Cúm mùa và các biện pháp phòng chống

06:00, 12/02/2025

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Có 4 chủng vi rút cúm mùa gồm: A, B, C và D, trong đó vi rút cúm A và B là 2 chủng vi rút chính ở người có thể gây ra các đợt dịch cúm mùa, cũng như các trường hợp tản phát và đợt bùng phát ngoài mùa cúm.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm mùa?

Thời gian ủ bệnh dao động từ 1 đến 4 ngày (trung bình là 2 ngày). Bệnh cúm mùa đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng như sốt, ho, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng và chảy nước mũi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào mắc cúm đều có đầy đủ các triệu chứng của bệnh, ước tính có khoảng 75% các ca nhiễm cúm không có triệu chứng điển hình. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường hồi phục sau một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh như: người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính (như bệnh mạn tính ở tim, phổi, thận, gan hoặc máu), phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi và người có tình trạng ức chế miễn dịch (như HIV/AIDS, đang điều trị hóa chất hoặc Corticosteroid).

Tình hình bệnh Cúm mùa hiện nay?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em mắc bệnh cúm A hoặc B trên toàn cầu. Trong các đợt dịch cúm mùa, ước tính có khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng và 290.000 – 650.000 ca tử vong liên quan đến hô hấp. Tại Việt Nam các vi rút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Theo số liệu của Bộ Y tế, trong năm 2024, cả nước ghi nhận ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Trong đó, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao như: Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (26.345), Nghệ An (17.949), Hà Tĩnh (14.073), Sơn La (10.162).

Tại Hà Nội, hàng năm toàn thành phố ghi nhận từ 7.000-15.000 trường hợp mắc cúm mùa.

Phòng chống bệnh cúm mùa như thế nào?

Trước tình hình bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng gần đây, thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp sốt, nghi nhiễm cúm trên địa bàn, giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.

Để phòng bệnh cúm mùa, khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, sử dụng khẩu trang thường xuyên, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vận động thể lực để nâng cao thể trạng.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
  • Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. 
  • Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc
  • Tiêm vắc xin chủng động phòng bệnh cúm mùa, là biện pháp dự phòng hiệu quả.

Link gốc


Theo hanoicdc.gov.vn

Share

Hỗ trợ người dân di dời nhà cửa, đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV

Hỗ trợ người dân di dời nhà cửa, đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV

Ngày 23/7, Công an xã Lục Yên, tỉnh Lào Cai đã phối hợp hỗ trợ gia đình ông La Tiến Đại trú tại thôn Át Thượng tháo dỡ và di chuyển ra khỏi hành lang an toàn lưới điện, đảm bảo tiến độ thi công đường dây 500kV qua địa bàn xã.


Nhân viên Điện lực vừa 'canh' điện, vừa giúp dân sau lũ

Nhân viên Điện lực vừa 'canh' điện, vừa giúp dân sau lũ

Phương châm “nước rút đến đâu, điện khắc phục đến đó” đã và đang được Công ty Điện lực Nghệ An tổ chức thực hiện, nhằm khôi phục điện sớm nhất cho người dân khu vực Tây Nghệ An sớm ổn định cuộc sống sau ảnh hưởng của bão số 3 (WIPHA). Chùm ảnh evn.com.vn tổng hợp từ đơn vị.


Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2025

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 25/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Nguyệt Ánh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) EVNNPC chủ trì hội nghị.


EVNNPC gắn biển công trình Đường dây và Trạm biến áp 110kV Nam Thành phố, tỉnh Thanh Hóa

EVNNPC gắn biển công trình Đường dây và Trạm biến áp 110kV Nam Thành phố, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 25/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tổ chức lễ gắn biển công trình Đường dây và Trạm biến áp 110kV Nam Thành phố, tỉnh Thanh Hóa. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.


Lãnh đạo EVN làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch

Lãnh đạo EVN làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, về tình hình giải phóng mặt bằng các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, vào ngày 25/7 tại địa phương.