Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

10:58, 12/04/2024

Là chủ đề diễn đàn diễn ra tại Hà Nội ngày 11/4, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) tổ chức (dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam).

Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định, phê duyệt ban hành ngày 15/05/2023, định hướng rõ chủ trương phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch điện VIII còn đề cập đến nguồn điện mặt trời mái nhà, trong đó, cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 phấn đấu có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Điện mặt trời mái nhà là nguồn năng lượng sạch, tái tạo và không gây ra khí thải nhà kính hay ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng điện mặt trời mái nhà góp phần giảm thiểu lượng than và dầu khí cần thiết để phát điện truyền thống, từ đó giảm được lượng carbon dioxide và các khí nhà kính khác thải ra không khí. Đây là một hành động thiết thực để thực hiện cam kết giảm phát thải ròng của Việt Nam theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, điện mặt trời mái nhà là nguồn năng lượng độc lập, không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia hay các nguồn nhập khẩu. Việc sử dụng điện mặt trời mái nhà giúp tăng tính chủ động, giảm rủi ro và phụ thuộc vào các nguồn điện truyền thống.

Quang cảnh diễn đàn. Nguồn ảnh: diendandoanhnghiep.vn

Về tương lai lâu dài, điện mặt trời mái nhà còn có thể nâng cao vị thế cạnh tranh; không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế. Các nước nhập khẩu ngày càng yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải chứng minh quy trình xanh hóa trong sản xuất, giảm tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, doanh nghiệp đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp.

Hiện nay việc lắp đặt và sử dụng điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa có phương án để triển khai phát triển. Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất đang mong muốn thực hiện xanh hóa, có chứng chỉ xanh khi xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đầu tư, lắp đặt, sử dụng.

Việc thực hiện chiến lược cắt giảm phát thải khí nhà kính, cũng như đạo luật về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) áp dụng trong thời gian tới sẽ tác động rất lớn đến một số ngành sản xuất, xuất khẩu ở trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ sớm ban hành cơ chế khuyến khích mô hình này nhằm thúc đẩy, phát triển nguồn năng lượng xanh trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, đề xuất các Bộ ban ngành sớm hoàn thiện bộ khung pháp lý hoàn chỉnh về các thủ tục liên quan như: thủ tục về đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, PCCC nhằm thu hút nguồn lực đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn, chủ động chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong trong sản xuất.

Ngoài ra, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong đầu tư lắp đặt, các đại biểu, doanh nghiệp đề xuất các Bộ, ngành liên quan sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các bộ phận cấu thành nên hệ thống điện mặt trời mái nhà; tiêu chí kỹ thuật để nghiệm thu nguồn phát đúng quy trình, giúp thuận lợi trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu đưa hệ thống điện mặt trời mái nhà vào vận hành hoạt động ổn định. Đồng thời, các tỉnh thành cũng cần phân bổ phòng ban kiểm soát một cách chặt chẽ về sản lượng lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở địa phương...


PV

Share

Đảng bộ EVNNPT: Gắn biển công trình đường dây 220kV Nhiệt điện Hải Dương – Trạm 500kV Phố Nối

Đảng bộ EVNNPT: Gắn biển công trình đường dây 220kV Nhiệt điện Hải Dương – Trạm 500kV Phố Nối

Lễ gắn biển công trình đường dây 220kV Nhiệt điện Hải Dương – Trạm 500kV Phố Nối chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030, được Đảng ủy Tổng công ty tổ chức ngày 12/4, tại Trạm biến áp 500kV Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).


Triển khai dự án đường dây 500kV: Người dân đồng thuận nhường đất, dời nhà

Triển khai dự án đường dây 500kV: Người dân đồng thuận nhường đất, dời nhà

“Không cần chính quyền phải vận động, chúng tôi sẵn sàng di dời để nhường đất cho dự án” – đó là chia sẻ của người dân tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ về tinh thần đồng thuận, chung tay góp sức để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.


Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong bối cảnh phụ tải điện tăng cao: Cần hành động và trách nhiệm

Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong bối cảnh phụ tải điện tăng cao: Cần hành động và trách nhiệm

Ngày 11/4, tại TP.HCM, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, Cục Điện lực (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Hội nghị “Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn nhu cầu phụ tải điện tăng cao năm 2025”.


Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An tiếp và làm việc với lãnh đạo KEPCO

Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An tiếp và làm việc với lãnh đạo KEPCO

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An đã có buổi tiếp và làm việc với Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) - ông Kim Dong Cheol.


Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Đảng ủy EVN triển khai công tác năm 2025

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Đảng ủy EVN triển khai công tác năm 2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, đồng chí Đặng Hoàng An - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Đảng ủy Tập đoàn đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo về triển khai công tác năm 2025.