Brazil hướng tới mục tiêu là nước sản xuất điện mặt trời top 5 thế giới, dẫn đầu khu vực Châu Mỹ Latinh

15:13, 01/03/2024

Châu Mỹ Latinh đang trên đà bước vào giai đoạn phát triển quan trọng nhất đối với lĩnh vực sản xuất điện mặt trời, có thể giúp khu vực này vượt qua Nam Á và Bắc Mỹ để trở thành trung tâm sản xuất điện mặt trời lớn thứ hai thế giới sau Đông Á.

Nhận định trên được tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor - GEM) đưa ra theo số liệu mới nhất tính đến hết năm 2023. Khu vực Châu Mỹ Latinh dự kiến sẽ đạt công suất 176.172 MW điện mặt trời từ các các dự án xây dựng được phê duyệt và ký kết mới, tăng gấp 5 lần công suất hiện tại và chỉ đứng sau con số 246.011 MW trong cùng hạng mục phát triển của khu vực Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan).

Brazil hiện nắm giữ gần 1/3 (khoảng 27%) tổng công suất điện mặt trời từ các cơ sở sản xuất đang vận hành hoặc đang được xây dựng ở Mỹ Latinh và sẽ chiếm 65% công suất dự kiến trong tương lai sau khi các công trình xây dựng mới chính thức đi vào hoạt động, xứ sở samba cũng là trung tâm quan trọng nhất trong lộ trình phát triển điện mặt trời của khu vực Mỹ Latinh trong những năm tới.

Nếu so sánh ở cấp độ quốc gia, Brazil dự kiến đạt công suất 113.147 MW, chỉ đứng sau Trung Quốc (241.744 MW) về tổng công suất điện mặt trời từ các dự án xây dựng mới. Theo Hiệp hội điện mặt trời Brazil (Absolar Brazil), nước này sẽ có khoảng 35 gigawatt (GW) điện được sản xuất và có thể tăng lên 68 GW trong vòng 5 năm tới, đưa Brazil trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ năm trên thế giới.

Công  nhân đang làm sạch các tấm pin quang điện tại Khu bảo tồn Phát triển bền vững bang Amazonas, Brazil

Tốc độ tăng trưởng đó phụ thuộc vào việc đảm bảo hoàn thành tiến độ lắp đặt các dự án xây dựng trang trại điện mặt trời mới đã được ký kết, tốc độ kết nối nhanh chóng với lưới điện quốc gia song hành cũng việc thực hiện thành công các chương trình định giá điện mới để khuyến khích các nhà đầu tư và sản xuất điện mặt trời.

Từ đầu năm 2024, chính phủ Brazil đã bãi bỏ trợ cấp nhập khẩu đối với các tấm pin quang điện lắp ráp và từ tháng 03/2024 sẽ thu hồi hơn 300 khoản giảm thuế tạm thời đối với các tấm quang điện nhập khẩu, chủ yếu đến từ Trung Quốc.

Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm và linh kiện được sản xuất tại Brazil, bảo vệ việc làm nội địa và thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành sản xuất gắn liền với phát triển năng lượng sạch nói chung của quốc gia. Các biện pháp này có thể giúp kích hoạt làn sóng chi tiêu mới trong lĩnh vực sản xuất quốc nội, với các khoản đầu tư mới chỉ riêng vào lĩnh vực sản xuất tấm quang điện dự kiến ​​sẽ vượt quá 8 tỷ USD vào năm 2024, theo Absolar.

Có thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, ngoài các yêu cầu về việc đảm bảo tiến độ gấp rút, các nhà sản xuất điện mặt trời tại Brazil sẽ phải đối phó với việc kiểm soát giá nguyên vật liệu tại chỗ được dự báo sẽ tăng lên do hiện tại các nhà sản xuất tấm quang điện trong nước bị đánh giá là chưa thể theo kịp Trung Quốc về kinh nghiệm cũng như năng lực sản xuất, ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cao ở đất nước đông dân nhất châu Mỹ Latinh (hiện ở mức gần 5%) cũng khiến các chi phí xây dựng có nguy cơ tăng mạnh.

Trước khi các dự án điện mặt trời mới được hoàn thành và đi vào hoạt động, tình trạng mất điện thường xuyên tại Brazil sẽ vẫn là thách thức do nhu cầu sử dụng điện tăng vượt quá tốc độ của các nguồn cung cấp hiện có, sự phụ thuộc vào thủy điện để cung cấp phụ tải trong khi tình trạng hạn hán do thời tiết khắc nghiệt tiếp tục được dự báo sẽ còn mạnh mẽ hơn trong năm 2024.

GEM nhận định ngành điện mặt trời tại Brazil đang thực hiện một "cú nhảy nhiều rủi ro" nhưng hứa hẹn mang lại bước đột phá rất lớn nếu thành công. Các nhà sản xuất điện mặt trời và các công ty năng lượng của Brazil nếu hoàn thành được mục tiêu tăng sản lượng, tăng năng lực sản xuất và khả năng cung ứng các linh kiện chất lượng cao sản xuất từ nội địa thì các nước lân cận cũng sẽ gặt hái được thành quả chung khi có một trung tâm sản xuất, cung ứng linh kiện, dịch vụ xây dựng về điện mặt trời ngay tại khu vực, đảm bảo thuận lợi cho mọi mục tiêu thúc đẩy tham vọng năng lượng sạch của toàn châu Mỹ Latinh.


Minh Thanh (Theo Reuters)

Share

GCL International và AES Việt Nam mong muốn hợp tác với EVN về phát triển năng lượng tái tạo

GCL International và AES Việt Nam mong muốn hợp tác với EVN về phát triển năng lượng tái tạo

Ngày 21/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – ông Đặng Hoàng An đã làm việc với đại diện Tập đoàn GCL International và AES Việt Nam tới trao đổi về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.


Thành viên Hội đồng thành viên EVN Võ Hồng Lĩnh kiểm tra thi công các gói thầu số 1,2,3 đường dây Lào Cai – Vĩnh Yên

Thành viên Hội đồng thành viên EVN Võ Hồng Lĩnh kiểm tra thi công các gói thầu số 1,2,3 đường dây Lào Cai – Vĩnh Yên

Trong các ngày 20 - 21/5, ông Võ Hồng Lĩnh – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc EVN, cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công trường thi công các gói thầu số 1, 2, 3 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Một số hình ảnh của đoàn công tác do evn.com.vn thực hiện.


Bộ Công Thương tổ chức họp trực tuyến về tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ Công Thương tổ chức họp trực tuyến về tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long - Uỷ viên Thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.



Khởi công nhà tình nghĩa, tặng quà hỗ trợ người dân vùng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Khởi công nhà tình nghĩa, tặng quà hỗ trợ người dân vùng dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tiếp nối chương trình an sinh xã hội Thắp sáng ước mơ, sáng ngày 21/5, Đoàn Thanh niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ trì tổ chức khởi công nhà tình nghĩa tại xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - nơi dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đi qua.