• Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

      Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế phát hành bộ infographics khuyến cáo cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới bao gồm: 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn), Vắc xin, Thuốc, Điều trị, Công nghệ, Ý thức người dân và các biện pháp khác.

      Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam trên khắp miền tổ quốc cùng đoàn kết, chung sức nâng cao ý thức phòng bệnh, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của cá nhân, gia đình và toàn thể xã hội.

      Nội dung trên nằm trong Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Y tế phát động cùng với chủ đề “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” năm 2022.

       

       

    • 5 bước cần thực hiện khi là F0 điều trị tại nhà

    • Tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với người mắc COVID-19 điều trị tại nhà

    • Dễ theo dõi: 10 việc F0, F1 cần làm khi cách ly tại nhà

    • Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về cách xác định F0 và F1

      Ảnh minh hoạ.

      Ngày 29/12, Bộ Y tế vừa có Công văn số 11042/BYT-DP về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

      Theo đó, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến thể có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron. Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, nhưng số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố.

      Để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 với 3 nhóm đối tượng, cụ thể:

      Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp:

      - Người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như: Sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp. 

      - Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên. 

      - Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

      - Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.

      - Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.

      Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp: 

      - Người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (RT-PCR). 

      - Người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

      - Người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ là F1 có 2 trong số các biểu hiện lâm sàng ho, sốt đau họng…) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

      - Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

      Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

      Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp:

      - Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. 

      - Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0. 

      - Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. 

      - Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

      Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT>30. 

      Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

      Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

      Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

      Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.

      Link gốc.

       

    • Hướng dẫn cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà

      1. Công văn 4095/UBND-KGVX ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố Hà Nội hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần (F1).

      Xem văn bản tại đây.

      2. Phương án 276/PA-UBND ngày 02/12/2021 của UBND thành phố về cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

      Xem văn bản tại đây.

      3. Tài liệu của Sở Y tế Hà Nội về hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà.

      Xem văn bản tại đây.

      Link gốc.

    • Tài liệu hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà

      Xem và tải file Tại đây

    • Clip: Hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

      Xem chi tiết tại đây 

    • [Infographics] Bài tập vận động khi điều trị COVID-19 tại nhà

      Người nhiễm COVID-19 từ nhẹ đến vừa được khuyến cáo nên nghỉ ngơi tại giường và vận động vừa sức. Vận động giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu và giúp thư giãn.

      Link gốc

    • Hướng dẫn sử dụng bình ô-xy y tế tại nhà

    • TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn tìm giường oxy cho bệnh nhân trên điện thoại

      Theo thông tin từ Sở thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh, Oxy 247 là ứng dụng nhằm hỗ trợ cho các bệnh nhân COVID-19, cơ quan y tế tìm nhanh bệnh viện còn giường oxy và máy thở để kịp thời liên hệ, phục vụ các tình huống cần cấp cứu bệnh nhân. Đồng thời, ứng dụng còn hỗ trợ thông tin giúp các cơ quan phòng chống dịch điều phối các nguồn oxy hiệu quả.

      Ứng dụng Oxy 247 được xây dựng theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Y tế và Sở Xây dựng để triển khai. Dữ liệu của Oxy 247 được kết nối trực tuyến từ hệ thống quản lý của Sở Y tế và sẽ được bổ sung và cập nhật.

      Việc cài đặt và sử dụng ứng dụng đơn giản và dễ dàng thực hiện qua các bước như sau:

      Bước 1: Người dân truy cập vào địa chỉ https://oxy.tphcm.gov.vn.

      Bước 2: Lựa chọn phiên bản cài đặt phù hợp với hệ điều hành mà thiết bị mình đang sử dụng.

      Bước 3: Cấp các quyền cài đặt theo hướng dẫn và tiến hành cài đặt.

      Bước 4: Truy cập ứng dụng và tiến hành tra cứu các thông tin.

      Được biết hiện nay ứng dụng cho phép người dùng truy cập các thông tin như số giường oxy, máy thở còn trống tại các bệnh viện; xe thông tin chi tiết oxy, máy thở, địa chỉ bệnh viện và thông tin liên hệ; Cung cấp vị trí và hướng dẫn đường đi đến các bệnh viện có giường oxy còn trống.

      Hiện người dùng chỉ có thể tiến hành cài đặt ứng dụng thông qua địa chỉ https://oxy.tphcm.gov.vn, ứng dụng hiện chưa có mặt trên cửa hàng CH-PLAY cũng như APP Store.

      Ứng dụng Oxy 247 được xây dựng trên 2 nền tảng iOS và Android.

      Tra cứu thông tin trên ứng dụng Oxy 247.

      Link gốc.

    • Những trường hợp nào mắc COVID-19 phải điều trị tại cơ sở y tế?

      Người cao tuổi mắc COVID-19 có nguy cơ bệnh nghiêm trọng hơn các lứa tuổi khác.

      Người cao tuổi mắc COVID-19 có nguy cơ nghiêm trọng hơn các lứa tuổi khác

      Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế khi một người mắc COVID-19 (F0), các thành viên trong gia đình có thể thấy lo âu, căng thẳng.

      Người mắc COVID-19 cũng có thể gặp các tình trạng căng thẳng tinh thần như:  Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân. Thay đổi thói quen ngủ, khó ngủ hoặc khó tập trung. Ăn uống kém, chán ăn. Các bệnh mạn tính trầm trọng hơn như bệnh dạ dày, tim mạch...

      Các bệnh tâm thần cũng vì thế mà có thể trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ có thể uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhiều hơn…

      Đặc biệt với người cao tuổi COVID-19 có nguy cơ bệnh nghiêm trọng  hơn các lứa tuổi khác.

      Theo đó, người cao tuổi và người chăm sóc cần biết, theo dõi để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng và cần chuyển cấp cứu kịp thời tại bệnh viện trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.

      - Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng (1.700-1.900 Kcal/ngày), cân đối, lành mạnh, nhiều rau xanh. Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

      - Cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý và sử dụng thuốc đang điều trị bệnh sẵn có theo chỉ định của bác sĩ điều trị (không bỏ thuốc).

      -  Tăng cường luyện tập tại phòng cách ly, trên giường tuỳ theo điều kiện bằng các bài tập phục hồi chức năng, xoa bóp, hỗ trợ tập luyện để nâng cao sức khỏe.

      Tất cả người nhiễm COVID-19 có bệnh nền, có thai, béo phì, trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng phải điều trị tại Bệnh viện

      Trong hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ: Tất cả người nhiễm COVID-19 có bệnh nền, có thai, béo phì, người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều phải được điều trị tại bệnh viện.

      Hướng dẫn của Bộ Y tế nhấn mạnh, trong thời gian chờ đợi được đưa đến bệnh viện, người bệnh cần:

      - Được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm như những người nhiễm khác.

