Điện mặt trời không nối lưới phát triển mạnh ở châu Phi

09:56, 12/09/2023

Dù có hoặc không có những chính sách hỗ trợ của chính phủ, các hộ gia đình và doanh nghiệp ở Kenya vẫn đang lựa chọn điện mặt trời không nối lưới để khắc phục tình trạng thiếu điện. Theo Ngân hàng Thế giới, số lượng lưới điện mini, nghĩa là hệ thống năng lượng mặt trời hỗ trợ một cụm nhà ở hoặc doanh nghiệp ở châu Phi đã tăng từ 500 vào năm 2000 lên 3.000 hiện nay.

Ở Kenya, do giá điện tăng vì chi phí nhiên liệu cao hơn, khiến cho nhiều người phải tìm cách tự sản xuất điện.

Mặc dù vốn lắp đặt ban đầu cao, nhưng do điện mặt trời có độ tin cậy cao và chi phí vận hành thấp hơn, nên đã thu hút không chỉ những hộ tiêu thụ điện riêng lẻ ở Kenya mà còn cả các doanh nghiệp như là nhà máy sản xuất thép và nhà máy dầu ăn.

Ông Rashmi Shah - Giám đốc điều hành Công ty CP Solar cho biết công ty của ông đã lắp đặt 25MW hệ thống điện mặt trời trong sáu năm qua. Ông nói: “Đó là một nguồn năng lượng rất sạch và khách hàng có thể thu hồi chi phí ban đầu trong vòng bốn năm đầu tiên nhờ tiết kiệm được chi phí điện hàng tháng.

Ở Kenya, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đã giúp nhiều người dân không cần dùng điện lưới, tránh được tình trạng mất điện thường xuyên gần đây. 

Kỹ thuật viên đang kiểm tra các tấm pin mặt trời trên mái nhà một công ty ở Nairobi, Kenya (Ảnh AP/Brian Inganga)

Hơn nửa tỷ người châu Phi ở các quốc gia phía nam của sa mạc Sahar không được tiếp cận nguồn điện ổn định, và mất điện là chuyện thường xuyên, trong khi nơi đây lại chiếm tới 60% tiềm năng điện mặt trời của thế giới.

Ở Nigeria cũng như ở Kenya, mọi thứ đang dần thay đổi. Chỉ có khoảng một nửa dân số Nigeria được kết nối với lưới điện, nhưng họ cũng thường xuyên bị cắt điện. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều phụ thuộc vào máy phát điện chạy xăng, nhưng khi chính phủ cắt trợ cấp xăng dầu gần đây đã khiến người dân ngày càng quan tâm đến năng lượng mặt trời. 

Chính phủ Nigeria chưa công bố các biện pháp khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời nhưng các doanh nghiệp tư nhân đã đi đầu trong việc thúc đẩy bằng cách cung cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ tùy chọn trả góp chi phí lắp đặt năng lượng mặt trời, với thời gian có thể kéo dài tới 18 tháng.

Ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Phi cận Sahara, chính phủ Nam Phi đã công bố chính sách mới vào năm 2021 cho phép các công ty khai thác mỏ và các hoạt động công nghiệp lớn tự sản xuất điện lên đến 100MW, so với chỉ 1MW trước đó, giảm sự phụ thuộc của họ vào lưới điện quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của các nguồn điện tái tạo. Điển hình là nhà máy lắp ráp xe Ford ở Silverton, Pretoria (Nam Phi), hiện tại sản lượng điện mặt trời chiếm trên 35% tổng lượng điện tiêu thụ của toàn nhà máy.

Nam Phi cũng đang thực hiện các bước để giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than. Nhà máy điện Komati ở Mpumalanga đã ngừng hoạt động vào năm 2022 và sẽ được chuyển đổi sang sản xuất điện sạch với hơn 150 MW năng lượng mặt trời, 70MW gió và 150MW pin tích trữ.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng hiện nay, chính phủ Nam Phi đã đưa ra các ưu đãi về thuế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp mua các nguồn năng lượng tái tạo cũng như các hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế một khoản bằng 125% tổng chi phí đầu tư ban đầu. Các hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ được hoàn lại 25% chi phí tấm pin mặt trời, tối đa 779USD.


Mạnh Tiến (Lược dịch theo nwaonline.com)

Share

Xuyên lễ, lãnh đạo EVNSPC tiếp tục kiểm tra công trường, đôn đốc tiến độ các dự án điện 110kV

Xuyên lễ, lãnh đạo EVNSPC tiếp tục kiểm tra công trường, đôn đốc tiến độ các dự án điện 110kV

Trong 2 ngày 4/5 - 5/4 (trong đó ngày 5/4 thuộc kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương), Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) Bành Đức Hoài, các Phó Tổng giám đốc EVNSPC: Đoàn Đức Hưng, Lâm Xuân Tuấn, Bùi Quốc Hoan, Đào Hoà Bình và Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Lê Xuân Thái đã kiểm tra công trường, đôn đốc tiến độ các dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV.


Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân chủ động giải pháp đảm bảo môi trường

Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân chủ động giải pháp đảm bảo môi trường

Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân – đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (tỉnh Bình Thuận) luôn đặt mục tiêu đảm bảo công tác sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển toàn diện, bền vững.


Phú Thọ tháo dỡ công trình trục lợi dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phú Thọ tháo dỡ công trình trục lợi dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tiến hành tháo dỡ các công trình trục lợi dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.


Cán bộ nhân viên Điện lực Phú Thọ đảm bảo điện cho Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2025

Cán bộ nhân viên Điện lực Phú Thọ đảm bảo điện cho Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2025

Ngày 4/4/2025, PC Phú Thọ (thuộc EVNNPC) cho biết vẫn đang bám sát kế hoạch đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ các hoạt động trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025 diễn ra từ ngày 29/3 đến 7/4/2025 (tức từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dưới đây là một số hình ảnh CBCNV PC Phú Thọ triển khai thực hiện nhiệm vụ.


Không được chủ quan trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bất kỳ thời điểm nào

Không được chủ quan trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bất kỳ thời điểm nào

Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài - Phó Trưởng ban thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Bộ Công Thương, tại Hội nghị Tổng kết công tác PCTT&TKCN ngành Công Thương năm 2024, nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Hội nghị diễn ra ngày 4/4, tại Bà Rịa – Vũng Tàu.