Nhu cầu nhiệt điện than thế giới vẫn tăng mạnh

09:45, 12/02/2025

Theo các nhà phân tích từ trang CNBC, trong bối cảnh thế giới đang dịch chuyển sang các nguồn năng lượng bền vững, nhu cầu sử dụng điện than tại một số quốc gia vẫn tăng mạnh.

Theo dự báo của CNBC, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu than lớn thứ 5 thế giới. Ảnh: Cục Điều tiết Điện lực

Điểm danh những "ông lớn" trong ngành nhiệt điện than

Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu than toàn cầu đã phá vỡ kỷ lục là 8,77 tỷ tấn vào năm 2024 và sẽ duy trì ở đà tăng cho đến năm 2027. Điều này cũng dẫn đến tổng công suất nhiệt điện than trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 2.175 gigawatt trong năm 2024, theo dữ liệu từ Global Energy Monitor.

Chia sẻ với CNBC, bà Dorothy Mei - Giám đốc Dự án Global Coal Mine Tracker thuộc Tổ chức Nghiên cứu năng lượng Global Energy Monitor - nhận định: "Thế giới vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu than, chủ yếu là do nhu cầu nhiệt điện than tăng ở châu Á, ngay cả khi châu Âu và Mỹ chứng kiến ​​mức tiêu thụ giảm đáng kể".

Nhu cầu điện than mạnh mẽ ở châu Á cũng một phần là do giá khí đốt tăng vọt kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bắt đầu. Trong bối cảnh đó, một số nước nhập khẩu khí đốt lớn như Trung Quốc đã thu hẹp và bãi bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy điện khí.

Số liệu mới nhất của IEA cho biết, với vai trò là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đang là nơi tiêu thụ than lớn nhất toàn cầu. Trung Quốc gần đây đã báo cáo rằng, lượng than nhập khẩu của nước này đã tăng vọt 14,4% trong năm 2024, lên mức cao kỷ lục là 542,7 triệu tấn.

Một mỏ khai thác than ở tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Image

Theo bà Mei, chiến lược dự trữ than của Trung Quốc đến từ việc nước này mong muốn có thể đối phó với tình trạng thiếu điện tiềm ẩn, do các điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây ra.

Trên thực tế, thủy điện, điện gió và điện mặt trời chiếm gần 30% cơ cấu điện của Trung Quốc. Nhưng khi sản lượng thủy điện giảm do lượng mưa không đủ, Chính phủ Trung Quốc thường dựa vào nhiệt điện than để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho đất nước.

"Một rào cản lớn trong quá trình chuyển đổi năng lượng đến từ khó khăn trong việc truyền tải điện mặt trời và điện gió giữa các tỉnh lớn. Điện than sẽ tiếp tục là trụ cột năng lượng quan trọng ở Trung Quốc cho đến khi nước này tích hợp và phát triển lưới điện đầy đủ", bà Mei cho biết.

Tại Ấn Độ, thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu cũng đã dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng cao. Trong khi đó, các nguồn năng lượng sạch hiện tại đang không thể đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước này.

Tuy vậy, Ấn Độ cũng có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển ngành năng lượng tái tạo. Tính đến tháng 10 năm ngoái, năng lượng tái tạo đã chiếm hơn 46,3% công suất phát điện của quốc gia này, theo báo cáo của Bộ Năng lượng Mới và Tái tạo Ấn Độ.

Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, những "ông lớn" khác trong ngành điện than tại châu Á đang là Philippines, Indonesia và Việt Nam, theo các nhà phân tích từ CNBC. Các nhà phân tích dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than lớn thứ 5 thế giới, do đã nhập khẩu than đạt mức cao kỷ lục vào năm 2024.

Giống như Việt Nam, Indonesia cũng đã nhập khẩu than kỷ lục vào năm ngoái. Dữ liệu từ Bộ Năng lượng và Khoáng sản của Indonesia năm 2024 cho thấy sản lượng than nước này đã tăng lên khoảng 831 triệu tấn.

Trong khi đó, tỷ trọng của nhiệt điện than trong cơ cấu điện của Philippines đã vượt qua Trung Quốc vào năm 2023, khiến quốc gia này dần trở thành nước có ngành điện than lớn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nhân tố AI trong ngành nhiệt điện than

Nhu cầu điện than tại châu Á đang lớn mạnh, trong bối cảnh IEA dự đoán mức tiêu thụ điện toàn cầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng vào năm 2025.

Chia sẻ với CNBC, ông Rob Thummel, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại Công ty Tortoise Capital nhận định: "Thế giới đang cần nhiều năng lượng hơn và cần ngay bây giờ. Để nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng, cần có các nguồn năng lượng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đáng tin cậy".

Cuộc chạy đua về trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đã thúc đẩy nhu cầu năng lượng của thế giới. Các báo cáo đã chỉ ra rằng, nhu cầu điện gia tăng do các trung tâm dữ liệu trên toàn toàn cầu dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu về nhiệt điện than.

"Cả thế giới đang trong cuộc đua giành ưu thế về AI. Các trung tâm dữ liệu AI là những đơn vị sử dụng điện rất lớn, khiến việc ngừng sử dụng các nguồn năng lượng giá rẻ như nhiệt điện than trở nên khó khăn hơn", ông Tim Winter, Giám đốc danh mục đầu tư tại Công ty Gabelli Funds cho biết.

Theo báo cáo của Công ty Tư vấn Moody's Ratings, đến năm 2030, nhu cầu điện từ các trung tâm dữ liệu có thể vượt quá 35 GW, gấp đôi so với mức 17 GW được ghi nhận vào năm 2022.

Bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của ngành nhiệt điện than, một số chuyên gia vẫn giữ thái độ lạc quan vào tiềm năng của các ngành năng lượng xanh trong tương lai.

Chia sẻ với CNBC, ông Ian Roper, chiến lược gia hàng hóa tại Công ty Đầu tư Astris Advisory Japan KK nhận định: "Chính phủ nhiều quốc gia đang có cam kết đối với năng lượng tái tạo. Trên thực tế, mức tiêu thụ than đã giảm ở các quốc gia châu Âu và Đông Bắc Á trong những năm gần đây".

 

Link gốc

 


Theo https://congthuong.vn/

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Dấu ấn EVNSPC: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Dấu ấn EVNSPC: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).


Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã trải qua một vụ mất điện đột ngột trên diện rộng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Sân bay cũng phải đóng cửa, còn hành khách mắc kẹt trong tàu điện ngầm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.