      - Theo dõi sát hơn để phát hiện tất cả những bất thường. Gọi cho nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe gia đình hoặc của chính quyền địa phương hoặc đường dây nóng khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

      -Mang theo thuốc sẵn có vào bệnh viện để tiếp tục sử dụng và thông báo với bác sỹ điều trị về bệnh nền và thuốc đang sử dụng của mình.

      -Gia đình cần tích cực động viên, an ủi người nhiễm.

      Bộ Y tế cũng hướng dẫn cần bố trí người nhiễm ở phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho F0.

      - Luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác;

      - F0 cách ly, điều trị tại nhà không: Ăn uống cùng với người khác; Di chuyển ra khỏi khu vực cách ly; Tiếp xúc gần với người khác…

      Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có một số lưu ý khác về việc vệ sinh dụng cụ ăn uống của F0 để tránh lây nhiễm như: F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần; rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng; nên tự rửa bát ở phòng riêng; nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa…

      Luôn mở cửa sổ, cửa lối đi khi có thể, nhằm cho không khí luôn được thay đổi; Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác; Không để luồng khí thổi từ phòng F0 vào không gian chung; Sử dụng quạt và máy lọc không khí.

      Link gốc.

    • 'Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà' ban hành kèm theo Quyết định 4156 của Bộ Y tế

      Cán bộ y tế hỏi thăm một người nhiễm COVID-19 cách ly, theo dõi tại nhà ở TP HCM.

      Chi tiết Quyết định số 4156/QĐ-BYT kèm hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà tại đây.

      Cụ thể, những người nhiễm COVID-19 đủ 2 nhóm điều kiện sau đây sẽ được cơ quan có trách nhiệm ra quyết định cách ly, theo dõi tại nhà.

      Điều kiện thứ 1: Căn cứ mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm COVID-19

      - Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ gồm các biểu hiện: Không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút.

      - Độ tuổi: Trên 12 tháng và dưới 50 tuổi.

      - Bệnh, thể trạng kèm theo: Không có bệnh nền.

      - Không đang mang thai.

      Điều kiện thứ 2: Người nhiễm COVID-19 có khả năng tự chăm sóc bản thân

      - Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân…

      - Biết cách đo thân nhiệt.

      - Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…

      - Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn của bác sỹ.

      Nếu người nhiễm COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ người nhiễm COVID-19 thực hiện các tiêu chí trong nhóm điều kiện này. Tuy nhiên, Bộ Y tế lưu ý cần hạn chế số lượng người chăm sóc.

      Thành viên trong gia đình người nhiễm COVID-19 cách ly tại nhà cần làm gì?

      Cũng theo hướng dẫn này, ngay khi được thông báo về việc cách ly người nhiễm COVID-19 tại nhà, các thành viên trong nhà cần lưu ý một số vấn đề sau:

      Cần lưu các số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.

      Cần bố trí vùng không gian dành riêng cho người nhiễm, đồng thời phân công một người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm (nếu cần).

      Cần chuẩn bị các vật dụng tối thiểu: Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần); găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2-3 tuần); nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử; máy đo huyết áp; thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng.

      Các dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm cũng cần được chuẩn bị: Bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt) máy giặt; dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;

      Các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: Cao huyết áp, đái tháo đường, gút... với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày; các thuốc và đơn thuốc (theo đơn) của bác sĩ đối với người nhiễm (nếu có).

      Bộ Y tế lưu ý, nếu gia đình có người nhiễm COVID-19, những người trong gia đình cũng cần phải cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cộng đồng bởi những người này cũng có nguy cơ nhiễm.

      Với những gia đình có người nhiễm COVID-19 cách ly tại nhà, không cần lo lắng tích trữ thực phẩm vì sẽ có chính quyền địa phương, người thân và các lực lượng, tổ chức giúp đỡ gia đình trong thời gian cách ly tại nhà.

      Link gốc.

    • Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (bản 1.5)

      Xem đầy đủ file “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0” (phiên bản 1.5) tại đây.

      Toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà gồm 3 gói A, B, C. Trong đó, gói A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng. Gói B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Gói C là thuốc kháng virus được sử dụng theo Chương trình can thiệp cộng đồng có kiểm soát của Bộ Y tế.

      Toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà gồm 3 gói A, B, C.

      - Gói thuốc A (dùng trong 7 ngày) gồm thuốc Paracetamol 500mg, uống một viên khi sốt trên 38,5 độ C, có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt. Các loại vitamin (vitamin tổng hợp hoặc vitamin C) uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên. 

      - Gói thuốc B (dùng trong 3 ngày), hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo Sp0 dưới 95%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. Nếu chưa liên hệ được bác sĩ, người bệnh có thể uống thêm thuốc kháng viêm và thuốc chống đông (thuốc số 4), thời gian tự uống không quá 3 ngày. Trong thời gian này, người bệnh cần tiếp tục liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ. Tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ quyết định dùng tiếp các thuốc này hay không. 

      Thuốc kháng viêm dexamethasone 0,5mg uống ngày 1 lần, sáng 12 viên sau khi ăn (tương đương 6 mg/ngày) hoặc Methylprednisolone 16mg uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên sau khi ăn (tương đương 32 mg/ngày). Ngoài ra, có thể dùng Prednisolone 5mg uống ngày một lần, sáng 8 viên sau khi ăn (tương đương 40 mg/ngày) hoặc Rivaroxaban 10mg uống ngày một lần, sáng 1 viên hoặc Apixaban 2,5 mg uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên.

      3 loại thuốc kháng viêm trên không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác. 

      - Gói thuốc C (dùng trong 5 ngày) là thuốc kháng virus được chỉ định đối với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ. Thuốc Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg uống ngày hai lần - sáng 800mg, chiều 800mg - uống 5 ngày liên tục. Không sử dụng thuốc này cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người suy gan, viêm gan siêu vi cấp, suy thận, viêm tụy cấp hoặc mạn. 

      Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người bệnh đang sử dụng thuốc Molnupiravir nếu cần phải uống thuốc kháng viêm và chống đông theo hướng dẫn như trên thì ngưng sử dụng thuốc Molnupiravir.

    • 7 nhóm thuốc điều trị tại nhà cho bệnh nhân COVID-19 Bộ Y tế vừa ban hành gồm những loại gì?

      Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà có 7 loại.

      Ngày 26/8, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà.

      Theo đó, danh mục này gồm 7 nhóm thuốc: hạ sốt, giảm đau; cân bằng điện giải; hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng; sát khuẩn hầu họng; kháng virus; chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.

      Cụ thể hướng dẫn Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà gồm có: 

      - Thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol: cho trẻ em, sử dụng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg; cho người lớn, sử dụng viên nén 250mg hoặc 500mg.

      - Thuốc cân bằng điện giải dung dịch: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

      - Thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng: Vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C (có thể bao gồm kẽm); vitamin D.

      - Thuốc sát khuẩn hầu họng: Natri clorit (dung dịch 0,9% hoặc viên pha nước muối); thuốc sát khuẩn hầu họng khác.

