Dự báo đầu tư năng lượng sạch đến năm 2030

16:54, 24/02/2024

Theo S&P Global, nguồn đầu tư cho năng lượng sạch (NLS) toàn cầu dự kiến đạt khoảng 5,6 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2030 để thay thế than, dầu và các nguồn năng lượng sử dụng nhiều carbon khác.

Theo S&P Global - công ty dịch vụ tài chính Mỹ, nguồn đầu tư năng lượng sạch (NLS) toàn cầu dự kiến đạt khoảng 5,6 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2030, do nhu cầu về các nguồn thay thế cho than, dầu và các nguồn năng lượng sử dụng nhiều carbon khác. Mặc dù khoản đầu tư này cần thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhưng S&P Global cho rằng nguồn này vẫn sẽ không đạt được các mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Paris. Đến năm 2030, đầu tư cho năng lượng mặt trời được dự báo đạt 2,8 nghìn tỷ USD, cao nhất trong số các nguồn năng lượng tái tạo.

Khoản đầu tư vào năng lượng mặt trời chiếm gần một nửa tổng vốn toàn cầu, với 26% dành cho các hệ thống năng lượng mặt trời “phân tán” quy mô nhỏ hơn, chẳng hạn như các tấm quang điện mặt trời trên mái nhà cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức công cộng khác. Năng lượng mặt trời quy mô tiện ích được ước tính sẽ chiếm 23% nguồn đầu tư đến năm 2030.

Loại  Đầu tư toàn cầu (2022-2030) Tỷ lệ đầu tư 
Năng lượng mặt trời phân tán 1,5 nghìn tỷ USD 26%
Điện mặt trời quy mô tiện ích 1,3 nghìn tỷ USD 23%
Gió trên bờ  1,1  nghìn tỷ USD 20%
Gió ngoài khơi 774,2 tỷ USD 14%
Lưu trữ năng lượng  373,6 tỷ USD 7%
Năng lượng tái tạo khác 557,1 tỷ USD 10%

Bảng đầu tư NLS toàn cầu theo nguồn năng lượng

Năng lượng gió, được dự đoán sẽ thu hút phần đầu tư lớn tiếp theo, với tổng trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Phần lớn khoản đầu tư dự kiến sẽ dành cho các dự án gió trên bờ (20%), trong khi gió ngoài khơi dự kiến sẽ nhận được 774,2 tỷ USD hay 14% vốn ước tính. Cả Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đều có các ưu đãi cho các công ty điện gió ngoài khơi, bao gồm cả các khoản tín dụng thuế mới từ Bộ Tài chính.

Nhìn chung, các dự báo hiện tại của S&P Global kỳ vọng đầu tư vào năng lượng tái tạo là 700 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2050. Tuy nhiên thực tế sẽ cần con số hàng năm là 1,4 nghìn tỷ USD để đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050.


K. Nam (Theo VCC)

Share

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP: Cơ chế mua bán điện trực tiếp - Qua đường dây kết nối riêng

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP: Cơ chế mua bán điện trực tiếp - Qua đường dây kết nối riêng

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.


Nghị định số 80/2024/NĐ-CP: Cơ chế mua bán điện trực tiếp - Những quy định chung

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP: Cơ chế mua bán điện trực tiếp - Những quy định chung

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.


Công điện của Cục Thủy lợi về việc tổ chức lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân

Công điện của Cục Thủy lợi về việc tổ chức lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công điện số 02/CĐ-TL-VHTT ngày 4/2/2025 về việc tổ chức lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Thời gian lấy nước đợt 2 sẽ bắt đầu từ 0 giờ 00’ ngày 8/2 đến 24 giờ 00’ ngày 14/2/2025 (7 ngày).


Thủ tướng giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

Với yêu cầu phấn đấu hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước 31/12/2030, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.