Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

11:17, 31/12/2024

Các dự báo cho thấy nhu cầu năng lượng cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 4-5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Điều này cho thấy tính cấp bách trong việc có các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống cho người dân.

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn là khu vực hiện có hàng chục triệu người dân Việt Nam sinh sống và sản xuất ra khối lượng hàng hóa chiếm khoảng 16% GDP. Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phát triển vùng và liên vùng, việc tạo những tiền đề để bảo đảm cho khu vực nông thôn phát triển bền vững cũng như cải thiện sinh kế, cải thiện điều kiện sống cho người dân luôn là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước.

Trong bối cảnh đó việc phát triển năng lượng tái tạo cho khu vực nông thôn được xem như là một giải pháp quan trọng. Các lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn có thể kể đến gồm giảm chi phí năng lượng hàng tháng cho hộ gia đình; cải thiện điều kiện sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng nông thôn; nâng cao an ninh năng lượng và tính độc lập về điện năng.

Song các lợi ích khác cũng rất đáng kể như phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn góp phần thúc đẩy một nền nông nghiệp công nghệ cao giảm phát thải nhà kính, tận dụng các tiềm năng sẵn có, tại chỗ về năng lượng tái tạo đặc biệt là điện sinh khối. Cùng đó tăng cơ hội cho người dân được tiếp cận các mô hình phát triển năng lượng tái tạo, góp phần thay đổi thói quen, văn hóa sử dụng các nguồn năng lượng.

Đưa chính sách tiệm cận thực tiễn

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp quan trọng liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo trên phạm vi cả nước nói riêng và khu vực nông thôn nói riêng. Có thể kể đến như Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, Quyết định 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo nhanh, bền vững càng được củng cố khi Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020, về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đặc biệt một loạt chính sách quan trọng liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo đã được Chính phủ ban hành trong năm 2024 như các Nghị định số 80/2024/NĐ-CP, Nghị định số 115/2024/NĐ-CP và đặc biệt là Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ban hành ngày 22/10/2024.

Theo các chuyên gia, để phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn thực sự hiệu quả cần quan tâm đến các vấn đề.

Một là cần có chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo. Nếu thiếu chính sách hỗ trợ, quá trình chuyển dịch năng lượng sẽ diễn ra rất chậm. Cần sớm nghiên cứu và ban hành Luật năng lượng tái tạo chi tiết hóa, với vai trò chủ đạo cho việc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới. 

Hai là khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng phát triển và mở rộng các mô hình sử dụng năng lượng tái tạo, như đô thị xanh, nông thôn xanh. Nghiên cứu, xây dựng Quỹ phát triển năng lượng tái tạo.

Ba là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển thị trường năng lượng tái tạo; nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là nghiên cứu áp dụng mô hình quy hoạch năng lượng địa phương. Đây là phương pháp quy hoạch do cộng đồng địa phương, những người trực tiếp sinh sống trên địa bàn chủ động thực hiện. Quy hoạch năng lượng địa phương chính là việc người dân và chính quyền địa phương cùng nhau xây dựng một kế hoạch năng lượng chung để giải quyết các vấn đề liên quan đến năng lượng trên địa bàn, trong đó có năng lượng tái tạo.

TS. Nguyễn Ngọc Huy- Cố vấn cao cấp về biến đổi khí hậu, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam

Trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, chi phí đầu tư công nghệ vào năng lượng mặt trời ngày càng giảm mạnh, kết hợp phát triển điện mặt trời trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả là giải pháp khả thi giúp Việt Nam không phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ bên ngoài, giảm thiểu xung đột đất đai và giảm được vốn đầu tư công dùng vào xây dựng những nhà máy điện công suất lớn sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.

TS Nguyễn Hữu Xuyên- Viện Chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ

Cần có chính sách khuyến khích ứng dung khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phương pháp canh tác giảm thiểu lượng phát thải nhà kính và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”.

Link gốc


Theo kinhtedothi.vn

Share

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ phát triển đặc khu Cồn Cỏ mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ phát triển đặc khu Cồn Cỏ mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh

Đó là thông tin được Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) Nguyễn Thanh khẳng định trong chương trình làm việc của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang tại đặc khu Cồn Cỏ, ngày 10/7.


Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai và gói thầu số 2 đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai và gói thầu số 2 đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 10/7, ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đi kiểm tra Trạm biến áp (TBA) 500kV Lào Cai và một số vị trí cột trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thuộc gói thầu số 2 của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Đồng thời, trao khen thưởng cho thành tích thi công của nhà thầu thực hiện gói thầu số 2.


Đề cương tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Đề cương tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành công văn số 2537-CV/ĐU ngày 09/7/2025 về việc tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.


Tổng giám đốc EVN tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Séc

Tổng giám đốc EVN tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Séc

Ngày 11/7, tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với đoàn công tác cấp cao của Bộ Công Thương Cộng hòa Séc do Bộ trưởng Lukas Vlcek dẫn đầu, nhằm trao đổi về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.


Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Đề án "Tuyên truyền về chủ trương và nhiệm vụ phát triển điện hạt nhân" làm việc với EVN

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Đề án "Tuyên truyền về chủ trương và nhiệm vụ phát triển điện hạt nhân" làm việc với EVN

Sáng 11/7, tại Hà Nội, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Đề án "Tuyên truyền về chủ trương và nhiệm vụ phát triển điện hạt nhân" do đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).