      - Thuốc kháng virus sử dụng theo đề cương nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt hoặc theo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thuốc được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.

      - Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống, lựa chọn một trong các thuốc sau: Dexamethason 0,5mg (viên nén), Methylprednisolon 16mg (viên nén), Prednisolon 5mg (viên nén).

      - Thuốc chống đông máu đường uống, lựa chọn một trong 2 thuốc sau: Rivaroxaban 10mg (viên), Apixaban 2,5mg (viên).

      Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời cả 2 loại thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu

      Hiện nay thuốc kháng virus chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong tình huống khẩn cấp hoặc cấp phép lưu hành chính thức. 

      Thuốc được dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng theo đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học - Bộ Y tế thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai.

      Ngoài ra, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu sẽ kê ngoại trú theo các hướng dẫn trước đó. 

      Nguyên tắc là chỉ định điều trị kết hợp đồng thời cả 2 loại thuốc trên khi người bệnh có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp mà chưa kịp chuyển đến cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch và người bệnh không thuộc phạm vi chống chỉ định của thuốc.

      Cụ thể, các dấu hiệu suy hô hấp là:

      1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào và/hoặc

      2. Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc):

      - ≥ 21 lần/phút ở người lớn.

      - ≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

      - ≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ một đến dưới 5 tuổi; và/hoặc

      3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

      Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng lưu ý các y bác sĩ khi kê đơn, lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

      Link gốc.

    • Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.4)

    • Clip: Tổng quan về virus SARS-COV-2

    • Có nên dùng sớm thuốc corticosteroid cho bệnh nhân COVID-19?

      Hiện có rất nhiều toa/túi thuốc kê cho bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc corticosteroid từ sớm.

      Điều này có thể xuất phát từ việc người bệnh hiểu chưa đúng thông tin khuyến cáo của cơ quan y tế về việc sử dụng thuốc.

      Hiện, việc triển khai các túi thuốc đến tay bệnh nhân COVID-19 trong cộng đồng đang được nhân rộng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc được cấp/gợi ý, trong đó có việc dùng thuốc corticosteroid (dexamethasone, methylprednisolone) cho bệnh nhân F0 từ sớm có thực sự hiệu quả?

      Thuốc corticosteroid được sử dụng trong nhiều bệnh lý với tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Thuốc đã được thử nghiệm trên những bệnh nhân nhập viện với COVID-19 trong thử nghiệm lâm sàng RECOVERY và cho kết quả có lợi cho bệnh nhân bị bệnh nặng. Đối với những bệnh nhân phải thở máy, việc điều trị được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong.

      Corticoisteroid có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nặng (cần phải thở máy, thở oxy) nhưng không phải có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào. 

      Corticosteroid có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nhưng không phải có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào.

      Khi nào bệnh nhân COVID-19 trở nặng và cần dùng thuốc corticosteroid?

      Bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, nhưng tác nhân làm cho bệnh nặng là do chính hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này không xảy ra ở tất cả nhưng ở một số bệnh nhân, hệ miễn dịch đã hoạt động quá mức dẫn đến gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

      Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch quá mức này xảy ra sau một khoảng thời gian nhiễm virus, thường thì sau 7 ngày từ khi có triệu chứng. Vì phổi là cơ quan virus xâm nhập nên triệu chứng có thể bắt đầu từ đây như dấu hiệu giảm nhiều SpO2; lúc này có thể là thời điểm thích hợp để bắt đầu sử dụng thuốc cortisteroid nhằm "kiềm hãm" phản ứng miễn dịch. 

      Dù vậy, cần lưu ý không phải ai cũng bị và chỉ có một số bệnh nhân gặp phải phản ứng miễn dịch nặng này như đã để cập phần trên.

      Sử dụng thuốc corticosteroid sớm và những nguy cơ

      Bình thường khi bị nhiễm virus bất kỳ, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất kiềm hãm virus phát triển, có tên là inteferon. Với bệnh nhân COVID-19, người ta thấy rằng việc gia tăng sớm interferon loại 1 (type 1 interferon) dường như làm nhẹ tình trạng bệnh COVID-19, trong khi đó việc gia tăng trễ hoặc không tăng interferon này làm tăng độ nặng của bệnh và tăng nguy cơ tử vong. 

      Ứng dụng trong việc này, hiện đã có nghiên cứu dùng inteferon loại 1 tái tổ hợp cho bệnh nhân mới vừa nhiễm SARS-CoV-2 và đã cho kết quả khả quan. Điều này cho thấy vai trò của việc gia tăng sớm interferon 1 có thể giảm nhẹ triệu chứng/biến chứng của bệnh COVID-19.

      Các thuốc corticosteroid cũng cho thấy tác dụng ức chế interferon loại 1. Dù chưa có bằng chứng rõ ràng việc dùng thuốc corticoisteroid có làm giảm interferon loại 1 này ở bệnh nhân COVID-19 hay không, các dữ liệu có được đến thời điểm này dường như cho thấy mối liên quan.

      Ngoài ra, đã có nhiều bằng chứng chỉ ra việc dùng thuốc corticoteroid cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ sẽ không có hiệu quả, thậm chí gây hại. 

      Một nghiên cứu khác cho thấy việc dùng thuốc corticosteroid sau 7 ngày từ khi có triệu chứng COVID-19 cho hiệu quả giảm tử vong cao hơn so với việc nếu dùng thuốc sớm hơn (trước 7 ngày từ khi có triệu chứng). Đó là chưa kể thuốc còn làm chậm thời gian loại bỏ virus khỏi cơ thể. 

      Vì vậy, nếu dùng sớm (giai đoạn virus tăng sinh) có thể không có lợi so với giai đoạn sau (phản ứng miễn dịch) khi lượng virus đã giảm đi nhiều. Ngoài ra, việc không tính đến những bệnh lý kèm theo của bệnh nhân cũng có thể dẫn đến biến chứng khi dùng corticosteroid như tăng đường huyết, tăng nhãn áp, loạn thần…

      Việc dùng dexamethasone và methylprednisolone ngay khi bệnh nhân biết mình nhiễm COVID-19 dường như không có lợi, mà có thể gây hại, thậm chí có thể làm bệnh nặng hơn.

      Thời điểm có thể xem xét dùng thuốc này thường sau 7 ngày tính từ lúc có triệu chứng COVID-19 (sốt, ho...) và trên những bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến nặng (giảm nhiều SpO2).

      Link gốc.

    • Bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm COVID-19

    • 'Sự thật về vắc xin COVID-19' do Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và Bộ Y tế phối hợp thực hiện

    • 8 điều cần biết khi thực hiện cách ly tại nhà

      Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh

      https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tai-lieu-truyen-thong/08-dieu-ban-can-biet-va-thuc-hien-khi-cach-ly-tai-nha-35a8b5e0d44fa5ee96104cfc341fe126.html

    • Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 cách ly tại nhà

      Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh

      https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/covid19/tai-lieu-truyen-thong/huong-dan-cham-soc-nguoi-mac-covid19-cach-ly-tai-nha-0668a57414bbe9aa1b5bd6ed5d5eefd2.html

    • Toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà có gì?

