Nguồn khí cho phát điện: Làm gì để cân đối cung – cầu?

10:00, 14/11/2019

80% sản lượng khí tiêu thụ tại thị trường Việt Nam dành cho phát điện. Tuy nhiên, theo dự báo, sau 2019, thị trường nhiên liệu khí sẽ rất căng thẳng do sản lượng khai thác khí của Việt Nam giảm mạnh, dẫn đến thiếu sản lượng khí cho sản xuất điện.

Nhu cầu tăng, sản lượng khai thác giảm

Tại hội thảo “Tiềm năng phát triển thị trường khí tại Việt Nam”, ông Đoàn Hồng Hải - Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam hiện có 7.200MW điện khí. Việc phát triển nhiệt điện khí được đánh giá là rất cần thiết, đảm bảo được sự đa dạng các nguồn nhiên liệu sơ cấp cho phát điện; tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.

Nhiệt điện khí có công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, thân thiện với môi trường, rất phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Đặc biệt, nhiệt điện khí sẽ kịp thời bổ sung nguồn điện khi các nhà máy điện năng lượng tái tạo (NLTT) không ổn định, hoặc không thể phát điện do thời tiết. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khí sẽ vào khoảng 19.000MW, tương ứng với việc sẽ sử dụng 22 tỷ m3 khí cho phát điện. 

Nhu cầu nhiên liệu khí cho phát điện ngày càng tăng, nhưng nguồn cung ngày càng cạn kiệt. Ông Phùng Văn Sỹ - Đại diện Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương cho biết, từ năm 2023, khả năng cấp khí của PVN qua đường ống PM3 - Cà Mau chỉ còn một nửa, giảm nhanh từ 2023 và đến năm 2028 sẽ ngừng cấp khí. Đáng chú ý, các mỏ khí khác cũng đang trong tình trạng báo động. Mỏ Bạch Hổ - mỏ chủ lực của ngành Dầu khí Việt Nam, sau 32 năm khai thác, hiện đã bước vào giai đoạn suy kiệt. Các mỏ dầu khí khác như Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông... cũng đang ở giai đoạn suy giảm sản lượng hoặc có độ ngập nước cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình khai thác. Lô khí 06.1 ở bể Nam Côn Sơn cũng sẽ dừng khai thác vào tháng 5/2023, gây tình trạng thiếu khí tại khu vực Đông Nam Bộ. 

Trung tâm Điện lực Phú Mỹ. Ảnh ĐVCC

Sẽ phụ thuộc vào nguồn khí nhập khẩu

Theo tính toán của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ cần nhập khẩu LNG, bù đắp sản lượng khí thiếu hụt cho sản xuất điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tới năm 2030, khoảng gần 50% nhiên liệu khí cho phát điện là từ nguồn LNG nhập khẩu.

Sự phát triển nhiệt điện khí của Việt Nam trong tương lai được dự báo phụ thuộc lớn vào nguồn LNG nhập. Tuy nhiên, nếu thị trường LNG quốc tế có biến động lớn về giá, sẽ tác động không nhỏ đến giá thành sản xuất điện tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm trong xây dựng, vận hành các dự án kho cảng LNG và chuỗi dự án điện khí sử dụng LNG. Ngoài ra còn có những khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm phù hợp, xây dựng kho cảng chứa  LNG. 

Các chuyên gia của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, cần có sự điều hành của Chính phủ trên cơ sở đảm bảo cung cấp điện; cũng như cần có sự hài hòa lợi ích của các nhà đầu tư và khách hàng sử dụng điện. Ngoài ra, cũng cần có cơ chế cho các dự án điện khí, đảm bảo được hiệu quả của dự án và thu hút được vốn đầu tư. Cùng với đó, cần xây dựng kho cảng nhập khẩu LNG đồng bộ với các nhà máy điện khí, cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện sử dụng LNG theo quy hoạch và bổ sung cho nguồn khí trong nước đang suy giảm.

Song song với nhập khẩu khí LNG, Việt Nam cũng cần ổn định các nguồn khí trong nước đang khai thác như Nam Côn Sơn, PM3 - Cà Mau, đồng thời triển khai các chuỗi dự án Lô B, Cá Voi Xanh đúng tiến độ, đảm bảo nhiên liệu khí cho phát điện. 

Dự kiến sản lượng cung cấp khí trong thời gian tới (Đơn vị: Tỷ m3/năm)

Năm

Sản lượng khai thác

Nhập khẩu, phân phối LNG

2021 - 2025

 13- 19

 1- 4

2026- 2035

 17 - 21

 6 – 10

Phát triển nhiệt điện khí theo Quy hoạch 7 điều chỉnh:

Năm

Công suất

Sản lượng

 

MW

Tỷ trọng nguồn trong hệ thống điện (%)

Tỷ kWh

Tỷ trọng sản lượng toàn hệ thống (%)

2020

8.940

14,9

44

16,6

2030

19.036

14,7

96

16,8


Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý & Hội nhập

Share

Cập nhật tình hình lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 14/2

Cập nhật tình hình lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 14/2

Tính đến 15h ngày 14/2/2025 (ngày cuối đợt 2 lấy nước), tổng diện tích đã lấy được nước là 473.941ha/488.615 ha, đạt 97,0% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Các tỉnh chưa hoàn thành 100% diện tích gồm Bắc Ninh (98%), Vĩnh Phúc (93%), Hải Dương (93%), Hà Nội (90%). Các diện tích sẽ tiếp tục được địa phương cấp đủ nước bằng trạm bơm dã chiến hoặc đã chủ động nguồn nước.


Các hồ chứa thủy điện của EVN đã xả 3,269 tỷ m3 nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025

Các hồ chứa thủy điện của EVN đã xả 3,269 tỷ m3 nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, kết thúc 2 đợt lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, tổng lượng nước các hồ chứa thủy điện của EVN đã xả là 3,269 tỷ m3.


Công điện của EVN về chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới

Công điện của EVN về chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có Công điện số 921/CĐ-EVN gửi các đơn vị thành viên của EVN về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.


Cập nhật tình hình lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 13/2

Cập nhật tình hình lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 13/2

Đến 15h ngày 13/2/2025, tổng diện tích gieo cấy có nước là 470.443 ha/488.615 ha, đạt 96,3% (tăng 1% so với ngày trước đó), gồm: Thái Bình 100%, Nam Định 100%, Hà Nam 100%, Hưng Yên 99,5%, Phú Thọ 99%, Ninh Bình 99%, Bắc Ninh 97%, Hải Phòng 97%, Hải Dương 93%, Vĩnh Phúc 91%, Hà Nội 88%.


EVN có 2 đảng viên là công nhân lao động được Tổng Liên đoàn Lao động biểu dương

EVN có 2 đảng viên là công nhân lao động được Tổng Liên đoàn Lao động biểu dương

Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I, năm 2025, sẽ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025) và Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 2 đảng viên được biểu dương.