Kỹ sư Phạm Khánh Linh: “Tôi trưởng thành qua các phong trào thi đua của EVN”

16:18, 10/07/2025

Kỹ sư Phạm Khánh Linh (Công ty Thủy điện Sơn La) là một trong những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc vừa được vinh danh tại Đại hội Thi đua yêu nước Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lần thứ V, bởi có nhiều sáng kiến góp phần đảm bảo vận hành an toàn các nhà máy thủy điện trên bậc thang sông Đà.

Kỹ sư Phạm Khánh Linh nhận Bằng khen tại Đại hội Thi đua yêu nước EVN lần thứ V, ngày 30/6/2025. Ảnh: Ngọc Tuấn

Kỹ sư Phạm Khánh Linh (36 tuổi) đã có hơn 10 năm gắn bó với công tác quan trắc an toàn tại hai công trình thủy điện Sơn La và Lai Châu. Nhìn lại hành trình đã qua, anh gọi chặng đường ấy bằng hai chữ "biết ơn".

Công việc là đam mê

Quê gốc ở Ninh Bình (Nam Định cũ) nhưng anh Linh được sinh ra và lớn lên tại Sơn La. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thủy lợi với chuyên ngành Kỹ sư Thủy điện, anh lựa chọn công việc theo mong mỏi của cha mình, là làm việc tại Nhà máy Thủy điện Sơn La – công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.

“Tôi chưa bao giờ phải hối hận vì sự định hướng đó. Những năm tháng học tập ở trường đại học đã giúp tôi tìm ra sở trường của mình. Và sau này, khi được tuyển dụng vào Công ty Thủy điện Sơn La, tôi không chỉ thực hiện được niềm mong mỏi của bố, mà còn được sống và làm việc trọn vẹn với đam mê. Tôi cảm thấy mình thực sự rất may mắn!” - anh Linh chia sẻ.

Kỹ sư Phạm Khánh Linh cùng đồng đội cũng đã trải qua một hành trình đủ dài với những trăn trở, nghiền ngẫm tài liệu, quan sát và phân tích tỉ mỉ hàng nghìn con số thu được từ hệ thống gồm 3.630 thiết bị cảm biến hoạt động liên tục 24/24h tại 5 đập thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Huội Quảng và Bản Chát. Đối với anh và các kỹ sư cùng đơn vị, dữ liệu không phải là những con số “vô hồn”, mà chúng thực sự “biết nói”. Anh kể: "Khi còn là sinh viên, dữ liệu trong các bài tập chỉ mang tính đề bài để mình giải mã. Sau này, va vào công việc, ngày ngày tiếp xúc với những số liệu cập nhật từng giờ, tôi mới thấy thực sự thú vị. Đằng sau những dãy số ấy là rất nhiều thông tin quan trọng. Phân tích càng chuẩn, phương án càng chính xác".

Để có được sự nhanh nhạy trong việc “cảm nhận” những con số liên tục đổ về, kỹ sư Phạm Khánh Linh đã phải trải qua quá trình học tập, tích lũy lâu dài. Những ngày “chân ướt chân ráo” vào nghề, anh không tránh khỏi cảm giác… hoang mang. Với sự chỉ dạy tận tình của các đàn anh đi trước, anh mới dần tự tin hơn. "Những kinh nghiệm vô cùng quý giá mà các anh đã trải qua đều chia sẻ hết cho chúng tôi. Nếu không có các anh cầm tay chỉ việc, tôi không thể tiến nhanh với nghề như vậy. Họ thực sự là những người thầy của tôi" - anh xúc động bày tỏ.

Bên cạnh đó, anh Linh còn được đánh giá cao tại đơn vị bởi tinh thần luôn học hỏi. Anh chia sẻ, bản thân luôn thích tìm hiểu những điều mới, đặc biệt là những tiến bộ khoa học - công nghệ, kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng công việc. "Cái 'sướng' của nghề này là được áp dụng cái mới và thấy hiệu quả thực tế rõ rệt. Tôi có thể ngồi cả ngày mày mò, nghiên cứu mà không chán" – anh nói.