      Tối ngày 17/8 Sở Y tế TP.HCM đã cập nhật "Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0" phiên bản 1.3, đáng chú ý trong phần đính kèm văn bản, Sở Y tế TP.HCM đã cung cấp hướng dẫn toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà dành cho người từ 18 tuổi trở lên.

      Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/en/web/guest/-/6851640-89?fbclid=IwAR2ykIcBGI7VgHarbE6OHOK9fuu_ANftk-iSfiLmLX2rnabVl5SEw8Cd8cc

    • Clip: EVN tập huấn kiến thức phòng chống dịch COVID - 19

    • Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo SpO2

      Dưới đây là hướng dẫn của ThS. BS Đặng Thanh Tuấn, Tổ Đặc nhiệm Hồi sức hô hấp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh về cách sử dụng thiết bị này.

      Link gốc.

    • Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với người mắc COVID-19 tại nhà

    • Hướng dẫn gói chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người F0 (phiên bản cập nhật 1.3)

      Xem chi tiết File Hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người F0 (Sở Y tế TP Hồ Chí Minh) tại đây.

    • EVN phổ biến các tài liệu phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

      Cụ thể, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, để đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động, sức khỏe của người lao động, Tập đoàn phổ biến hai tài liệu là "Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động" và "Sổ tay sức khoẻ phòng chống dịch COVID-19" .

      Trong đó, "Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động" do Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, các chuyên gia đầu ngành trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 biên soạn, xuất bản.

      Cẩm nang cung cấp những thông tin mà mỗi người lao động cần nắm được về dịch COVID-19, những dấu hiệu nhận biết, các đường lây nhiễm bệnh; cách phòng, tránh lây nhiễm COVID-19 cho bản thân và cho cộng đồng; những lưu ý với cơ quan, doanh nghiệp và người lao động để vừa đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, sớm thích nghi, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

      Cẩm nang được phát hành dưới dạng cả sách in và sách điện tử. Sách in được xuất bản với hình thức sách bỏ túi, nhỏ gọn, in 4 màu. Sách điện tử được thực hiện ở dạng tích hợp multimedia, gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video.

      Tài liệu thứ hai là cuốn "Sổ tay sức khoẻ phòng chống dịch COVID-19" do nhóm sinh viên Trường Đại học Y Dược TP. HCM biên soạn, thiết kế với sự cố vấn của các giảng viên liên ngành. Sổ tay đưa ra các hướng dẫn về vệ sinh khử khuẩn đúng cách; hô hấp, vận động, dinh dưỡng nâng cao sức khỏe; cách theo dõi, chăm sóc tại nhà nếu trở thành F0. Sổ tay được thiết kế với các hình ảnh minh họa sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, thông tin ngắn gọn, súc tích.

      Tập đoàn yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, phổ biến “Cẩm nang phòng, chống COVID- 19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” và “Sổ tay sức khoẻ phòng chống dịch COVID-19” cho người lao động, lưu ý ghi rõ nguồn khi tổ chức phổ biến hoặc trích dẫn các thông tin trong các tài liệu trên.

      Cụ thể:

      Văn bản số 4789/EVN-AT+TCNS tại đây.

      "Cẩm nang phòng, chống COVID-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động" tại đây.

      "Sổ tay sức khoẻ phòng chống dịch COVID-19" tại đây.

    • Chuyên gia khuyến cáo: Không phải ai cũng dị ứng vắc xin, vậy nhận biết thế nào?

      Ảnh minh họa.

      Dị ứng với các thức ăn, hóa chất, thuốc... là vấn đề thường gặp, được nhiều người quan tâm. Dưới đây là ý kiến của PGS.TS. Hoàng Thị Lâm, trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, trường Đại học Y Hà Nội, trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch Da liễu bệnh viện E chủ tịch chi hội Dị ứng Miễn dịch Y học giấc ngủ về vấn đề dị ứng với vắc xin. 

      Vắc xin ngừa COVID-19 có vai trò tạo miễn dịch để giúp cơ thể phòng tránh bệnh COVID-19. Khi tiêm vắc xin, phần lớn các trường hợp, sẽ tạo ra miễn dịch bảo vệ cơ thể phòng nhiễm COVID-19 mà không có tai biến nào.

      Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc, nhưng không nhớ rõ tên thuốc, hoặc những bệnh nhân dị ứng với vắc xin, cần khám bác sĩ dị ứng trước khi tiêm vắc xin để đề phòng bệnh nhân dị ứng với thành phần PEG, hoặc polysorbate 80.

      Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sẽ có những tác dụng không mong muốn khi đưa vắc xin vào cơ thể. Những tác dụng không mong muốn này này đa phần đều thoáng qua và hết trong vòng 2-3 ngày sau khi tiêm. Các phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, nóng đỏ, đau. Các triệu chứng toàn thân tiếp theo có thể là mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt, run, nôn hoặc buồn nôn.

      Các triệu chứng này đều do tác dụng tạo miễn dịch bảo vệ của vắc xin mà không phải do nguyên nhân dị ứng. Một số thuốc có thể làm giảm nhẹ triệu chứng khi tiêm vắc xin như ibuprofen, paracetamol, aspirin, kháng histamine v.v….

      Mặc dù vậy, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này trong quá trình tiêm vắc xin. Đặc biệt, một số biện pháp hỗ trợ như nghỉ ngơi đủ, uống nhiều nước, mặc quần áo thoải mái, vận động nhẹ nhàng và có thể chườm lạnh lên chỗ tiêm cũng góp phần làm giảm các triệu chứng (nếu có) sau khi tiêm văc xin. Trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhân viên y tế được tư vấn, khám sàng lọc sức khoẻ.

       Cách nhận biết dị ứng vắc xin 

      Dị ứng vắc xin là phản ứng bất thường của cơ thể khi tiếp xúc với vắc xin. Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện nhanh trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với nguyên nhân nghi ngờ, nhưng cũng có thể xuất hiện rất chậm từ vài giờ, vài ngày thậm chí vài tuần sau đó. Bệnh cảnh lâm sàng của dị ứng vắc xin cũng rất đa dạng, từ mức độ nhẹ đến nặng, có thể ảnh hưởng đến một cơ quan nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan cùng lúc.

