Thuỵ Điển: Lắp turbine điện gió bằng gỗ cao nhất thế giới

11:12, 08/01/2024

Modvion, công ty khởi nghiệp Thụy Điển xây dựng tháp turbine gỗ cao nhất thế giới, sử dụng gỗ để khai thác năng lượng gió có tiềm năng lớn trong tương lai.

Công ty thiết kế và xây dựng công nghiệp Modvion của Thụy Điển mới đây thông báo đã hoàn thành quá trình lắp đặt một turbine điện gió bằng gỗ có chiều cao 150m, cao nhất thế giới trong số các cột phong điện bằng gỗ đã được ghi nhận.

Turbine hoàn toàn mới của công ty Modvion được lắp đặt gần Gothenburg và cao 150m tính từ chân tháp đến mũi cánh quạt cao nhất. Máy phát điện 2 megawatt nằm ở đỉnh tháp turbine bắt đầu cung cấp điện cho lưới điện của Thụy Điển, đủ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 400 hộ gia đình. Otto Lundman, giám đốc điều hành công ty, hy vọng có thể tăng độ cao của turbine gỗ hơn nữa.

Ở chân trời gần dự án của Modvion, vài turbine hình dáng tương tự đang quay. Thay vì gỗ, vật liệu chủ yếu của chúng là thép, giống như hầu hết tháp turbine trên thế giới. Cứng và bền, thép cho phép xây dựng những turbine khổng lồ và trang trại điện gió có thể đặt trên đất liền và ngoài khơi. Nhưng thép vẫn có mặt hạn chế, đặc biệt đối với dự án trên mặt đất.

Turbine gỗ của Modvion có công suất 2 megawatt. Ảnh: Modvion

Do nhu cầu ngày càng tăng đối với turbine cao hơn, thu thập gió mạnh hơn với máy phát điện lớn hơn, đường kính của tháp hình trụ bằng thép để đỡ cấu trúc cũng cần tăng theo. Với lộ trình nhiều hầm đường bộ, cầu và vòng xoay, nhiều nhà vận hành chia sẻ vận chuyển những khối kim loại đồ sộ tới địa điểm đặt turbine trở thành vấn đề gây đau đầu, đồng thời hạn chế độ cao của các turbine bằng thép.

Nhìn từ bên ngoài, turbine gỗ của Modvion và phiên bản bằng thép hầu như không có sự khác biệt rõ ràng. Cả hai đều có lớp phủ dày màu trắng để bảo vệ, cánh quạt chủ yếu làm từ sợi thủy tinh gắn với máy phát điện, sản xuất điện khi cánh turbine quay. Chỉ khi xem xét từ bên trong tháp turbine, những khác biệt mới trở nên rõ ràng. Thành tháp có lớp phủ bằng gỗ thô. Lundman cho biết lợi thế lớn của mẫu turbine là thông qua dùng gỗ và keo, tháp turbine có thể xây theo module nhỏ dễ vận chuyển hơn. Điều này khiến việc xây dựng tháp turbine cao trở nên dễ dàng hơn và có thể vận chuyển tới địa điểm hiểm trở.

Tuy nhiên, tiến sĩ Maximilian Schnippering, giám đốc bền vững ở Siemens Gamesa, một trong những nhà sản xuất turbine lớn nhất thế giới, nhiều bộ phận hơn đòi hỏi nhiều xe tải, nhân công và thời gian để lắp đặt hơn. Schnippering đánh giá hệ thống module là một lợi thế và tháp turbine bằng gỗ có thể hỗ trợ tháp xây bằng thép. Vật liệu thép có thể dùng cho thiết kế dạng module nhưng việc ghép các bộ phận sẽ làm tăng thêm chi phí và công bảo dưỡng.

Tháp turbine của Modvion dùng khoảng 200 cây gỗ. Tới năm 2027, Modvion đặt ra mục tiêu cung cấp và lắp đặt ít nhất 100 turbine điện gió bằng gỗ mỗi năm và hoàn thành 2000 công trình trong 1 thập kỷ.

Hiện tại kỷ lục chiều cao tuyệt đối của một turbine điện gió vẫn thuộc về môt turbine bằng thép lắp hoàn toàn bằng máy, với chiều cao 252 mét. Tuy nhiên, Modvion khẳng định sẽ liên tục nâng chiều cao các turbine bằng gỗ của mình. Hồi tháng 7 vừa qua, chính công ty này đã cũng đã xác lập kỷ lục thế giới về turbine điện gió bằng gỗ cao nhất, nhưng khi đó công trình của họ mới chỉ đạt mức 105m.

Link gốc


Theo moitruongvadothi.vn

Share

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Điện 3

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Điện 3

Ông Nguyễn Thanh Minh, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật - An toàn, Ban Quản lý dự án Điện 3 (EVNPMB3) được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Điện 3, kể từ ngày 01/7/2025.


Kỹ sư Đỗ Huy Hoàng: 'Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn ngành Điện'

Kỹ sư Đỗ Huy Hoàng: 'Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn ngành Điện'

Đối với kỹ sư Đỗ Huy Hoàng, khoác trên mình bộ trang phục màu cam không phải là công việc mưu sinh đơn thuần. Anh tận tâm, tận tuỵ thực hiện công việc với niềm tự hào, sự sáng tạo và trách nhiệm cao của những người gìn giữ ánh sáng.


Tập trung nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái

Tập trung nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái

Dự án Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái đang được Ban Quản lý dự án Điện 3 cùng các nhà thầu tập trung tối đa nguồn lực, tăng cường nhân sự, thiết bị và tổ chức thi công 3 ca liên tục nhằm bám tiến độ tổng thể, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong quý III và cả năm 2025.


Tập trung nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái

Tập trung nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái

Dự án Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái đang được Ban Quản lý dự án Điện 3 cùng các nhà thầu tập trung tối đa nguồn lực, tăng cường nhân sự, thiết bị và tổ chức thi công 3 ca liên tục nhằm bám tiến độ tổng thể, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong quý III và cả năm 2025.


Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công dự án NMTĐ tích năng Bác Ái

Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công dự án NMTĐ tích năng Bác Ái

Sáng 01/7/2025, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Hồng Phương đã kiểm tra công trường thi công xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) tích năng Bác Ái, tại xã Bác Ái Tây, tỉnh Khánh Hòa (trước là xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận)