Một số giải pháp thi công tuyến cáp ngầm đưa điện ra huyện đảo Lý Sơn

10:39, 15/04/2013

Để đảm bảo an toàn, tránh các mối nguy hại như neo tàu, thủy lưu, lưới cá… làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến cáp ngầm xuyên biển cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn, cần sử dụng công nghệ rất cao và kỹ thuật phức tạp trong công tác thi công cáp ngầm xuyên biển. Đồng thời, cáp phải được chôn và cố định dưới đáy biển.

Dự án “Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm” do Tổng công ty Điện lực miền Trung làm chủ đầu tư, Ban QLDA Điện nông miền Trung được giao quản lý Dự án đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Tư vấn - Xây dựng điện 4 thực hiện khảo sát, lập dự án đầu tư.

Sau chuyến khảo sát thực địa của Công ty, ngành và địa phương đã thống nhất được phương án hướng tuyến. Theo đó, điểm đầu trên đất liền là thanh cái 22 kV tại Trạm biến áp 110 kV Dung Quất; điểm bắt đầu đi cáp ngầm xuống biển là Đ2 tại thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn; điểm tiếp bờ trên đảo là C2 tại thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn; điểm cuối tuyến là thanh cái 22 kV Trạm phát điện diesel hiện có trên đảo. Tuyến đường dây 22 kV bao gồm 13 km đường dây trên không và khoảng 26 km cáp ngầm dưới biển. Hiện nay, đơn vị tư vấn đang khẩn trương khảo sát theo phương án tuyến được thống nhất.

Để đảm bảo an toàn cho cáp điện ngầm dưới biển, tùy theo điều kiện thực tế, có thể lựa chọn một trong các giải pháp thi công sau:

Rải cáp và chôn cáp đồng thời

Sơ đồ nguyên lý

Cáp được rải và chôn đồng thời xuống dưới đáy biển. Máy chôn cáp được kéo bởi tàu chủ di chuyển tới trước theo tuyến đã được thiết kế bằng các neo điều khiển hướng theo hệ thống định vị toàn cầu GPS. Hệ thống ống phun nước cao áp (hoặc lưỡi cày, bánh xích tùy theo cấu tạo cơ cấu đào của mỗi máy) trên 2 thân cày đặt hai bên thân cáp tạo nên rãnh cáp ở phía trước có độ sâu theo chế độ cài đặt.

Cáp được thả xuống đáy rãnh (hoặc tì trượt xuống đáy rãnh đối với loại máy chôn cáp có cơ cấu đào dạng lưỡi cày hoặc bánh xích) ở phía sau. Máy chôn cáp di chuyển về phía trước, tiếp tục phun nước cao áp tạo rãnh, đồng thời lượng đất cát xói lở sẽ được ống phun định hướng đẩy về phía sau lấp đầy rãnh cáp.

Quá trình này được thực hiện một cách liên tục và đồng thời. Độ sâu chôn cáp có thể điều chỉnh bằng hai chân trượt phía trước, tối đa có thể chôn sâu 3m so với mặt đáy biển tùy thuộc công suất của máy. Quá trình thực hiện được giám sát, kiểm soát, điều khiển liên tục. 

Phương pháp này có ưu điểm là giảm thiểu  hư hỏng cáp ngầm, tuy nhiên chi phí đầu tư cao do công nghệ phức tạp.

Máy chôn cáp thực hiện rải cáp và chôn cáp đồng thời

Rải cáp trước và chôn cáp sau 

Với phương pháp này, cáp được rải xuống đáy biển bằng hệ thống rải cáp theo từng đoạn tuyến hoặc toàn bộ tuyến đã được định sẵn, sau đó máy chôn cáp thực hiện chôn cáp xuống dưới mặt đáy biển theo chiều sâu thiết kế đã được cài đặt. Hệ thống cảm biến nhận dạng cáp giúp máy chôn cáp định hướng di chuyển dọc theo thân sợi cáp. Nguyên lý chôn cáp trong phương pháp này giống như phương pháp rải cáp và chôn cáp đồng thời, chỉ khác ở cơ cấu đường cáp vào máy và thiết bị dò tìm nhận dạng cáp.

Phương pháp này có nguy cơ hư hỏng cáp ngầm trong quá trình thi công do neo tàu, thủy lưu, lưới cá.

Máy chôn cáp phun nước áp lực chôn cáp sau khi cáp được rải

Đào rãnh trước và chôn cáp sau

Với phương pháp này, rãnh cáp được đào sẵn theo độ sâu thiết kế bằng các thiết bị chuyên dụng như: rôbốt, máy xúc, xáng cạp.., sau đó cáp được rải xuống và lấp đất lại. So với 2 phương pháp trên, phương pháp này khá đơn giản và được sử dụng chủ yếu ở khu vực nước cạn, khu vực tiếp bờ; không phù hợp cho những khu vực đáy biển có dòng chảy mạnh, sóng lớn mang đất cát.

Rôbốt đào rãnh cáp

Máy xúc

Xáng cạp

Việc lựa chọn giải pháp thi công cáp ngầm dưới biển cần thiết có sự phối hợp một cách khoa học các phương pháp thi công trên cơ sở điều kiện địa chất, địa hình, thủy lưu nhằm đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí đầu tư.


Nguồn: EVN CPC

Share

Thủy điện Tuyên Quang: Vận hành an toàn, sản xuất hiệu quả, đóng góp ngân sách 306 tỷ đồng

Thủy điện Tuyên Quang: Vận hành an toàn, sản xuất hiệu quả, đóng góp ngân sách 306 tỷ đồng

Năm 2024, Công ty Thủy điện Tuyên Quang đã quản lý vận hành Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang an toàn, ổn định và hiệu quả, đáp ứng các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật.


Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 16/1

Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 16/1

Đến 15h ngày 16/1, theo báo cáo nhanh của Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025, tổng diện tích có nước là 181.446 ha/488.615 ha, đạt 37,1% diện tích gieo cấy theo kế hoạch.


Phòng máy tính cho em: Lan tỏa giá trị nhân văn

Phòng máy tính cho em: Lan tỏa giá trị nhân văn

Mỗi chiếc máy vi tính để bàn được hỗ trợ lắp đặt ở những trường học còn khó khăn về cơ sở vật chất sẽ là điều kiện tốt cho thầy cô giáo và các em học sinh được tiếp cận và mở rộng tri thức, thực hiện ước mơ của mình.


Ký kết thỏa thuận thực hiện dự án "Thúc đẩy chuyển dịch ngành năng lượng tại Việt Nam"

Ký kết thỏa thuận thực hiện dự án "Thúc đẩy chuyển dịch ngành năng lượng tại Việt Nam"

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Cục Điều tiết Điện lực (ERAV), Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA) thuộc Bộ Công Thương, cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), đã chính thức ký kết Thỏa thuận thực hiện dự án "Thúc đẩy chuyển dịch ngành năng lượng tại Việt Nam" (TEV).


EVNSPC tặng quà Tết cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Đồng Tháp

EVNSPC tặng quà Tết cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Đồng Tháp

Sáng 16/1, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa phối hợp với Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) trao tặng 60 suất quà Tết cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.