      Dị ứng nhanh có thể nhẹ như là mày đay phù Quinck viêm da v.v..  nhưng cũng có thể nặng như xuất hiện phản vệ mà nặng hơn nữa là sốc phản vệ với các triệu chứng hoa mắt chóng mặt ngất xỉu, suy hô hấp, trụy tim mạch có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Dị ứng chậm cũng rất đa dạng như bệnh huyết thanh, viêm mạch, rối loạn tế bào máu, tổn thương da nặng như DRESS, Stevens Johnson, Lyell v.v…

      Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dị ứng vắc xin. Những người có cơ địa dị ứng, tức là những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vắc xin, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng latex, dị ứng nọc côn trùng v.v…. là những người dễ dị ứng văc-xin hơn so với những người khác. 

      Những lưu ý

      Theo CDC (Mỹ) và tổ chức Dị ứng Thế giới (WAO) những bệnh nhân dị ứng thuốc ví dụ như dị ứng penicillin, dị ứng thuốc chống đau giảm viêm non Steroid, v.v… đều không có chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19. Bệnh nhân hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa hay dị ứng thức ăn, đều có thể tiêm được vắc xin.

      Tương tự những bệnh nhân dị ứng nọc côn trùng cũng không cần tránh tiêm vắc xin. Vắc xin COVID-19 không chứa latex, gelatin hay tế bào phôi nên những bệnh nhân dị ứng latex, gelatin hay dị ứng trứng đều có thể tiêm vắc xin mà không có chống chỉ định Mặc dầu vậy, nên hội chẩn với bác sĩ dị ứng trước khi tiêm vắc xin cho những bệnh nhân có cơ địa dị ứng này.

      Đặc biệt, những bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc, nhưng không nhớ rõ tên thuốc, hoặc những bệnh nhân dị ứng với vắc xin, cần khám bác sĩ dị ứng trước khi tiêm vắc xin để đề phòng bệnh nhân dị ứng với thành phần PEG, hoặc polysorbate 80 .

      Đây là hai thành phần có thể có trong vắc xin COVID-19 nhưng đồng thời cũng có trong nhiều sản phẩm của phụ gia thực phẩm, trong một số loại thuốc và sản phẩm hỗ trợ y khoa, trong mỹ phẩm cũng như các chất làm sạch. Nếu bệnh nhân dị ứng với PEG hoặc polysorbate thì cũng có nguy cơ dị ứng với vắc xin có chứa thành phần này. Trong trường hợp này, khám chuyên khoa Dị ứng là cần thiết để phòng ngừa dị ứng vắc xin.

       Với những bệnh nhân dị ứng với vắc xin khi tiêm lần 1, liệu có tiêm tiếp liều thứ hai hay không? Theo tổ chức Dị ứng thế giới, nếu bệnh nhân dị ứng nhẹ với vắc xin khi tiêm lần 1, ví dụ như chỉ có phản ứng dị ứng tại chỗ tiêm hoặc có các triệu chứng nhẹ như mày đay, ban đỏ ngứa thoáng qua hoặc các triệu chứng dị ứng này đáp ứng tốt với kháng histamine  thì không cần đổi vắc xin khác.

      Bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục tiêm vắc xin của lần 1, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dị ứng trước khi tiêm và nên lưu bệnh nhân lại theo dõi với thời gian lâu hơn sau khi tiêm. Nếu bệnh nhân có triệu chứng phản vệ, đặc biệt là sốc phản vệ, nên hội chẩn bác sĩ chuyên khoa Dị ứng trước khi đưa ra quyết định có cần đổi vắc xin khác hay không.

      Tóm lại, dị ứng vắc xin có tỉ lệ rất thấp, đặc biệt là sốc phản vệ, khoảng 1 trường hợp/1triệu liều vắc xin nói chung. Tuy nhiên, với vắc xin ngừa COVID-19, trong những ngày đầu tiên sử dụng đã có 2 trường hợp sốc phản vệ ở Anh và 6 trường hợp ở Mỹ và sau một thời gian tỉ lệ này đã được ước tính khoảng 1 trường hợp/200 000 đến 400 000 liều vắc xin.

      Mặc dù vậy, phản ứng dị ứng với vắc xin hiếm khi xảy ra ở những người không có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy, tuân thủ chỉ định tiêm vắc xin cũng như tuân theo phác đồ xử trí dị ứng của Bộ Y Tế là biện pháp an toàn, giúp phòng tránh dị ứng khi tiêm vắc xin.

      Link gốc.

    • Các loại thuốc có thể và không thể dùng cùng với vắc xin COVID-19

      Ảnh minh họa.

      Nếu bạn chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19, có một số loại thuốc có thể khiến bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hoãn không tiêm vắc xin.

      Thuốc tuyến giáp

      Bệnh tuyến giáp là một bệnh làm suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố. Tuy nhiên, bộ phận trong hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp tự miễn tách biệt với bộ phận chịu trách nhiệm chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do đó, hầu hết các loại thuốc tuyến giáp đang được sử dụng sẽ không gây ra các triệu chứng hoặc làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn.

      Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

      Các thuốc trị hen và chống dị ứng

      Dị ứng là một vấn đề hay được tranh luận trong chủ đề tiêm phòng vắc xin COVID-19 vì nó có thể khiến một số người dễ bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

      Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết các loại thuốc hoặc thuốc kháng histamine mà những người bị dị ứng sử dụng, đều được chứng minh là an toàn khi sử dụng với vắc xin COVID-19. Vắc xin an toàn đối với những người bị dị ứng thực phẩm và mắc các tình trạng dị ứng thông thường như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng. Chỉ những người bị sốc phản vệ (phản ứng dị ứng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin mới không nên dùng vắc xin.

      Thuốc trị các rối loạn tâm thần

      Rất nhiều các bệnh tâm thần và các chứng rối loạn tâm lý khác, như rối loạn giấc ngủ, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Theo quan sát của các bác sĩ, những người bị trầm cảm nặng có thể có phản ứng chậm sau khi tiêm.

      Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các thuốc điều trị bệnh tâm thần có thể gây phản ứng chống viêm, mà chúng ta không mong muốn điều này. Ở liều cao, chúng có thể gây giảm bạch cầu. Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin COVID-19.

      Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nói thêm là lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các tác hại nó có thể mang lại.

      Thuốc làm loãng máu

      Một số loại vắc xin, bao gồm covishield và covaxin, có mang cảnh báo cho người dùng thuốc làm loãng máu, khiến nhiều người lo lắng… Các loại thuốc làm loãng máu có thể gây mất máu nhiều, phát ban và trong một vài trường hợp, các vết sưng tấy không mong muốn và mất nhiều thời gian để lành.

      Những người bị rối loạn chảy máu hoặc bệnh tim nên kiểm tra loại thuốc chống đông máu mà họ đang sử dụng trước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc các thuốc chống đông máu mới hơn có một nguy cơ nhỏ bị sưng tấy vết tiêm. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc mới hơn này có thể bỏ qua liều thuốc buổi sáng, tiêm vắc xin, rồi tiếp tục uống liều thuốc tiếp theo của họ.

      Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên tuân thủ một số biện pháp chăm sóc sau tiêm chủng để ngăn ngừa các biến chứng.

      Link gốc.

    • Trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19: Mối nguy hiện hữu 

      Ảnh minh họa.

      Theo kết quả thăm dò ý kiến gần đây nhất do Kaiser Family Foundation thực hiện, có 17% người dân trì hoãn việc tiêm vắc-xin COVID -19. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và những hệ lụy nào có thể xảy ra khi trì hoãn tiêm?

      GS.TS. Wändi Bruine de Bruin, Đại học Nam California nhận định, những người trì hoãn tiêm có thể không tin tưởng vào độ an toàn của vắc-xin. Một số người coi vắc-xin giống như một canh bạc (coi rủi ro ngang bằng hoặc lớn hơn so với lợi ích), khiến họ tin rằng vẫn cần nhiều dữ liệu hơn và chọn chờ đợi.

      Tuy nhiên, những ý kiến này đều trái với những gì các chuyên gia trên khắp thế giới đã nói: Vắc-xin COVID-19 an toàn, hiệu quả, được thực hiện bằng các phương pháp và biện pháp phòng ngừa tương tự đối với các loại vắc-xin khác. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấp phép từ quá trình phát triển đến thử nghiệm lâm sàng và giấy phép sử dụng khẩn cấp...

      Không nên trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19.

      Có nên trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19?

      Câu trả lời ngắn gọn là không. Một khi đủ điều kiện, nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. GS.TS. Deborah Fuller, Khoa Vi sinh tại Đại học Washington, cho biết: Tiêm phòng là để kiểm soát đại dịch ở quy mô dân số thông qua việc đạt được khả năng miễn dịch theo cộng đồng. Điều này đòi hỏi nỗ lực của cộng đồng, tất cả mọi người cùng tiêm vắc-xin, khiến virus hết vật chủ để lây nhiễm. Khi virus vẫn còn nhiều vật chủ để nhân lên, nó có nhiều cơ hội hơn để phát triển ngẫu nhiên các biến thể mới và một số biến thể này có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin hiện tại.

      Ngoài ra, nếu một số nhóm người không thể tiêm chủng vì tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, việc trì hoãn tiêm chủng 1 năm sau khi được coi là đủ điều kiện thì những người này sẽ tiếp tục có nguy cơ nhiễm COVID-19.

      Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thời gian lâu nhất cần để quan sát các tác dụng phụ do vắc-xin là khoảng 8 tuần. Các chuyên gia cho hay, các tác dụng phụ đều liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể với vắc- xin. Vắc-xin gây ra tác dụng phụ lâu dài thường xảy ra trong vòng 6-8 tuần sau khi tiêm chủng. Vì vậy, không cần phải đợi nhiều năm để xem liệu vắc-xin có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe hay không.

      Làm gì để mọi người không trì hoãn tiêm?

      Các chuyên gia cho biết, việc tuyên truyền về lợi ích xã hội khi tiêm vắc-xin sẽ khiến mọi người không trì hoãn tiêm. Trong một nghiên cứu từ tháng 6-12/2020, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu khảo sát trên 34.200 người Mỹ về việc họ sẵn sàng sử dụng vắc-xin COVID-19 hay không. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi mô tả những lợi ích xã hội của vắc-xin (như cách nó có thể tạo ra miễn dịch của cộng đồng), mọi người sẵn sàng tiêm vắc-xin.

      Ngoài ra, việc chia sẻ về trải nghiệm quá trình sau tiêm vắc- xin của mình cũng có thể thuyết phục mọi người không trì hoãn việc tiêm vắc-xin. Nhìn thấy những việc người khác làm sẽ khiến mọi người tin tưởng và quyết định lựa chọn đi tiêm sớm hơn.

      Vắc-xin được sản xuất rất an toàn

      Nhiều người lo ngại về tính an toàn của vắc-xin vì được sản xuất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vắc-xin COVID-19 đã trải qua các quy trình nghiêm ngặt giống như các loại vắc-xin khác.

      Vắc-xin RNA và vắc-xin dựa trên Adenovirus (công nghệ vắc-xin được sử dụng trong vắc-xin hiện tại chống lại COVID-19), đã được thử nghiệm ở người giai đoạn 2 đối với các bệnh truyền nhiễm khác như cúm và MERS. Chúng đã trải qua ít nhất 4 năm phát triển, vì vậy các nhà khoa học đã có dữ liệu an toàn, dữ liệu về tính sinh miễn dịch và quá trình sản xuất đã thành công. Năm 2020, khi cần sản xuất vắc-xin để ứng phó với đại dịch, tất cả những gì các nhà khoa học phải làm là điều chỉnh những vắc-xin này để nhắm mục tiêu COVID-19. Các quy trình này đều rất an toàn.

      Link gốc.

    • Chưa có vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ - bảo vệ, chăm sóc trẻ như thế nào trong mùa dịch?

      Theo bà Lesley Miller - Phó Đại diện UNICEF tại Việt Nam, hiện nay khi chưa có vắc xin cho trẻ em cùng với việc thường xuyên đeo khẩu trang, khử khuẩn khi cần thiết, chúng tôi khuyến cáo các gia đình không nên trì hoàn, không nên vì lo ngại dịch COVID-19 mà gián đoạn việc tiêm chủng các vắc xin thường niên khác cho trẻ.

      Ảnh minh hoạ.

      Trong thời gian dịch bệnh kéo dài, trẻ phải ở trong nhà lâu, chúng tôi cũng có thêm các khuyến nghị sau:

      Thứ nhất, cần dành thời gian chất lượng cho con em của mình, như là chơi các trò chơi cùng với các con, chia sẻ và nói chuyện với các con về COVID-19, giúp các con giảm căng thẳng, sự lo lắng do dịch bệnh.

      Thứ hai, là lời khuyên về các vận động trong gia đình. Các bố mẹ và các con có thể cùng nhau tập các bài thể dục có rất nhiều trên các phương tiện thông tin, khuyến khích các con vận động, thực hiện các bài tập thay vì ngồi một chỗ. "Sự vận động rất tốt cho thể chất và tinh thần của các con"- bà Lesley Miller.

      Thứ ba là về dinh dưỡng, đây là biện pháp hết sức quan trọng. Theo đó, UNICEF có lời khuyên cho việc tăng cường dinh dưỡng, các loại hoa quả, rau xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

      Ngoài ra, nếu có điều kiện, trong gia đình cũng nên có đồ ăn vặt lành mạnh dành cho trẻ.

      Thứ tư, chúng ta nên tạo ra những khoảng thời gian vui vẻ trong gia đình, như hàng ngày cho trẻ cùng tham gia nấu nướng với cha mẹ, cùng sắp xếp dọn dẹp bàn ăn.

