Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì phiên họp lần 1 Ban Soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

10:43, 12/02/2025

Chiều ngày 10/2/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì phiên họp lần 01 Ban Soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật SDNL TK&HQ).

Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Soạn thảo đến từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...; các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội; các Tập đoàn, Tổng công ty.

Trước đó, ngày 17/12/2024 Chính phủ đã có Nghị quyết số 240/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024 bao gồm kết luận về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật SDNL TK&HQ). Theo đó, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để thể chế hóa các chủ trương của Đảng về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Dien chủ trì phiên họp lần 1 Ban Soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Trên cơ sở các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã thực hiện tổng kết, đánh giá quy định hiện hành; thành lập Ban soạn thảo (gồm 29 thành viên) và Tổ biên tập Luật (gồm 38 thành viên); tổ chức xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật.

Luật SDNL TK&HQ (Luật số 50/2010/QH12) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Luật đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật về SDNL TK&HQ ở nước ta. Luật số 50/2010/QH12 đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước coi SDNL TK&HQ là chính sách được ưu tiên hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế gắn với an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, sau hơn 15 năm triển khai thi hành, đến nay đã bộc lộ bất cập cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung một số nội dung được quy định tại Luật và các luật liên quan để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp để ứng phó với các thách thức mới, đặc biệt là các thách thức ở quy mô toàn cầu.

Tại phiên họp, Tổ biên tập đã báo cáo về các nội dung: (1) Kế hoạch triển khai Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật; (2) Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban soạn thảo; (3) Các định hướng chính liên quan đến sửa đổi Luật; (4) Dự thảo Luật và Tờ trình Chính phủ. Sau khi nghe các báo cáo và xem xét Dự thảo Luật, 11 ý kiến của các Tập đoàn, Bộ ngành đã được trao đổi tại cuộc họp. Các ý kiến đóng góp, đề xuất, kiến nghị chủ yếu tập trung các nội dung bao gồm: Cần tăng cường biện pháp bắt buộc đối với các quy định của Luật thay vì khuyến khích như Luật hiện hành, đồng thời khuyến khích chuyển đổi công nghệ, thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng thông qua các cơ chế ưu đãi cụ thể như ưu đãi về thuế, đất đai. Đặc biệt, với các loại hình doanh nghiệp đặc thù thuộc các lĩnh vực như vận tải, nông nghiệp Luật cần nghiên cứu, rà soát kỹ để đem lại hiệu quả áp dụng cao... Bộ Công Thương tiếp thu và sẽ nghiên cứu các ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo đúng quy trình.

Ông Võ Quang Lâm, Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật SDNL TK&HQ

Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SDNL TK&HQ hiện hành là hết sức cần thiết, nhằm tiếp tục quán triệt, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước giải quyết được các vấn đề của thực tiễn trong nước đặt ra, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, đồng thời tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ vướng mắc, rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tăng cường các cơ chế khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Sau khi nghe báo cáo của Tổ biên tập, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các thành viên Ban soạn thảo, đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SDNL TK&HQ là cần thiết để thể chế hóa các chủ trương của Đảng về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SDNL TK&HQ được xây dựng nhằm giải quyết được các vấn đề của thực tiễn trong nước đặt ra, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ vướng mắc, rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tăng cường các cơ chế khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật SDNL TK&HQ sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Ban soạn thảo thống nhất với Kế hoạch triển khai Dự án Luật do Tổ biên tập đề xuất đồng thời cơ bản thống nhất với nội dung Dự thảo 01 của Luật và Tờ trình Chính phủ. Đề nghị Tổ biên tập tiếp tục tiếp thu các ý kiến của các thành viên và các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện Dự thảo Luật và Tờ trình Chính phủ để trình Bộ Công Thương tiến hành lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan trước ngày 12 tháng 02 năm 2025.

Đề nghị Tổ biên tập tiếp tục tiếp thu các ý kiến của các thành viên và các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện Dự thảo Luật và Tờ trình Chính phủ với yêu cầu sau:

+ Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

+ Tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật có liên quan về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành và các phát sinh trên thực tiễn với mục tiêu lớn nhất là đáp ứng yêu cầu về năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng;

+ Việc xây dựng dự thảo luật được thực hiện theo tinh thần chỉ quy định các vấn đề khung, ngắn gọn, đi thẳng vào các chính sách, nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính và phân cấp tối đa để các địa phương, doanh nghiệp chủ động thực hiện.

Quan điểm xây dựng dự án Luật 

- Thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế gắn với an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; địa phương, doanh nghiệp...

- Khuyến khích phát triển những ngành nghề tiêu thụ ít năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, tạo ra giá trị gia tăng cao. Có chính sách kiểm soát đối với những ngành có cường độ sử dụng năng lượng cao, tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên.

- Kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động này.

Link gốc 


Theo tietkiemnangluong.com.vn

Share

Cập nhật tình hình lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 13/2

Cập nhật tình hình lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 13/2

Đến 15h ngày 13/2/2025, tổng diện tích gieo cấy có nước là 470.443 ha/488.615 ha, đạt 96,3% (tăng 1% so với ngày trước đó), gồm: Thái Bình 100%, Nam Định 100%, Hà Nam 100%, Hưng Yên 99,5%, Phú Thọ 99%, Ninh Bình 99%, Bắc Ninh 97%, Hải Phòng 97%, Hải Dương 93%, Vĩnh Phúc 91%, Hà Nội 88%.


EVN có 2 đảng viên là công nhân lao động được Tổng Liên đoàn Lao động biểu dương

EVN có 2 đảng viên là công nhân lao động được Tổng Liên đoàn Lao động biểu dương

Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I, năm 2025, sẽ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 2 đảng viên được biểu dương.


EVN có 2 đảng viên là công nhân lao động được Tổng Liên đoàn Lao động biểu dương

EVN có 2 đảng viên là công nhân lao động được Tổng Liên đoàn Lao động biểu dương

Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I, năm 2025, sẽ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 2 đảng viên được biểu dương.


Lễ ký kết hợp đồng gói thầu thi công xây lắp công trình Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái giai đoạn 2 đợt 1

Lễ ký kết hợp đồng gói thầu thi công xây lắp công trình Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái giai đoạn 2 đợt 1

Ngày 13/02/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý dự án Điện 3 và Liên danh Nhà thầu: Tổng công ty xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Sông Đà, Công ty CP LILAMA 10, Công ty CP SCI E&C, Công ty CP Xây dựng 47, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Gói thầu 02XL-BA “Thi công xây lắp công trình Nhà máy thủy điện Tích năng Bác Ái – giai đoạn 2, đợt 1 thuộc Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái – tỉnh Ninh Thuận”.