Vật liệu mới cho công nghệ microLED

15:00, 20/11/2023

Nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam -VAST) đã thành công thiết kế và chế tạo thế hệ đèn LED mới dựa trên cấu trúc nanowire InGaN kết hợp với vật liệu nano oxit kim loại phát quang đỏ, có khả năng tăng hệ số hoàn màu (color rendering index, CRI), giải nhiệt và LED tiết kiệm năng lượng.

Xu hướng nghiên cứu về vật liệu phát quang ứng dụng trong đèn LED tại Việt Nam chủ yếu dựa vào linh kiện bán dẫn màng mỏng được nhập từ nước ngoài. Theo TS. Nguyễn Hoàng Duy (Viện Công nghệ hóa học - VAST), hướng nghiên cứu tổng hợp nano oxide kim loại pha tạp Mn4+ phát quang đỏ giá thành thấp để giải nhiệt, tăng khả năng chống ẩm và tăng hệ số hoàn màu cho đèn LED kích thước mini/micro (100-1000 µm) không chỉ mang tính mới, mà còn mở ra nhiều ứng dụng trong chiếu sáng thông minh.

Nhóm của Tiến sỹ Duy đã thực hiện mô phỏng để tìm ra cấu trúc nanowire InGaN tối ưu để đèn hoạt động tốt nhất trong vùng ánh sáng xanh dương (blue light) và xanh lá (green light). Hợp tác với giáo sư Nguyễn Phạm Trung Hiếu tại Viện New Jersey Institute of Technology (NJIT), nhóm đã chế tạo các linh kiện mini/micro LED dựa trên cấu trúc mô phỏng bằng kỹ thuật MBE (molecular beam epitaxy).

                         Sản phẩm đèn miniLED phát ánh sáng trắng.

Sau 2 năm nghiên cứu, Tiến sỹ Duy và cộng sự đã tổng hợp thành công các vật liệu nano oxide quang đỏ phục vụ cho chế tạo đèn mini/micro LED hiệu suất cao. Các sản phẩm gồm: Vật liệu Al2O3:Mn4+,Mg2+ dạng bột màu trắng, kích thước hạt ~32 nm và Al2O3:Mn4+,Mg2+  dạng bột màu trắng, kích thước hạt ~190 nm, phát quang đỏ tại bước sóng 678 nm. Vật liệu Mg2TiO4:Mn4+ dạng bột màu vàng nhạt, kích thước hạt ~63 nm, và Mg2(Ti,Si)O4:Mn4+ dạng bột màu vàng nhạt, kích thước hạt ~ 14 nm, phát quang đỏ tại bước sóng 665 nm. Sản phẩm đèn miniLED (300 × 300 µm2) phát ánh sáng trắng với hệ số hoàn màu CRI ~95, nhiệt độ màu CCT (correlated color temperature) ~5000-3000 K dựa trên linh kiện nanowire InGaN và vật liệu nano phát quang đỏ. Ngoài ra, đèn miniLED còn cho thấy sự cải thiện trong đặc tính I-V với thế mạch hở (Vopen) và điện trở thấp, được cho là do sự tản nhiệt tốt của vật liệu nano oxide.

Những sản phẩm này hoàn toàn có thể thích ứng với thị trường trình chiếu kích thước nhỏ (microdisplay) – vốn đang phát triển rất nhanh và dự kiến sẽ đạt khoảng 21.129 triệu USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng hàng năm ước tính khoảng 86,4%, từ năm 2019 đến năm 2025.

TS. Nguyễn Hoàng Duy cho biết, công nghệ màn hình hiện nay sử dụng LED kích thước ~2-5 mm. Để ứng dụng trong chiếu sáng kỹ thuật cao như màn hình tivi siêu mỏng, notebook, smart phone, thiết bị đeo cầm, và công nghê thực tế ảo, kích thước đèn cần đạt ~100-1000 µm (mini/microLED display).

Công nghệ microLED display sẽ là công nghệ màn hình hiển thị kế tiếp thế hệ màn hình LCD và OLED, với nhiều ưu điểm vượt trội như CRI cao, góc nhìn cực rộng, thời gian phản hồi nhanh, độ sáng cao, hiệu suất phát sáng ấn tượng và tuổi thọ cao. Do đó, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như vật liệu nano oxit kim loại phát quang đỏ có sự tương thích với nhu cầu đổi mới công nghệ của các hãng công nghệ.


Kiều Anh

Share

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC trên thị trường

EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC trên thị trường

Hiện nay, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty cổ phần (EEMC) là một trong số các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo thông tin từ EEMC, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất nhỏ đã lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng và uy tín của thương hiệu EEMC để sản xuất và cung cấp các loại máy biến áp phân phối giả, nhái. Các sản phẩm giả mạo này thường được gắn nhãn mác giả, lý lịch giả, làm giả mẫu mã, màu sơn và được quảng bá là "máy biến áp Đông Anh".


Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) tổ chức Lễ gắn biển sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên”.


Điện mặt trời mái nhà: Giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho khách hàng miền Bắc

Điện mặt trời mái nhà: Giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho khách hàng miền Bắc

Điện mặt trời mái nhà theo mô hình tự sản xuất - tự tiêu thụ đã và đang trở thành một giải pháp năng lượng chủ động đối với người dân, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành miền Bắc. Không chỉ giúp giảm hóa đơn tiền điện, mô hình này còn góp phần giảm tải cho hệ thống điện quốc gia, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và chuyển dịch năng lượng xanh.