Cụ thể, giải pháp của Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) là: “Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện các nguy cơ mất an toàn lưới điện từ hình ảnh/video thu thập của Drone/UAV từ nhiệm vụ bay”, do ThS. Phan Văn Vĩnh và cộng sự thực hiện, đã đạt giải Nhì tại lĩnh vực Công nghệ thông tin - Điện tử - Viễn thông.
Giải pháp đoạt giải có điểm mới là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực chính là trí tuệ nhân tạo và drone, tận dụng sự phát triển của AI để cung cấp khả năng xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu thời gian và chi phí so với các phương pháp truyền thống, từ đó giúp phát hiện những nguy cơ mất an toàn lưới điện một cách hiệu quả.
Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đạt giải Nhì lĩnh vực Công nghệ thông tin - Điện tử - Viễn thông.
|
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) với giải pháp: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân tích cảnh báo bất thường trên hệ thống điện”, do ThS. Trương Minh Tú và cộng sự thực hiện đã đạt giải Ba tại lĩnh vực Vật liệu – Hóa chất – Năng lượng.
Giải pháp của nhóm tác giả thuộc PC Đà Nẵng đã nghiên cứu xây dựng hệ thống phân tích cảnh báo bất thường trên lưới điện thành phố Đà Nẵng, góp phần nâng cao công tác quản lý vận hành lưới điện, nâng cao độ tin cậy của hệ thống điện.
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) đã đạt giải Ba tại lĩnh vực Vật liệu – Hóa chất – Năng lượng.
|
Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 – 2023) do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) thực hiện theo Quyết định 165 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật theo 2 cấp (cấp toàn quốc và cấp bộ, tỉnh, thành phố).
Ban Tổ chức Hội thi các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành đã chấm hàng nghìn giải pháp tham gia và lựa chọn 587 giải pháp đoạt giải cao gửi tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, trong đó có 84 giải pháp được trao giải và vinh danh.