Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát lệnh khởi công Nhà máy Thủy điện Đa Nhim mở rộng

17:48, 12/12/2015

Đúng 10h00 ngày 12/12, tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã bấm nút khởi công xây dựng Dự án Nhà máy Thủy điện Đa Nhim mở rộng.

Tham dự còn có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng; Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản – JICA (đơn vị tài trợ vay vốn cho dự án); lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam...

Dự án do Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (thuộc Tổng công ty Phát điện 1- Tập đoàn Điện lực Việt Nam) làm Chủ đầu tư, có quy mô 01 tổ máy lắp mới, công suất 80 MW, với tổng mức đầu tư trên 1.952 tỷ đồng, sử dụng vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản (85%) và vốn đối ứng của chủ đầu tư (15%). Tổng diện tích chiếm đất của dự án là 31,25 ha.

Các hạng mục xây dựng mới công trình mở rộng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim gồm: Cửa nhận nước; đường hầm áp lực, tháp điều áp, nhà van, đường ống áp lực, Nhà máy (hồ chứa, đập dâng và đập tràn, kênh xả sử dụng dùng chung của nhà máy hiện hữu). 

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải phát lệnh khởi công Dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim - Ảnh: Ng.Tuấn.

Theo tiến độ kế hoạch, tổ máy mở rộng sẽ được hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm trong quý I-2018 và vận hành thương mại trong quý II-2018. Khi đi vào vận hành, Nhà máy Thủy điện Đa Nhim sẽ chuyển chế độ vận hành từ chạy nền sang chạy tăng công suất phủ đỉnh, góp phần tăng tính ổn định cho Hệ thống điện Quốc gia, duy trì ổn định cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư vùng hạ lưu nhà máy.

Nhà máy Thủy điện Đa Nhim hiện hữu được xây dựng từ năm 1960 gồm 4 tổ máy, công suất 4x40MW, sau khi hoàn thành dự án mở rộng, sẽ nâng tổng công suất của Nhà máy Đa Nhim từ 160 MW lên 240 MW. Nhà máy sẽ góp phần đảm bảo cung cấp điện cho khu vực miền Nam, đặc biệt vào mùa khô và các năm cạn kiệt; giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam; giảm tổn thất điện năng, tăng tính an toàn, ổn định, kinh tế cho hệ thống với sản lượng tăng thêm toàn nhà máy bình quân hàng năm khoảng 99 triệu kWh.

Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cho biết, cùng với việc góp phần quan trọng đảm bảo cấp điện cho miền Nam từ năm 2018, dự án được xây dựng trong bối cảnh hiện nay rất có ý nghĩa trong việc tận dụng và khai thác tối đa hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; chủ động hơn trong việc cấp nước cho tỉnh vào mùa khô, giảm tình trạng thiếu nước canh tác và sinh hoạt, để phát triển công, nông nghiệp bên vững; góp phần tăng doanh thu cho Doanh nghiệp và địa phương từ việc tăng sản lượng điện sản xuất. Và một thuận lợi nữa là Dự án không phải thực hiện di dân tái định cư.

Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương sự nỗ lực của Chính quyền tỉnh Ninh Thuận, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi sớm hoàn thành các thủ tục để dự án triển khai đúng tiến độ. Tuy giá trị sản lượng tăng thêm của dự án không lớn nhưng ý nghĩa lớn nhất của Dự án là tận dụng tài nguyên bằng việc hạn chế xả thừa, qua đó tăng hiệu quả chung của Nhà máy Thủy điện Đa Nhim trong bối cảnh nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện của nước ta ngày càng khó khăn.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu EVN, Tổng công ty Phát điện 1 mà đại diện là Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi phải bảo đảm vận hành nhà máy thủy điện Đa Nhim hiện hữu an toàn, hiệu quả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, thực hiện công tác xây dựng mở rộng nhà máy theo đúng các quy định hiện hành; đảm bảo an toàn lao động và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư; đảm bảo tiến độ đưa tổ máy vào vận hành đúng tiến độ với chất lượng cao nhất; đảm bảo môi trường trong quá trình thi công.


Bảo Ngọc

Share

Cập nhật tình hình lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 12/2

Cập nhật tình hình lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 12/2

Tính đến 15h ngày 12/2/2025 (ngày thứ 5 của đợt 2 lấy nước), tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 của 11 tỉnh, thành phố đã có đủ nước là 465.585 ha/488.615 ha, đạt 95,3%.


Nhu cầu nhiệt điện than thế giới vẫn tăng mạnh

Nhu cầu nhiệt điện than thế giới vẫn tăng mạnh

Theo các nhà phân tích từ trang CNBC, trong bối cảnh thế giới đang dịch chuyển sang các nguồn năng lượng bền vững, nhu cầu sử dụng điện than tại một số quốc gia vẫn tăng mạnh.



Cẩn trọng trước loạt thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dịp sau Tết Nguyên đán

Cẩn trọng trước loạt thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dịp sau Tết Nguyên đán

Lợi dụng nhu cầu tham gia các hoạt động giải trí, tín ngưỡng, vui Xuân đầu năm hay tìm kiếm việc làm sau Tết của người dân, các đối tượng thông qua mạng xã hội tiếp tục thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, cẩn trọng khi giao dịch trực tuyến, đồng thời tăng cường tuyên truyền cho những người xung quanh để không bị “sa bẫy” các chiêu trò ngày càng tinh vi, khó lường.


Cúm mùa và các biện pháp phòng chống

Cúm mùa và các biện pháp phòng chống

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Có 4 chủng vi rút cúm mùa gồm: A, B, C và D, trong đó vi rút cúm A và B là 2 chủng vi rút chính ở người có thể gây ra các đợt dịch cúm mùa, cũng như các trường hợp tản phát và đợt bùng phát ngoài mùa cúm.