Năm 2016, khi Thủy điện Lai Châu bắt đầu vận hành, anh được điều động về đây công tác. Trái với thời điểm đến Sơn La khi nhà máy đã hoàn chỉnh, với Thủy điện Lai Châu, anh cùng các đồng nghiệp đóng vai trò là những người “cầm nhịp” từ đầu. Khi đó, anh kỹ sư trẻ yêu nghề một lần nữa “choáng ngợp” trước khối lượng công việc đồ sộ.

"Ngoài việc học từ chuyên gia, chúng tôi còn phải tự tìm hiểu, thử nghiệm. Áp lực rất lớn, bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng khó lường được hậu quả. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình" – anh kể lại.

 “Tốt nghề” qua các phong trào thi đua

Tại Công ty Thủy điện Sơn La, tinh thần học tập chủ động và sáng tạo trong công việc của mỗi cá nhân được “tiếp lửa” bằng chính sự rèn giũa của lãnh đạo đơn vị, từ cấp cao nhất đến cấp trực tiếp. Anh Linh cho biết, các lãnh đạo của mình đều rất khắt khe và yêu cầu cao trong công việc. Bên cạnh đó, lãnh đạo còn thường xuyên tìm tài liệu liên quan từ nước ngoài và giao cho anh em đơn vị nghiên cứu, tìm cách áp dụng các thành quả tiên tiến vào công việc. Chính nhờ sự “khó tính” đó mà đội ngũ kỹ sư tại Công ty Thủy điện Sơn La từng bước nâng cao tay nghề và dần tự hình thành một tinh thần ham học hỏi, tìm tòi, không được phép bằng lòng với những gì đang có.

Kỹ sư Phạm Khánh Linh kiểm tra trạng thái hệ thống quan trắc tự động tại công trình Thủy điện Lai Châu

 

Ông Nguyễn Việt Anh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình thủy điện, Công ty Thủy điện Sơn La:

"Kỹ sư Phạm Khánh Linh có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chịu khó tự học, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực, cũng như tham mưu áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động."

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2020 – 2025, kỹ sư Phạm Khánh Linh có 2 sáng kiến cấp Công ty Thủy điện Sơn La và 2 sáng kiến cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đều mang lại hiệu quả cao trong công việc. Trong đó, anh tâm đắc nhất là sáng kiến đồng tác giả “Tối ưu hóa công tác tổ chức vận hành, áp dụng công nghệ thông tin kiểm tra, đánh giá nhanh an toàn đập, hồ chứa sau khi xảy ra động đất”, được Tập đoàn Điện lực Việt Nam công nhận năm 2020 và tiếp tục được Hội đồng thành viên Tập đoàn chấp thuận đưa mô hình vào hoạt động chính thức đầu năm 2025.

Những sáng kiến, giải pháp khác của anh như: “Sử dụng bộ công cụ Office 365 lập trình, hỗ trợ xây dựng báo kiểm tra đánh giá an toàn các công trình thủy điện sau khi xảy ra động đất” (cấp Tập đoàn, năm 2024), “Xây dựng mô hình dự báo dữ liệu quan trắc áp lực nước dưới dưới nền công trình Thủy điện Sơn La” (cấp Công ty, năm 2023), “Ứng dụng phần mềm Power BI - Office lập báo cáo động theo thời gian thực với dữ liệu khí tượng, thủy văn” (cấp Công ty, năm 2022).

Hầu hết các sáng kiến đều xuất phát từ thực tế công việc, với yêu cầu tiết kiệm thời gian, nhân lực nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Không chỉ ứng dụng cho các công trình mà Công ty Thủy điện Sơn La quản lý, những giải pháp này đều có thể ứng dụng rộng rãi trong theo dõi vận hành các công trình thủy điện tại Việt Nam.

Kỹ sư Phạm Khánh Linh cho rằng, thành công không đến từ một cá nhân, mà từ sức mạnh tập thể, từ tinh thần sẻ chia, cùng nhau tiến bộ. Môi trường làm việc tại Công ty luôn khơi dậy trong tập thể cảm hứng để cống hiến. Các phong trào thi đua như: chương trình “10.000 sáng kiến”, thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, các cuộc thi chuyên môn và hoạt động khen thưởng được tổ chức thường xuyên, là “chất xúc tác” mạnh mẽ, truyền động lực cho những kỹ sư trẻ như anh được cống hiến hết sức mình vào công việc. Anh cho biết: “Cũng từ các phong trào đó mà chúng tôi dần trưởng thành trong công tác”.

