Tôi không xứng với thành công
Nghiên cứu tháng 4/2020 trên Thư viện y khoa Mỹ cho thấy hơn 80% con người phải đối mặt với Hội chứng kẻ mạo danh (Imposter syndrome). Đây là trạng thái con người nghi ngờ thành công mình đạt được, phân vân liệu có xứng đáng với điều đó không và nỗi sợ người khác phát hiện mình không giỏi như vậy.
Theo Christina Helena, chuyên gia nói trước công chúng và diễn giả TEDx, những người mắc hội chứng này thường sử dụng các cụm từ như ''Tôi không xứng đáng với thành công này'' hoặc ''Tôi không xứng đáng với điều này".
Helena khuyên hãy tự hỏi bản thân vì sao lại tin mình không xứng đáng với thành công. Nếu do mục tiêu của bạn không phù hợp với kế hoạch thành công của người khác, hãy thừa nhận cảm giác đó và để nó đi qua.
Khi xác định được thái độ đó đến từ đâu, nó sẽ ít có quyền lực chi phối bạn hơn. "Thành công với mỗi người có vẻ khác nhau. Bạn phải quyết định xem mình có xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống hay không và bạn nỗ lực để đạt được điều gì'', Helena nói.
Tôi không giỏi bằng họ
Trong một thế giới mọi người liên tục đăng tải những khoảnh khắc tinh hoa lên mạng xã hội mà tránh nói về khó khăn và thất bại, bạn tin họ giỏi hơn mình
Bạn thấy mình không bao giờ so sánh được với người mà bạn ngưỡng mộ và tự nhủ ''Tôi không giỏi bằng họ" hoặc ''Tôi sẽ không bao giờ có được cuộc sống như họ''.
Thay vì tập trung vào thực tế bạn không xinh đẹp, hài hước hay sáng tạo như người khác, hãy hướng đến những giá trị bạn có thể mang lại, Emma Seppälä, giảng viên đại học Yale, nói.
Có thể những câu chuyện cười của bạn đôi khi không hấp dẫn, nhưng bạn là người ấm áp và mọi người thấy thoải mái khi bên bạn. Bạn có thể không nói được năm thứ tiếng, nhưng kỹ năng bảng tính Excel của bạn là vô song.
Nếu bạn cần trợ giúp để tìm ra những điều đáng ngưỡng mộ ở bản thân, hãy nhờ người xung quanh chia sẻ xem họ đánh giá cao nhất điều gì ở bạn. ''Nó sẽ tăng cường khả năng phục hồi sự tự tin, giúp bạn hiểu điểm mạnh và điều gì ở bản thân khiến người khác coi trọng'', Seppälä khuyên.
Tôi không thay đổi, đây chính là tôi
Theo nhà tâm lý học Cortney Warren (nguyên PGS tâm lý đại học Nevada, Las Vegas (UNLV)), nếu bạn liên tục nói với bản thân "Tôi sẽ không thay đổi" hoặc "Đây chính là con người tôi" thì bạn đang hạn chế khả năng học hỏi của bản thân.
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường cứng nhắc hơn và sẽ chống lại những nỗ lực thay đổi hoặc phát triển. "Niềm tin mạnh mẽ là quan trọng, nhưng việc cởi mở với những khả năng mới cũng vậy", cô nói.
Link gốc