Họp Nhóm Công tác Kỹ thuật 4 về Hiệu quả năng lượng

10:59, 03/02/2025

Ngày 22/1/2025, tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp Nhóm Công tác Kỹ thuật 4 về Hiệu quả năng lượng dưới sự đồng chủ trì của bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) và ông Patrick Haverman - Phó trưởng đại diện thường trú, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG).

Nội dung của phiên họp tập trung vào hai vấn đề chính, bao gồm: sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, mô hình quỹ tiết kiệm năng lượng; và nội dung liên quan đến tín chỉ các bon, kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực Công Thương. Đặc biệt, phiên họp cũng thảo luận, đề xuất chủ đề trọng tâm của Nhóm Công tác Kỹ thuật 4 trong năm 2025, đề xuất các tổ chuyên trách mới.

Phiên họp có sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, UNDP, GIZ, WWF Việt Nam,…

Tiết kiệm năng lượng được coi là một nguồn cung năng lượng đặc biệt. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Phát biểu tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đánh giá cao vai trò và hoạt động tích cực của Nhóm Công tác số 4 VEPG trong thời gian qua, sự phối hợp chặt chẽ, chủ động và tích cực giữa Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững với các đối tác phát triển đã góp phần tạo nên những nỗ lực đáng kể nhằm thúc đẩy việc thực hiện tiết kiệm năng lượng, đáp ứng mục tiêu giảm phát thải và nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên.

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) và ông Patrick Haverman - Phó trưởng đại diện thường trú UNDP đồng chủ trì phiên họp

Tại phiên họp, các đại biểu đã được lắng nghe các bài trình bày về định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, và Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm 2025, giai đoạn 2026-2030 của ngành Công Thương do đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) trình bày. Bên cạnh đó, bài tham luận liên quan đến kinh nghiệm Đan Mạch về thiết lập và vận hành quỹ hiệu quả năng lượng do đại diện Cơ quan Năng lượng Đan Mạch trình bày, và bài tham luận về kinh nghiệm hỗ trợ báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Úc cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu tại cuộc họp. 

Cũng tại phiên họp, các đại biểu tham dự đã dành nhiều thời gian để tổng kết, thảo luận xây dựng kế hoạch năm 2025 với một số mục tiêu chính như: Thống nhất các chủ đề ưu tiên của Nhóm Công tác Kỹ thuật 4 năm 2025; thành lập các tổ chuyên trách mới và thảo luận, thống nhất về kế hoạch hoạt động của Nhóm Công tác Kỹ thuật 4 trong năm 2025.

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bển vững, Bộ Công Thương phát biểu kết luận phiên họp.

Kết luận phiên họp, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bển vững, Bộ Công Thương, đánh giá cao công tác chuẩn bị cho buổi họp, khẳng định buổi họp đã thảo luận nhiều nội dung hữu ích, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm của đại diện Đan Mạch và Úc mà Việt Nam có thể tham khảo. Bà Nguyễn Thị Lâm Giang tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Nhóm Công tác Kỹ thuật 4 về Hiệu quả năng lượng sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả, đạt được những mục tiêu đã đề ra.

“Con đường về phát thải ròng bằng 0 vẫn là chặng đường dài và khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của Chính phủ Việt Nam mà còn cần sự phối hợp với các đối tác phát triển quốc tế, thực hiện đúng theo các cam kết, như là tại tuyên bố chính trị về chuyển dịch năng lượng công bằng JETP. Trong bối cảnh ngành năng lượng Việt Nam đang nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của nhiều đối tác quốc tế như hiện nay, tôi cho rằng vai trò điều phối của diễn đàn trao đổi chính sách như VEPG nói chung, nhóm Hiệu quả năng lượng nói riêng là quan trọng và cần thiết”, bà Nguyễn Thị Lâm Giang nhấn mạnh.

Nhóm Công tác Kỹ thuật 4 về Hiệu quả năng lượng là 1 trong 5 Nhóm Công tác Kỹ thuật trực thuộc Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG), được thành lập vào năm 2017 bởi Chính phủ Việt Nam và các Đối tác phát triển quốc tế. Mục tiêu chung của VEPG nhằm sử dụng hiệu quả hỗ trợ quốc tế cho phát triển năng lượng bền vững cho Chính phủ Việt Nam, và thúc đẩy các bên liên quan trong quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững, phù hợp với luật pháp quốc gia và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Link gốc


Theo tietkiemnangluong.com.vn

Share

Những bông hồng sạm nắng trên công trường thi công đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những bông hồng sạm nắng trên công trường thi công đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Trong số hơn 2.000 cán bộ kỹ thuật, công nhân trên công trường thi công đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đang hăng say lao động, phơi mình giữa nắng hè cháy bỏng, tập trung thi công bảo đảm tiến độ có không ít những người phụ nữ.


EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025 - 2028

EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025 - 2028

Phong trào thi đua lao động sáng tạo của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đặt mục tiêu mỗi năm toàn Tổng công ty có tối thiểu 200 sáng kiến các cấp, trong giai đoạn 2025 - 2028 phấn đấu đạt 800 sáng kiến.


EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025 - 2028

EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025 - 2028

Phong trào thi đua lao động sáng tạo của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đặt mục tiêu mỗi năm toàn Tổng công ty có tối thiểu 200 sáng kiến các cấp, trong giai đoạn 2025 - 2028 phấn đấu đạt 800 sáng kiến.


Những nguyên nhân nào gây sự cố mất điện diện rộng tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha?

Những nguyên nhân nào gây sự cố mất điện diện rộng tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha?

Ngày 28/4/2025, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trải qua một sự cố mất điện diện rộng, ảnh hưởng đến hệ thống tàu điện, đèn giao thông, ATM và mạng viễn thông tại nhiều thành phố lớn. Một số khu vực phía Nam nước Pháp cũng bị ảnh hưởng. Đây được xem là một trong những sự cố nghiêm trọng nhất đối với hệ thống điện châu Âu trong thời gian gần đây.


8 nội dung phối hợp trọng tâm năm 2025 giữa Tổng giám đốc EVN và Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam

8 nội dung phối hợp trọng tâm năm 2025 giữa Tổng giám đốc EVN và Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam

Tại văn bản số 216/CTLT-EVN-CĐ ngày 29/04/2025, Tổng giám đốc EVN và Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam thống nhất một số nội dung phối hợp trọng tâm năm 2025.