Mỗi khi kết thúc ca trực, anh kỹ sư trẻ vẫn tự “thưởng” cho mình một khoảng lặng để ngắm nhìn công trình yên bình. Những lúc như vậy, anh lại cảm thấy vô cùng tự hào bởi dòng điện từ vùng Tây Bắc xa xôi này đang liên tục tỏa đến mọi miền đất nước với một phần nhỏ đóng góp của mình.

Càng tự hào hơn nữa khi gia đình nhỏ 4 thành viên luôn là hậu phương vững chắc và dành rất nhiều thiện cảm cho công việc của một “người lính ngành Điện” như anh. “Con gái lớn của tôi mới 6 tuổi, nhưng rất thích xem bố ngồi làm việc trước máy vi tính với những dãy số và hình ảnh thủy điện. Con bảo, sẽ học giỏi để đi làm thủy điện với bố” - anh Linh hạnh phúc chia sẻ.

“Tôi biết ơn những cơ duyên đã đưa tôi đến với nghề này, biết ơn các thế hệ đi trước đã dìu dắt, biết ơn những cơ hội và trải nghiệm mà tôi được trực tiếp thực hiện” – Kỹ sư Phạm Khánh Linh nói. Anh chính là một trong những hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ kỹ sư trẻ của EVN – yêu nghề, bản lĩnh, sáng tạo, luôn khát khao học hỏi và vươn lên. Những sáng kiến, những bước tiến không ngừng của anh và đồng nghiệp đã và đang góp phần đảm bảo vận hành an toàn các công trình thủy điện quan trọng của đất nước.


H.Anh

Share

Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai và gói thầu số 2 đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai và gói thầu số 2 đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 10/7, ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đi kiểm tra Trạm biến áp (TBA) 500kV Lào Cai và một số vị trí cột trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thuộc gói thầu số 2 của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Đồng thời, trao khen thưởng cho thành tích thi công của nhà thầu thực hiện gói thầu số 2.


Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai và gói thầu số 2 đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công Trạm biến áp 500kV Lào Cai và gói thầu số 2 đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 10/7, ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đi kiểm tra Trạm biến áp (TBA) 500kV Lào Cai và một số vị trí cột trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thuộc gói thầu số 2 của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Đồng thời, trao khen thưởng cho thành tích thi công của nhà thầu thực hiện gói thầu số 2.


Thanh Hóa: Người dân khai thác cây keo gây sự cố đường dây 110kV

Thanh Hóa: Người dân khai thác cây keo gây sự cố đường dây 110kV

Một số hộ dân khai thác cây keo gần hành lang an toàn lưới điện mà không thông báo cho ngành Điện phối hợp, dẫn tới cây đổ vào đường dây 110kV Nông Cống – Nghi Sơn thuộc địa bàn phường Trúc Lâm, tỉnh Thanh Hóa đã gây mất điện diện rộng và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của một số nhà máy trong Khu kinh tế Nghi Sơn.


Hơn 1.150 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Nét đẹp phụ nữ EVN”

Hơn 1.150 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Nét đẹp phụ nữ EVN”

Kết thúc thời gian nhận ảnh tham gia dự thi (ngày 7/7/2025), Ban Tổ chức Cuộc thi ảnh “Nét đẹp phụ nữ EVN” đã nhận được 1.155 tác phẩm của 383 tác giả gửi ảnh dự thi, trong đó có 254 bộ ảnh.


Kỹ sư Phạm Khánh Linh: “Tôi trưởng thành qua các phong trào thi đua của EVN”

Kỹ sư Phạm Khánh Linh: “Tôi trưởng thành qua các phong trào thi đua của EVN”

Kỹ sư Phạm Khánh Linh (Công ty Thủy điện Sơn La) là một trong những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc vừa được vinh danh tại Đại hội Thi đua yêu nước Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lần thứ V, bởi có nhiều sáng kiến góp phần đảm bảo vận hành an toàn các nhà máy thủy điện trên bậc thang sông Đà.