Máy phát điện mini bằng sức gió
|
Người dân ở một số vùng núi cao thường gọi thiết bị phát điện mini bằng sức nước là “củ phát”, hay “củ điện”. Ở những khu vực điện lưới khó tiếp cận, thì những thiết bị phát điện mini này là nguồn cung cấp điện chính cho của người dân. Nhưng do chủ quan, thiếu kiến thức về an toàn điện, nên bà con đã tận dụng nguồn điện này chưa thực sự hữu ích.
Cách đây một vài năm, anh Đinh Chí Hải (xã Hưng Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái) sử dụng “củ điện” để tận dụng điện thắp sáng chuồng gia súc. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, anh Hải dùng các dây điện trần để làm đường dẫn, các cột điện được tận dụng bằng các cây gỗ, tre nứa tạm bợ. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi chỉ một va chạm nhỏ của gia súc cũng khiến những cột điện này bị đổ, dây dẫn trần có thể gây tai nạn điện giật cho người và gia súc bất cứ lúc nào. Ngoài ra, khi trời mưa, hay thời tiết xấu, dây dẫn của “củ điện” thường bị rò điện.
Bên cạnh đó, các thiết bị này thường được bà con đặt ở khá xa nhà và để ở ngoài trời. Điều đó khiến vỏ máy dễ bị han, gỉ dẫn đến máy bị rò điện, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Để tiết kiệm chi phí, một số người dân còn tận dụng dây thép trần để làm đường điện, không những gây nguy hiểm trực tiếp tới những đối tượng ở gần, mà còn khiến hệ thống điện trong khu vực không ổn định, dẫn đến các thiết bị điện trong nhà có thể bị cháy hỏng bất cứ lúc nào.
Hiện nay, tại các khu vực núi cao, những vùng khó khăn, “củ điện” vẫn được người dân sử dụng khá phổ biến làm nguồn cung cấp điện năng chính. Ông Đỗ Đức Quân – Vụ trưởng Vụ Thủy điện – Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng: “Vì chỉ sử dụng sức nước, nên những thiết bị phát điện mini bằng sức nước hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường và có thể nói đây là một dạng của năng lượng tái tạo. Trong khi ở những khu vực vùng sâu vùng xa, việc đầu tư điện lưới vô cùng khó khăn, thiết bị phát điện mini bằng sức nước là một hình thức tận dụng năng lượng cần được khuyến khích sử dụng và phát triển”.
Để sử dụng nguồn điện này an toàn cần:
- Đầu tư thiết bị bảo vệ và truyền dẫn một cách khoa học.
- Người dân cần xây dựng các khu vực để lắp đặt thiết bị phát điện mini cố định, tránh việc di chuyển nhiều gây hỏng hóc và để có thể sử dụng điện được liên tục.
- Hệ thống truyền dẫn phải đảm bảo an toàn và cách điện, tốt nhất.
- Hệ thống truyền dẫn nên được chú trọng đầu tư như mạng điện lưới thông thường, nó sẽ giúp cho việc sử dụng, sửa chữa và đảm bảo an toàn hơn.
Thiết bị phát điện mini bằng sức nước:
- Nguyên lý hoạt động: Dòng điện được tạo ra từ nước sông, suối, đẩy cánh quạt làm tua bin quay.
- Công suất của thủy điện mini từ 300 W- 30 kW
- Chi phí từ 5 - 30 triệu đồng/1 chiếc.
|
Theo chuyên đề Thế giới điện
Share