
PJM Interconnection thông báo ngày 2/5/2025 đã lựa chọn các dự án điện – chủ yếu là điện khí – tham gia quy trình thẩm định đấu nối rút gọn nhằm đẩy nhanh tiến độ bổ sung nguồn mới. Ảnh: Utilitydive.com
Cơ cấu nguồn: Khí đốt vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối
Theo báo cáo giám sát thị trường năm 2024 của PJM, tổng công suất đặt trên toàn hệ thống đạt 179,7GW, trong đó khí đốt chiếm gần một nửa (88,8GW), theo sau là than (37,8GW), hạt nhân (32,2GW), thủy điện (7,7GW), năng lượng mặt trời (5GW), gió (3,6GW) và pin lưu trữ (21,5MW).
Theo thông báo từ PJM, các dự án được chọn gồm 39 dự án nâng công suất tại các nhà máy hiện hữu và 12 nhà máy điện mới. Trong số đó, 69% công suất là từ điện khí, 19% từ lưu trữ pin và 12% từ điện hạt nhân. Các dự án này dự kiến cung cấp tổng cộng 9,4 GW công suất không cưỡng bức (unforced capacity) – tức lượng công suất có thể huy động trong các tình huống rủi ro cao về độ tin cậy hệ thống.
Một trong các nhà đầu tư đáng chú ý là Alpha Generation, với kế hoạch nâng tổng công suất thêm 450 MW tại bốn nhà máy ở Maryland, New Jersey và Ohio.
Nỗ lực tìm kiếm giải pháp
Việc PJM triển khai RRI được xem là phản ứng chiến lược sau khi đơn vị này nhiều lần cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Tình trạng căng thẳng cung cầu đã thể hiện rõ qua phiên đấu giá công suất gần nhất với giá trúng thầu cao bất thường.
RRI được Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang Mỹ (FERC) phê duyệt vào giữa tháng 2/2025, với mục tiêu đưa nhanh các nguồn điện linh hoạt vào vận hành từ nay đến năm 2030. Theo PJM, nếu theo quy trình đấu nối thông thường, các dự án này có thể mất thêm 18 tháng mới có thể đấu nối vào lưới.
Tuy nhiên, chương trình RRI cũng đang đối mặt với những tranh cãi pháp lý. Nhiều tổ chức ngành năng lượng tái tạo và môi trường, bao gồm American Clean Power Association, SEIA, và Sierra Club, đã gửi đơn kiến nghị yêu cầu FERC xem xét lại quyết định phê duyệt RRI. Lý do là các dự án được chọn mới đăng ký gần đây, trong khi nhiều dự án năng lượng sạch đã chờ đợi hàng năm (interconnection queue) lại không được ưu tiên.
Ông Todd Snitchler – Chủ tịch Hiệp hội các nhà cung cấp điện độc lập Mỹ – nhận định: “Việc PJM thu hút được đầu tư tư nhân vào các nguồn điện linh hoạt cho thấy rõ sức mạnh điều tiết của cơ chế thị trường. Khi tín hiệu giá rõ ràng, vốn tư nhân sẽ phản ứng nhanh, góp phần đảm bảo cân bằng cung cầu và giảm thiểu rủi ro chi phí cho người tiêu dùng.”
Nguyệt Hà (Theo Utility Dive)
Share