      Trước đó, tiếp nối các hoạt động trách nhiệm xã hội và chung tay đẩy lùi dịch bệnh, Bộ Y tế phối hợp với VTV Digital và đối tác liên quan phát động chương trình “Vắc xin - Hành trình miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về vắc xin để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

      Chương trình với mục đích kêu gọi công đồng lan tỏa hiểu biết đúng về vắc xin để có thể tự bảo vệ chính mình, gia đình và người thân khỏi dịch bệnh, từ đó giảm áp lực cho ngành y tế và các y bác sĩ tuyến đầu, cũng như góp phần tạo nên một Việt Nam khỏe mạnh.

      Thông qua chương trình, với mỗi bài chia sẻ (share)/ đăng tải clip thuộc chuỗi chương trình Vắc xin - Hành trình miễn dịch sẽ được đơn vị tài trợ thay người chia sẻ đóng góp 10,000 đồng tới Bộ Y tế dùng để mua vật tư y tế phục vụ công tác tiêm vắc xin COVID- 19.

      Link gốc.

    • Những số điện thoại cần thiết trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội

      Người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn TP có thể gọi đến tổng đài 1022 - nhấn phím 3 hoặc số điện thoại 02838249000 để thông tin, phản ảnhy, góp ý cho lãnh đạo TP.HCM những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Hệ thống tổng đài sẽ hoạt động liên tục 24/7.

      Hướng dẫn gửi thông tin đến cổng thông tin 1022

      Ngoài ra, các đầu số khẩn cấp như 113, 114, 115 cũng tiếp nhận các thông tin về phản ảnh, thông tin tình hình dịch bệnh.

      Bên cạnh đó, để phản ảnh khẩn cấp vi phạm mùa dịch, người dân có thể gửi thông tin, hình ảnh qua ứng dụng Help 114 để trung tâm chỉ huy tiếp nhận, chuyển cho địa phương xử lý.

      - Đường dây nóng Bộ Y tế: 19009095

      Số điện thoại đường dây nóng Bộ Y tế

      - Tổng đài hỗ trợ khai báo y tế: 18001119

      - Sở Y tế TP.HCM: 02839309912

      - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM: 02839234629

      - Đường dây nóng tiếp nhận phản ánh hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính

      Cục quản lý thị trường TPHCM: 028.39321014 
      Cơ quan Thường trực BCĐ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TPHCM: 028.39322491

      - Danh sách số điện thoại các trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức tại TP.HCM:

      Quận Bình Tân: 02837526994

      Quận Bình Thạnh: 02835512362

      Quận Gò Vấp: 02838943095

      Quận Phú Nhuận: 02835501214

      Quận Tân Phú: 02854088300

      TP Thủ Đức (Khu vực III): 02862839979

      Huyện Bình Chánh: 02837605798

      Huyện Cần Giờ: 02838740318

      Huyện Củ Chi: 02837957845

      Huyện Hóc Môn: 02838914032

      Huyện Nhà Bè: 02837770068

      Quận1: 02839311314

      Quận 2: 02837423692

      Quận 3: 02839310400

      Quận 4: 02835392827

      Quận 5: 02838592163

      Quận 6: 02838170825

      Quận 7: 028 38731319

      Quận 8: 02839515119

      Quận 9: 02837360527

      Quận 10: 02838680048

      Quận 11: 02838587259

      Quận 12: 02862508914

      Link gốc

    • Kit test nhanh COVID-19 "chào hàng" khắp nơi, Bộ Y tế khuyến cáo gì?

      Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua dụng cụ và tự thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác.

      Lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội rao bán tràn lan bộ kit test nhanh COVID-19 với giá từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng. Các chủ hàng quảng cáo mặt hàng xuất xứ từ nhiều nước như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

      Theo quảng cáo, mỗi bộ kit này gồm 2 test dùng cho 2 người hoặc 2 lần sử dụng, có kết quả ngay sau 15 phút. Nếu bảng hiện 1 vạch là âm tính, 2 vạch là dương tính. Do vậy, việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là "cực kỳ dễ dàng" bằng cách dùng que lấy dịch ở mũi, sau đó bơm vào dung dịch và chờ kết quả.

      Tuy nhiên khi hỏi hoá đơn, chứng từ thì những người này cho biết do là hàng xách tay từ nước ngoài về nên có giá rẻ và không cần giấy tờ gì cả (?).

      Trên mạng xã hội rao bán số lớn kit test nhanh COVID-19 giá vài trăm nghìn đồng/bộ nhưng không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
      Theo Tổng cục Quản lý thị trường, qua kiểm tra, phát hiện một số lượng lớn các bộ kit test nhanh COVID-19 được nhập lậu vào Việt Nam. Các sản phẩm này đa dạng và phần lớn được thẩm lậu vào nội địa qua đường xách tay. 

      Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra, thu giữ vài nghìn bộ kit test nhanh COVID-19 và hầu hết là không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

      “Do vậy, đề nghị người tiêu dùng hết sức lưu ý khi mua sản phẩm này, phải kiểm tra rõ ràng thông tin nguồn gốc sản phẩm và phải được cấp phép của Bộ Y tế”, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh.

      Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội thu giữ số lượng lớn bộ kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc.

      Trong khi đó, sau khi Báo Sức khoẻ & Đời sống đăng tải bài viết: Kit test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc "chào hàng" khắp nơi, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết: “Hiện nay, các test xét nghiệm SARS-CoV-2 muốn nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép theo các quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BYT. Hơn nữa, các sản phẩm này thuộc nhóm có nguy cơ rủi ro cao (loại C, D) nên mọi hoạt động mua bán, kinh doanh test xét nghiệm SARS-CoV-2 phải đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế về nhân sự, điều kiện kho bảo quản, phương tiện vận chuyển.

      Người dân cần hết sức cảnh giác, không nên tự ý mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt là mạng xã hội bởi những sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành khi xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác. Như vậy, không những mất tiền oan mà nếu tin tưởng vào những kết quả này còn tiềm ẩn nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng”.

      Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh: Với các sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được cấp phép, Bộ Y tế đã thông báo rộng rãi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc đồng thời cũng đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

      Ngày 13/7/2021, Bộ Y tế cũng đã có công văn số 604/TTrB-P1 gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch COVID-19, trong đó việc thanh tra, kiểm tra về nhập khẩu, cung ứng, mua bán các trang thiết bị y tế và các test xét nghiệm SARS-CoV-2.

      Để quản lý chặt chẽ, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để kiểm tra, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng, đặc biệt không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

      Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua dụng cụ và tự thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác.

      Liên quan đến hiện tượng một số người dân tự đi mua dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, chuyên gia cố vấn ở Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định, các xét nghiệm nhanh COVID-19 là loại sinh phẩm liên quan đến sức khỏe nên phải do Bộ Y tế thẩm định, cho phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

      "Người dân không nên mua và tự thực hiện xét nghiệm nhanh bởi có một số loại trôi nổi, không đảm bảo chất lượng chính xác", PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

      Theo đó, các xét nghiệm nhanh có giá trị sử dụng chính xác với các trường hợp: Có triệu chứng nghi mắc COVID-19 như ho, sốt...; sau khi nhiễm từ 2-7 ngày. Còn với những trường hợp nhiễm sau 7 ngày (nồng độ virus ít đi), độ chính xác của xét nghiệm nhanh không cao, khó phát hiện ra người dương tính với SARS-CoV-2.

