Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam

17:45, 18/02/2025

Việt Nam cần có các chính sách khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng chung của thế giới hiện nay.

Đây là nội dung Hội thảo “Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam” tổ chức chiều ngày 18/2/2025, tại Hà Nội. Hội thảo do Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức.

Thị trường điện năng lượng tái tạo Việt Nam có tiềm năng rất lớn

Dự án “Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam” nhằm mục đích hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện nhiệm vụ được nêu thuộc Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 cũng như phù hợp với các mục tiêu được đặt ra trong Quy hoạch Điện VIII và Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với mục tiêu tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư và phát triển các dự án năng lượng, chương trình sẽ nghiên cứu các thông lệ tốt của quốc tế trong việc huy động vốn tư nhân, đánh giá các cấu trúc, công cụ hiện tại của Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị phù hợp. Cùng đó, đưa ra các công cụ, phương pháp nhằm thu hút vốn hiệu quả.

Theo bà Vũ Quỳnh Lê - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực năng lượng có dấu hiệu chững lại thời gian gần đây. Theo đó, các dự án nhiệt điện than chuyển tiếp gặp khó khăn khi ký hợp đồng do không được tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế. Trong khi đó, các dự án chuyển tiếp hiện nay phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn thu xếp từ các tổ chức tài chính quốc tế, trong khi các tổ chức này có yêu cầu cấp vốn rất chặt chẽ, cần các bảo đảm, bảo lãnh từ phía Chính phủ - cam kết chịu trách nhiệm từ phía Chính phủ.

Bởi vậy, “Việt Nam cần tiếp tục có các chính sách đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân vào lĩnh vực năng lượng”, bà Vũ Quỳnh Lê khuyến nghị.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Phan Thanh Tùng - Giám đốc Phát triển dự án Công ty Cổ phần Xây dựng công trình IPC - cho rằng, thị trường điện năng lượng tái tạo Việt Nam có tiềm năng rất lớn, có thể thu hút các hãng cung cấp thiết bị đặt nhà máy tại Việt Nam hay liên kết với chuỗi cung ứng trong nước về sản xuất tấm quang năng PV, bộ khung giá đỡ, cơ khí chế tạo trụ đỡ (tower) và thiết bị điện (máy biến áp, dây điện...) nhằm giảm giá thành sản xuất. Ngoài ra, Việt Nam cũng có vị trí thuận lợi về logistics để xuất khẩu thiết bị, cấu kiện đi các nước.

Tuy nhiên, theo ông Tùng, các thách thức cũng không phải nhỏ. Thị trường trong nước và khu vực thiếu sự ổn định, thiếu nhất quán trong lộ trình phát triển điện năng lượng tái tạo làm nền tảng cho việc đầu tư trong chuỗi cung ứng.

Thị trường năng lượng tái tạo trong nước hiện còn thiếu sự kết nối và định hướng giữa các trường đại học, cao đẳng và trường nghề với doanh nghiệp, nhà máy sản xuất để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ tay nghề phù hợp. Đồng thời, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho ngành điện năng lượng tái tạo

Các doanh nghiệp trong nước đa phần quy mô nhỏ và vừa, dẫn đến thiếu năng lực công nghệ cạnh tranh, nguồn vốn đáp ứng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới và mở rộng quy mô.

Cần khung pháp lý rõ ràng trong lĩnh vực năng lượng

Tại hội thảo, TS. Gavin Harper - chuyên gia cao cấp của tổ chức LSE Consunlting - đã đưa ra một số bài học thành công tại Anh. Theo đó, Việt Nam cần phát triển một khung pháp lý rõ ràng bằng việc cung cấp sự chắc chắn và minh bạch cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng.

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác công - tư bằng việc tận dụng chuyên môn và nguồn lực từ cả khu vực công và tư nhân. Hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) như tài trợ cho nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực chính như công nghệ năng lượng tái tạo và giải pháp lưu trữ năng lượng.

“Việt Nam cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với việc có chính sách đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân tài cho ngành năng lượng”, TS Gavin Harper nói.

Còn PGS TS Nguyễn Thị Nhung, chuyên gia của Dự án “Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam” cho rằng, cần giải quyết các vấn đề chính sách và pháp lý để tăng cường niềm tin của nhà đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.

“Xây dựng khuôn khổ giá điện cho các loại dự án năng lượng tái tạo khác nhau để giúp nhà đầu tư chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch triển khai dự án. Phối hợp với Bộ Tài chính để chính thức hóa các chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí cho các khoản đầu tư xanh nói chung và các dự án năng lượng tái tạo nói riêng”, TS. Nhung đề xuất.

TS. Nguyễn Thị Nhung cũng đề xuất ưu tiên vốn trong nước bằng cách thúc đẩy trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu xanh. Xây dựng hệ thống giám sát toàn diện để đánh giá hiệu quả của các nguồn tài trợ nói chung, với trọng tâm đặc biệt vào dòng vốn xanh.

Link gốc


Theo congthuong.vn

Share

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2025, phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” và Chương trình “10 nghìn sáng kiến” giai đoạn 2025 - 2028 trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được tổ chức sáng 24/4. Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng kêu gọi đoàn viên công đoàn, người lao động trong EVN hãy tích cực đăng ký và triển khai sáng kiến, góp phần biến mỗi nơi làm việc thành “một trung tâm đổi mới sáng tạo”.


'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2025, phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” và Chương trình “10 nghìn sáng kiến” giai đoạn 2025 - 2028 trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được tổ chức sáng 24/4. Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng kêu gọi đoàn viên công đoàn, người lao động trong EVN hãy tích cực đăng ký và triển khai sáng kiến, góp phần biến mỗi nơi làm việc thành “một trung tâm đổi mới sáng tạo”.


Khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025

Khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025

Sáng 24/4, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Triển lãm quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025 (VCAE EXPO 2025). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong số những nhà tài trợ chính cho chương trình.


Sử dụng điện an toàn cần bắt đầu từ nhận thức đúng về trách nhiệm

Sử dụng điện an toàn cần bắt đầu từ nhận thức đúng về trách nhiệm

An toàn điện – đặc biệt là hệ thống điện sau công tơ (thuộc quyền sử dụng, sở hữu và trách nhiệm của người sử dụng điện) – đã và đang được thực hiện như thế nào? Luật Điện lực 2024 đã có quy định cụ thể về vấn đề này, từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ý thức trong việc thiết kế và sử dụng điện an toàn, có trách nhiệm tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy.


Đảng bộ EVNNPC: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong nhiệm kỳ mới

Đảng bộ EVNNPC: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong nhiệm kỳ mới

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức với sự tham dự của 197 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 26.000 cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong toàn Tổng công ty.