngay sang dây chuyền cán để sản xuất thép thành phẩm. Giải pháp này đã tiết giảm tối đa sử dụng năng lượng, làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm phát thải CO2/tấn sản phẩm.

Link gốc


Theo tapchicongthuong.vn

Share

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Sáng 24/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026, thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.


EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

Ban chỉ đạo cung cấp điện nguồn và di dời công trình điện phục vụ đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm và quan trọng quốc gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp phiên 1, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 24/6. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN, Trưởng ban chỉ đạo, nhấn mạnh Tập đoàn sẽ nỗ lực cao nhất, quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, đảm bảo mặt bằng thi công, góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình.


EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài và phụ tải điện tăng cao, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.


2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

Đến sáng 24/6, cả hai máy biến áp siêu trọng với khối lượng trên 200 tấn mỗi máy, đã được vận chuyển thành công đến công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) để triển khai lắp đặt. Đây là một cột mốc quan trọng tiếp theo trong giai đoạn dự án tăng tốc để “về đích”.


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với Emerson Automation Solutions

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với Emerson Automation Solutions

Ngày 23/6, tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Emerson Automation Solutions – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Emerson (Hoa Kỳ) tới trao đổi về các định hướng hợp tác và giải pháp công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.