Page 29 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 29

dịch tế học và để xét chỉ định tiêm vắc xin cho các đối tượng người lớn sau tuổi
                     40.
                     b) Virus viêm gan B (HBV)

                            - Xét nghiệm HBsAg

                            + Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính: bệnh nhân không bị mắc viêm
                     gan B. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị phơi nhiễm viêm gan B hoặc có nguy cơ bị
                     phơi nhiễm cao thì cần làm thêm xét nghiệm Anti-HBc để biết chính xác.

                            + Nếu kết quả HBsAg dương tính chứng tỏ cơ thể người bệnh đã bị viêm
                     gan B, cần làm thêm các xét nghiệm cụ thể chuyên sâu hơn để đánh giá mức độ
                     bệnh và giai đoạn nhiễm.

                            - Xét nghiệm Anti-HBs

                            Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vaccine nếu có kháng thể
                     Anti-HBs là đã có miễn dịch. Nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được coi là có tác
                     dụng bảo vệ.

                            - Xét nghiệm HBeAg
                            HBeAg dương tính là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt động. HBeAg

                     âm tính có 2 khả năng: virus không hoạt động hoặc virus đột biến. Để khẳng định
                     virus đột biến cần xét nghiệm HBV-DNA và HBV genotyping.

                            - Xét nghiệm Anti-HBe
                            Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch
                     một phần. Xét nghiệm Anti-HBe âm tính chứng tỏ cơ thể chưa có miễn dịch với

                     virus viêm gan B.
                            - Xét nghiệm Anti-HBc

                            Anti-HBc IgM là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM. Kháng thể
                     này xuất hiện trong giai đoạn viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn
                     tính.

                     c) Virus viêm gan C (HCV):

                            + Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HCV là xét nghiệm đầu tiên nhằm xác
                     định sự tồn tại của kháng thể kháng virus trong cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm
                     dương tính có nghĩa là cơ thể có nguy cơ cao bị nhiễm virus và cần làm thêm các
                     xét nghiệm khác để chắc chắn. Hoặc nếu kết quả âm tính nhưng nghi ngờ bản thân
                     có nguy cơ bị lây nhiễm cao trong vòng 6 tháng trở lại thì nên làm xét nghiệm này

                     lần 2 để chắc chắn hơn.
                            Nếu xét nghiệm tìm kháng thể kháng HCV dương tính, cần làm thêm xét

                     nghiem HCV – ARN.
                            + HCV – ARN (đo tải lượng HCV): xét nghiệm dùng để đo số lượng ARN
                     virus (vật liệu di truyền của virus viêm gan) trong máu hay còn gọi là xác định tải

                                                                 11
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34