Nhật Bản bắt buộc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời

16:02, 11/09/2024

Vào thời điểm của những năm 2030, một lượng lớn tấm pin năng lượng mặt trời tại Nhật Bản sẽ hết hạn và cần phải loại bỏ.

Một trong những vấn đề trên báo chí Nhật Bản đáng chú ý tuần qua đó là vào thời điểm của những năm 2030, một lượng lớn tấm pin năng lượng mặt trời tại Nhật Bản sẽ hết hạn và cần phải loại bỏ.

Trước tình hình này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định bắt buộc phải tái chế các tấm pin mặt trời này. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm tái chế và luật hóa sẽ như thế nào?

Để kịp trình dự luật về bắt buộc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời trong kỳ họp Quốc hội vào năm sau, ngay trong tháng 9 này, Bộ Kinh tế Công nghiệp Thương mại kết hợp với Bộ Môi trường Nhật Bản đã thành lập nhóm chuyên gia để đánh giá phương án tái chế cụ thể, cũng như các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ.

Theo báo Yomiuri, Chính phủ Nhật Bản có ý định hỗ trợ nhằm phổ biến loại "pin mặt trời perovskite" có nguồn gốc từ Nhật Bản, do có nhiều nguyên liệu thô có ngay trong nước, nên hạn chế phụ thuộc nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo được an ninh kinh tế. Hiện tại, việc tái chế các tấm pin mặt trời là không bắt buộc và hầu hết chúng đều được xử lý tại các bãi chôn lấp sau khi được loại bỏ. Các tấm pin mặt trời silicon thông thường sử dụng chì và một số loại còn chứa các chất độc hại như cadmium.

Báo Nikkei cho rằng, trách nhiệm chi phí tái chế tấm pin năng lượng mặt trời có thể giống với quy định tái chế ô tô hiện nay, tức là trách nhiệm chi phí tái chế sẽ chia sẻ giữa chủ sở hữu và nhà sản xuất, mỗi bên chịu một phần.

Nếu số lượng tấm pin năng lượng mặt trời cần tái chế tăng lên đáng kể thì có nguy cơ không đủ cơ sở để xử lý và Chính phủ phải đầu tư tăng số lượng cơ sở tiếp nhận tái chế. Cùng với đó là tiến hành nghiên cứu công nghệ tái chế nhằm giảm chi phí.

Theo báo Sankei, Bộ Môi trường Nhật Bản sẽ phân bổ 10 tỷ yên (70 triệu USD) trong năm tài khóa năm tới, bắt đầu từ tháng 4/2025 để thúc đẩy nỗ lực khử cacbon và kinh tế tuần hoàn. Đối với việc phải bắt buộc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời, Bộ này cần 400 triệu yên vào năm sau để thiết lập một hệ thống quy định bắt buộc tái chế.

Ngoài ra, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cũng sẽ phân bổ 2,5 tỷ yên cho các dự án hợp tác giữa bộ ngành - chính phủ và học viện nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm các lĩnh vực tái chế mới.

Các nhà chuyên môn của Nhật Bản đang tập trung xem xét những loại tấm pin năng lượng mặt trời nào dễ dàng tái chế, để khuyến khích người dân và doanh nghiệp nước này sử dụng. Đối với những loại tấm pin năng lượng mặt trời khó tái chế, chứa nhiều chất độc hại hoặc có thành phần cấu tạo không rõ ràng, các cơ quan chức năng nước này sẽ xem xét, hạn chế nhập khẩu cũng như nâng mức thuế để phục vụ cho việc tái chế.

Link gốc


Theo vtv.vn

Share

GCL International và AES Việt Nam mong muốn hợp tác với EVN về phát triển năng lượng tái tạo

GCL International và AES Việt Nam mong muốn hợp tác với EVN về phát triển năng lượng tái tạo

Ngày 21/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – ông Đặng Hoàng An đã làm việc với đại diện Tập đoàn GCL International và AES Việt Nam tới trao đổi về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.


Thành viên Hội đồng thành viên EVN Võ Hồng Lĩnh kiểm tra thi công các gói thầu số 1,2,3 đường dây Lào Cai – Vĩnh Yên

Thành viên Hội đồng thành viên EVN Võ Hồng Lĩnh kiểm tra thi công các gói thầu số 1,2,3 đường dây Lào Cai – Vĩnh Yên

Trong các ngày 20 - 21/5, ông Võ Hồng Lĩnh – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc EVN, cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công trường thi công các gói thầu số 1, 2, 3 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Một số hình ảnh của đoàn công tác do evn.com.vn thực hiện.


Thành viên Hội đồng thành viên EVN Võ Hồng Lĩnh kiểm tra thi công các gói thầu số 1,2,3 đường dây Lào Cai – Vĩnh Yên

Thành viên Hội đồng thành viên EVN Võ Hồng Lĩnh kiểm tra thi công các gói thầu số 1,2,3 đường dây Lào Cai – Vĩnh Yên

Trong các ngày 20 - 21/5, ông Võ Hồng Lĩnh – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc EVN, cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công trường thi công các gói thầu số 1, 2, 3 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Một số hình ảnh của đoàn công tác do evn.com.vn thực hiện.


Khởi công nhà tình nghĩa, tặng quà hỗ trợ người dân vùng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Khởi công nhà tình nghĩa, tặng quà hỗ trợ người dân vùng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tiếp nối chương trình an sinh xã hội Thắp sáng ước mơ, sáng ngày 21/5, Đoàn Thanh niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ trì tổ chức khởi công nhà tình nghĩa tại xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - nơi dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đi qua.


Bộ Công Thương tổ chức họp trực tuyến về tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ Công Thương tổ chức họp trực tuyến về tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long - Uỷ viên Thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.