Hà Giang: Cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho dự án 110kV giải tỏa công suất nguồn thủy điện nhỏ

14:57, 08/07/2022

Dự án Xuất tuyến 110kV sau Trạm biến áp 220kV Bắc Quang (Hà Giang) do Tổng công ty Điện lực miền Bắc triển khai, nhằm đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang, giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện tại tỉnh này và các vùng lân cận. Tuy nhiên, tiến độ triển khai dự án đã chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch do còn vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và chưa thống nhất được lịch cắt điện để thi công.

Dự án Xuất tuyến 110kV sau TBA 220kV Bắc Quang có quy mô xây dựng mới và cải tạo tuyến đường dây 110kV với tổng chiều dài hơn 42,8km, qua địa phận 2 huyện Bắc Quang và Quang Bình của tỉnh Hà Giang.

Dự án này khởi công vào ngày 30/7/2021 và dự kiến đóng điện vào ngày 31/3/2022, đồng bộ với dự án TBA 220kV Bắc Quang (do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia triển khai).

Đoàn công tác EVNNPC kiểm tra hiện trường thi công Dự án Xuất tuyến 110kV sau TBA 220kV Bắc Quang, ngày 7/7

Báo cáo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), đến nay, dự án Xuất tuyến 110kV sau TBA 220kV Bắc Quang đã thực hiện được khối lượng lớn các hạng mục, nhưng còn 9/39 khoảng néo ở khu vực huyện Bắc Quang vẫn chưa có mặt bằng để thi công, do các hộ dân chưa đồng thuận với phương án đền bù được duyệt. Bên cạnh đó, chưa thống nhất được lịch cắt điện với Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Bạc để phục vụ thi công các vị trí 183A, 76A. 

Theo ông Lê Minh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, việc đóng điện xuất tuyến 110kV sau TBA 220kV Bắc Quang sớm ngày nào sẽ bảo đảm lợi ích chung của tỉnh Hà Giang và các chủ đầu tư nhà máy thủy điện. Theo kế hoạch điều chỉnh, dự án cần đóng điện trong tháng 8/2022. Chính vì vậy, tỉnh Hà Giang cần phải quyết liệt hơn nữa để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đảm bảo lợi ích giữa các bên.

Tại buổi làm việc với EVNNPC vào ngày 7/7 để tháo gỡ các vướng mắc cho dự án, ông Đỗ Xuân Phúc - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang khẳng định, Sở Công Thương Hà Giang sẽ thực hiện trách nhiệm cao nhất của cơ quan quản lý ngành về Điện lực trên địa bàn tỉnh, để thống nhất cùng ngành Điện, UBND huyện Bắc Quang và Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Bạc có giải pháp tối ưu, đáp ứng tiến độ đóng điện dự án vào tháng 8 tới đây.

Về phía Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Bạc, ông Đỗ Văn Bình - Giám đốc công ty cũng thống nhất về việc cắt điện phục vụ đấu nối công trình. Tuy nhiên, để hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, ông Bình đề nghị giảm thiểu tối đa thời gian ngừng phát điện của nhà máy. 

Theo EVNNPC, khi các khó khăn được tháo gỡ, EVNNPC sẽ tập trung nguồn lực để đưa dự án vào vận hành theo tiến độ Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu.


Nguyễn Thủy

Share

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thí điểm giải thể 18 Điện lực quận/huyện, thành lập 18 Đội Quản lý điện trực thuộc 18 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố (trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Đồng Nai).


Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi năng lượng. Hệ thống truyền tải già cỗi, thiếu khả năng lưu trữ và độ linh hoạt vận hành thấp đang làm gia tăng nguy cơ mất điện trên diện rộng – như sự cố nghiêm trọng vừa qua tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).