Châu Âu tăng tốc trong cuộc đua năng lượng xanh

11:21, 08/02/2023

Ủy ban châu Âu EC vừa công bố kế hoạch đầy tham vọng trong cuộc đua năng lượng xanh. Trong đó, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong khối có thể cạnh tranh công bằng với Mỹ trở thành trung tâm sản xuất xe điện và các sản phẩm xanh khác, đồng thời giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Đây được coi là một phần trong nỗ lực của EU để đối phó với các chương trình trợ cấp nhà nước mà Trung Quốc và Mỹ đang áp dụng với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, hiện 27 nước thành viên vẫn chưa thể thống nhất kế hoạch công nghiệp xanh này.

Kế hoạch công nghiệp xanh của châu Âu bao gồm 4 nội dung chính:

Tăng tốc cấp phép

Thứ nhất là tăng tốc cấp phép.EC dự kiến sẽ ban hành "Đạo luật Công nghiệp không phát thải ròng" (Net-Zero Industry Act) tăng tốc cấp phép cho các nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghệ quan trọng đối với mục tiêu môi trường của khối. Bao gồm thu hồi và lưu trữ carbon, năng lượng tái tạo, sản xuất hydro và pin tái tạo.

Bổ sung trợ cấp

EC đề xuất nới lỏng các quy tắc trợ cấp từ nay đến cuối năm 2025, cho phép các nước thành viên hỗ trợ đầu tư vào năng lượng tái tạo hoặc công nghiệp khử cacbon.

Các quỹ hiện có của EU có thể cung cấp các khoản trợ cấp khoảng 250 tỷ Euro. Về lâu dài, Ủy ban sẽ đề xuất thành lập Quỹ chủ quyền châu Âu để đầu tư vào các công nghệ tiềm năng.

Nâng cao kỹ năng

EC đang làm việc với các nước thành viên EU để đặt ra các tiêu chuẩn về kỹ năng và thúc đẩy thị trường việc làm, đồng thời tăng cường công nhận bằng cấp trên toàn khối và từ các nước thứ ba liên quan đến công nghiệp xanh.

Thúc đẩy thương mại

EC sẽ đẩy nhanh ký kết các thỏa thuận thương mại để nhanh chóng đảm bảo các nguồn cung cần thiết về nguyên liệu thô quan trọng trong ngành công nghiệp xanh.

Bà Ursula Von Derleyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhận định: "Ủy ban châu Âu đang xem xét việc phân bổ lại các khoản tài trợ bổ sung trong kế hoạch RePowerEU (nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của EU vào nhiên liệu hóa thạch của Nga). Sẽ có khoảng 250 tỷ Euro được tài trợ cho các ngành công nghiệp không phát thải ròng Net Zero. Chúng tôi cũng đang làm việc để ký kết các thỏa thuận thương mại tại thời điểm này với Mexico, Chile, New Zealand và Australia… nhằm thiết lập chuỗi cung ứng, tạo việc làm và giúp ngành công nghiệp xanh phát triển các sản phẩm mới.

Trước đó cuộc đua công nghệ xanh đã được Mỹ và Trung Quốc tăng tốc.

Tháng 8/2022, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua Ðạo luật Giảm lạm phát (IRA) - kế hoạch chi tiêu trị giá 430 tỷ USD bao gồm các khoản giảm thuế lớn cho xe điện và năng lượng sạch. Mỹ đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2050.

Về phần mình, Trung Quốc đang thực hiện 3 chiến lược tiến tới mục tiêu xanh gồm giảm tỉ trọng công nghiệp nặng và các ngành tạo ra nhiều khí CO2. Thay thế các nguồn năng lượng sạch. Và cuối cùng là khuyến khích các cải tiến kĩ thuật để chuyển đổi sang các công nghệ hiệu quả về năng lượng.

Có thể thấy xu hướng chuyển đổi năng lượng nhằm mục tiêu "xanh hóa" nền kinh tế và phát triển bền vững trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ đang được các quốc gia đẩy mạnh thực hiện. Nhưng tôi được biết, các nước thành viên EU vẫn bất đồng quan điểm về kế hoạch công nghiệp xanh được công bố.

Ngoài Đức, quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với đề xuất của EC, có không ít quốc gia thành viên như Italy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan… bày tỏ phản đối kế hoạch, nhất là việc nới lỏng các quy định trợ cấp nhà nước bởi điều này không đảm bảo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp của các nước thành viên, khi mà Pháp và Đức có thể chi nhiều tiền trợ cấp cho doanh nghiệp của mình.

Hiện mọi sự chú ý sẽ đổ về Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong hai ngày (9-10/2) tới nơi các nhà lãnh đạo sẽ xem xét kế hoạch công nghiệp xanh này. Những dự báo quá trình thảo luận sẽ không dễ dàng.

Link gốc


Theo vtv.vn

Share

EVNHANOI có 2 sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024

EVNHANOI có 2 sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024

Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức sáng 15/1 tại Hà Nội. Trong khuôn khổ diễn đàn, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) có 2 sản phẩm được trao giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024".


Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025

Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 14/01/2025, Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam có văn bản số 2174-CV/ĐU về việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025.


Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 16h ngày 14/1

Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 16h ngày 14/1

Đến 16h ngày 14/1, theo báo cáo nhanh của Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025, tổng diện tích có nước là 119.178 ha/488.615 ha, đạt 24,4%.


EVNPMB3: Phấn đấu khởi công Nhà máy Thuỷ điện Trị An mở rộng trong Quý I/2025

EVNPMB3: Phấn đấu khởi công Nhà máy Thuỷ điện Trị An mở rộng trong Quý I/2025

Đây là một trong những nhiệm vụ được Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - ông Nguyễn Tài Anh giao cho Ban Quản lý dự án Điện 3 (EVNPMB3) tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của EVNPMB3. Hội nghị được tổ chức ngày 14/1 tại TP.HCM.


EVNCTI nâng cao chất lượng dịch vụ, vận hành Tòa nhà EVN hiệu quả

EVNCTI nâng cao chất lượng dịch vụ, vận hành Tòa nhà EVN hiệu quả

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN (EVNCTI) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.