Việc thực hiện Chương trình quốc gia DSM nhằm đảm bảo ổn định cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nâng cao hiệu quả kinh tế chung của hệ thống điện gắn với phát triển bền vững ngành năng lượng. Qua đó, giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện tỉnh Bình Phước, góp phần giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải, giảm đầu tư trong xây dựng mới, mở rộng nguồn cung cấp điện tại chỗ, góp phần khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng và phát triển bền vững.
Xây dựng các chương trình và giải pháp phù hợp để hỗ trợ thực hiện Chương trình quốc gia về DSM - Ảnh: Thành Trung. |
Thực hiện Chương trình quốc gia DSM cũng nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng điện trong việc quản lý nhu cầu điện và sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, từng bước mở rộng khách hàng sử dụng điện sinh hoạt tham gia Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 và Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Chương trình DR).
Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai xây dựng các chương trình và giải pháp phù hợp để hỗ trợ thực hiện Chương trình quốc gia DSM và Chương trình DR cho ngành Điện, khách hàng sử dụng điện; đưa mục tiêu của Chương trình quốc gia DSM vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước. Bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện các nội dung Chương trình quốc gia DSM và kế hoạch sử dụng năng lượng, tiết kiệm và hiệu quả; kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý nhu cầu điện, sử dụng điện hiệu quả.
Nội dung chi tiết Kế hoạch số 283/KH-UBND xem tại đây.