Thụy Điển chuẩn bị xây dựng tuyến đường kiêm tính năng sạc pin không dây đầu tiên trên thế giới

Đây là tuyến đường kiêm tính năng sạc pin không dây đầu tiên trên thế giới dùng cho ô tô điện hay đường cao tốc điện tử (Electric Road System - ERS), dự kiến sẽ đi vào hoạt động thử nghiệm từ năm 2025.

Thụy Điển đi trước đón đầu giao thông không phát thải

Khi EU thông qua một đạo luật mang tính bước ngoặt tháng 4/2023  yêu cầu tất cả ô tô mới bán ra từ năm 2035 không thải khí CO2, các nước châu Âu gấp rút chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho phương tiện di chuyển không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tiên phong, Thụy Điển hiện đang điện khí hóa vĩnh viễn một con đường cao tốc, biến thành tuyến đường sạc điện cho xe khi đang đi. Sau giai đoạn thử nghiệm, năm 2035 tuyến đường điện tử này sẽ mở rộng tới 3.000 km trải dài khắp đất nước.

Jan Pettersson, Giám đốc phát triển chiến lược tại Trafikverket, cơ quan quản lý giao thông Thụy Điển, nơi xây dựng dự án thử nghiệm này cho biết, giải pháp điện khí hóa là con đường để khử cacbon trong ngành giao thông trong tương lai. Tuyến đường có tên E20, kết nối các trung tâm hậu cần giữa Hallsberg và Orebro, nằm ở giữa ba thành phố lớn của Thụy Điển là Stockholm, Gothenburg và Malmo.

Thụy Điển đang chuẩn bị xây dựng hệ thống đường cao tốc ERS thử nghiệm. Nguồn: altfutures

Nguyên lý hoạt động của E20

Theo Pettersson, dự án hiện đang ở giai đoạn mua sắm và lên kế hoạch. Phương pháp sạc cho E20 chưa được quyết định chính thức, nhưng có 3 cách sạc đang được lựa chọn: hệ thống dây xích, hệ thống dẫn điện (dựa trên mặt đất) và hệ thống cảm ứng.

Hệ thống dây xích sử dụng dây điện trên cao để cung cấp điện cho một loại xe buýt hoặc xe điện đặc biệt và do đó chỉ có thể được sử dụng cho các phương tiện hạng nặng. Mặt khác, sạc dẫn điện hoạt động cho cả phương tiện hạng nặng và ô tô cá nhân miễn là có hệ thống dẫn điện như đường ray. Các phương tiện được sạc thông qua một thanh chạm vào đường ray.

Kinh nghiệm xây dựng E20 được dựa vào các nghiên cứu tương tự trước đó. Năm 2018, Trafikverket đã khánh thành đường ray sạc đầu tiên trên thế giới dành cho xe điện trên đường công cộng với tư cách là một thí điểm giữa sân bay Arlanda của Stockholm và khu hậu cần hậu cần ở Rosersberg. Dọc theo đoạn đường dài 2 km, một đường ray điện đã được xây dựng trên đường nhựa để các xe tải điện hạ cánh tay chuyển động để nhận điện.

Hệ thống sạc cảm ứng sử dụng thiết bị đặc biệt được chôn bên dưới đường để truyền điện đến một cuộn dây trong xe điện. Cuộn dây trong xe sau đó sử dụng điện đó để sạc pin. Đến năm 2020, Trafikverket tiếp tục xây dựng một con đường điện không dây dành cho xe tải hạng nặng và xe buýt ở thành phố đảo Visby.

Có 3 cách sạc được lựa chọn là dùng hệ thống dây xích, hệ thống dẫn điện (dựa trên mặt đất) và hệ thống cảm ứng. Nguồn: carbuzz

Lợi ích của hệ thống đường ERS

Theo giám đốc Pettersson, thế giới đang đối mặt với một "thách thức đặc biệt" trong việc duy trì sạc cho các phương tiện hạng nặng nên dự án ERS tập trung vào giải quyết nút thắt này. Trong khi phần lớn ERS tập trung vào xe tải, thì ô tô cá nhân cũng có thể được hưởng lợi như mục đích mà dự án của Trafikverket đang hướng tới.

Nghiên cứu đã mô phỏng mô hình chuyển động của 412 ô tô do tư nhân điều khiển trên các đoạn đường quốc gia của Thụy Điển và châu Âu, các nhà khoa học phát hiện thấy việc kết hợp sạc điện tại nhà với sạc điện năng động có thể giảm tới 70% kích thước của pin. Chưa hết, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy không phải tất cả các tuyến đường ở Thụy Điển cần phải được điện khí hóa mà chỉ cần 25% là mang lại hiệu quả cao nhất. Vì lợi ích kinh tế và môi trường nên các quốc gia khác như Ý, Anh, Mỹ và Ấn Độ hiện đã tăng gấp đôi việc xây dựng các hệ thống ERS.

Trang tin Euro News cho biết, với kế hoạch mở rộng thêm 3.000 km đường điện vào năm 2035, Thụy Điển đang hợp tác với Đức và Pháp để chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu để sớm xây dựng hệ thống cao tốc kiêm chức năng sạc điện trên thực tế, nhằm tạo ra hệ thống giao thông xanh sạch, phục vụ cho mục tiếu Net Zero vào năm 2050.
 

 

 


  • 24/05/2023 03:03
  • KN (Theo Euronews–4/2023)
  • 4156