      Chuyên gia Trần Đắc Phu giải thích việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 thực hiện miễn phí, theo quy định của Bộ Y tế với các trường hợp có nguy cơ mắc (có triệu chứng, trờ về từ vùng có nguy cơ...). xét nghiệm nhanh có giá trị chứng nhận tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2, không phải là nguồn bệnh lây sang người khác.

      Sau thời điểm đó, người được xét nghiệm không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, chủ quan, lơ là, không thực hiện nghiêm thông điệp 5K, vẫn có nguy cơ nhiễm virus.

      Link gốc.

    • Cảnh giác thuốc dễ ngộ độc khi lạm dụng paracetamol tự chữa COVID-19

      Bệnh nhân bị viêm gan do dùng thuốc chữa động kinh kết hợp thêm paracetamol, đang điều trị tại Trung tâm chống độc BV Bạch Mai.

      Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do lạm dụng thuốc hạ sốt paracetamol để chữa COVID-19. Do đó, người dân nên cẩn trọng trước các bài thuốc lan truyền không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần xin ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng.

      Sử dụng quá liều paracetamol dễ suy gan, co giật...

      Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện. Trên thị trường mỗi nước có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa thành phần chính là paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg. Ngoài ra, loại thuốc này có thể ở dạng viên đặt hậu môn, gói bột hoặc si-rô.

      Bệnh nhân bị viêm gan do dùng thuốc chữa động kinh kết hợp thêm paracetamol, hiện đang điều trị tại Trung tâm chống độc BV Bạch Mai.

      Các sản phẩm thuốc có thể chứa paracetamol đơn thuần hoặc phối hợp với các thành phần khác như: Các chất dạng thuốc phiện (codein, tramadol), kháng histamine (chlorpheniramine), thuốc co mạch giúp giảm ngạt mũi (phenylephrine), các thuốc giảm ho như dextromethorphan...

      Nếu dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm có chứa cùng hoạt chất paracetamol (trong trường hợp thấy bệnh không thuyên giảm hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh), dẫn tới tổng liều paracetamol hằng ngày vượt quá quy định sẽ dẫn tới quá liều và ngộ độc lúc nào không biết.

      Các biểu hiện ngộ độc ban đầu thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện gì, hoặc có thể lẫn với các biểu hiện của bệnh gây đau, sốt. Tuy nhiên, khi xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng dần, bắt đầu từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi.

      Với trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc thì tổn thương gan có thể chậm hơn. Khi bệnh nhân đã có tình trạng vàng da, chán ăn... tức là đã muộn. Khi có viêm gan nặng, người bệnh dễ bị suy gan, hôn mê gan, khi đó tỷ lệ tử vong tới 50% hoặc hơn.

      Ngoài ra, khi lạm dụng paracetamol có thể dẫn tới co mạch, xuất hiện cơn tăng huyết áp, đau tim, gây mê sảng, ảo giác, táo bón, tắc ruột, co giật, loạn nhịp tim... Với trẻ nhỏ, các thành phần kết hợp của thuốc này đều có nguy cơ gây thở yếu, ngừng thở.

      Bài thuốc được chia sẻ trên mạng xã hội với hướng dẫn sử dụng liều paracetamol tối đa, có nguy cơ gây ngộ độc.

      Không tự ý mua thuốc điều trị

      Hàm lượng paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ là không quá 3 gram/24 giờ với người trưởng thành, và trẻ em 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần. Bệnh nhân không sử dụng quá 6 lần/24 giờ. Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gram paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.

      Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn. Luôn luôn chú ý đến các loại thuốc khác đang dùng (đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol) và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol (như người lạm dụng rượu, gầy yếu, suy nhược, ăn kém, nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn).

      Theo các chuyên gia y tế, các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều có xuất hiện triệu chứng như ho, sốt. Người dân không tự ý mua thuốc để dự trữ, tự điều trị tại nhà theo các thông tin chưa có hướng dẫn chính thức từ Bộ Y tế. Không chỉ là người từ vùng dịch về mà bất kỳ ai khi có triệu chứng ho, sốt... nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hướng dẫn kịp thời.

      TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên (Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai)

      Link gốc.

    • Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đưa ra 10 khuyến cáo cho F0 và F1 không triệu chứng và không bệnh nền khi cách ly tại nhà

      Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

      Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM cho hay, người nhiễm COVID-19 (F0) hoặc người tiếp xúc gần (F1) đều phải có trách nhiệm đối với việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, người thân trong gia đình cũng như cộng đồng.

      Ngày 27/7, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã có những khuyến cáo cụ thể đối với người nhiễm COVID-19 (F0) hoặc người tiếp xúc gần (F1) không triệu chứng và không có bệnh nền khi cách ly tại nhà. 

      Bao gồm 10 khuyến cáo cụ thể như sau:

      1. Chuẩn bị khu vực cách ly cho bản thân trong nhà với điều kiện có phòng riêng (hoặc 01 khu vực riêng biệt), có nhà vệ sinh riêng. Đồng thời, lấy số điện thoại của cơ sở y tế, nhân viên y tế được phân công theo dõi, số điện thoại của bác sĩ tư vấn. 

      Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, mọi người chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu cần thiết như sau:

      + Dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt

      + Nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%)

      + Khẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng

      + Một số loại thuốc thiết yếu (thuốc hạ sốt và một số loại thuốc nâng cao sức khỏe đông tây y (vitamin C, multivitamin)

      + 01 bàn, ghế cá nhân đặt trước cửa phòng và khu vực cách ly để nhận tiếp tế nhu yếu phẩm từ gia đình và cán bộ y tế chuẩn bị cho bạn.

      + Thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm

      2. Mở cửa sổ tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa trong phòng.

      3. Thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Phải thay khẩu trang 2 lần/ngày (khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang)

      4. Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc (mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…) sau khi sử dụng hoặc tiếp xúc  .

      5. Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Ghi chép nhiệt độ và báo cáo cho nhân viên y tế hàng ngày.

      6. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

      7. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên.

      8. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút/ngày.

      9. Yêu cầu nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm lại hoặc là được hướng dẫn tự lấy mẫu tại nhà sau 7 ngày cách ly.

      10. Khi có một trong các dấu hiệu sau, bạn cần gọi cho nhân viên y tế ngay lập tức. Đó là:

      - Sốt > 37.5 độ C

      - Ho, đau họng

      - Tiêu chảy

      - Khó thở (khi bạn không thể hít sâu và nín thở đủ 10 giây)

      Link gốc.