TS Trần Đình Thiên: "Sản xuất lạc hậu do giá điện Việt Nam còn thấp"

10:20, 30/08/2016

TS Trần Đình Thiên cho rằng, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra tình trạng xung đột cung - cầu năng lượng. Giá điện ở Việt Nam hiện nay thấp, khuyến khích người tiêu dùng, không khuyến khích sản xuất năng lượng, khuyến khích sản xuất lạc hậu.

Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2016 hôm nay (25/8), ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam chia sẻ, kinh tế Việt Nam vẫn đậm chất kinh tế tiểu nông, nhỏ lẻ, đóng kín, thiếu liên kết, chưa có tầm nhìn toàn cầu trong đó có hai vấn đề cần lưu ý bởi nó tác động đến việc phát triển năng lượng của Việt Nam.

Theo ông Thiên, đầu tiên là vấn đề cơ cấu các ngành trong nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu của Việt Nam đã có nhưng rất chậm. Cụ thể, công nghiệp nặng về khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, định hướng công nghiệp phi công nghệ, không khuyến khích sản xuất nội địa. Nông nghiệp dịch chuyển cơ cấu kiểu "đèn cù" có nghĩa là thay cây con liên tục nhưng quanh quẩn vẫn là những cây con đó, với định hướng xuyên suốt hướng đến sản lượng và năng xuất chứ không hướng vào giá trị.

Trong khi đó, dịch vụ kém phát triển, chất lượng thấp, ngành du lịch định hướng tăng "sản lượng" khách, đa số khách (85-90%) "một đi không trở lại". Nền kinh tế khuyến khích nhập khẩu để gia công lắp ráp và mang tính đầu cơ.

TS Trần Đình Thiên phát biểu tại Diễn đàn

Đáng lưu ý, ông Thiên cho rằng, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra tình trạng xung đột cung - cầu năng lượng. Giá điện ở Việt Nam hiện nay thấp, khuyến khích người tiêu dùng, không khuyến khích sản xuất năng lượng, khuyến khích sản xuất lạc hậu. Sau 55 năm Việt Nam vẫn chưa xây dựng xong "cơ sở công nghiệp hóa", nền tảng của nước công nghiệp phát triển hiện đại.

"Chính vì vậy, ngành năng lượng cần đặt mục tiêu bao nhiêu năm sẽ thay đổi được cơ chế giá. Đặc biệt, cần thay đổi tư duy vượt lên để thay đổi đẳng cấp. Cùng với đó, cơ chế thị trường cần thay đổi cơ bản nhưng không gây xung đột xã hội bởi giá điện mang tính chính trị rất cao", vị chuyên gia khuyến nghị.

Đồng quan điểm, ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cũng cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện việc hoạch định chiến lược phát triển ngành năng lượng, quy hoạch năng lượng, xây dựng năng lượng, tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo và thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo ông Phong, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 11,5% trong giai đoạn 2001 - 2010, trước khi có sự giảm nhẹ từ năm 2011 đến 2015. Nhu cầu tiêu thụ điện năng của Việt Nam cũng đã tăng trưởng trung bình 13,07%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 11%/năm trong các năm 2011 đến 2015. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Phong, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức trong lĩnh vực năng lượng như nhu cầu năng lượng tăng trưởng cao gây áp lực lớn đến việc đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời cũng tạo sức ép lớn cho nền kinh tế Việt Nam về vốn đầu tư cho ngành Năng lượng.

Ngoài ra, Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi từ một nước xuất khẩu năng lượng thành một nước nhập khẩu năng lượng, dự kiến nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn than, chiếm 31% nhu cầu than cho phát triển điện vào năm 2020. Các khoản đầu tư lớn, cải cách thị trường năng lượng là cần thiết để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, đồng thời duy trì việc tiếp cận cho mọi đối tượng ở mức gia hợp lý, giảm thiểu lượng khí thải carbon và sự tác động đến môi trường của ngành.


Theo dantri.com.vn

Share

Các đơn vị trong EVN sẵn sàng cho các mục tiêu năm 2025

Các đơn vị trong EVN sẵn sàng cho các mục tiêu năm 2025

Năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm cung ứng điện cho đất nước trong bối cảnh nhu cầu điện tăng cao do kinh tế tiếp tục phục hồi. Tiếp tục phát huy thành quả đó, các đơn vị trong EVN có chia sẻ nhanh về kế hoạch sản xuất - kinh doanh, định hướng phát triển xung quanh nhiệm vụ đảm bảo cung ứng điện năm 2025. Trang tin www.evn.com.vn lược ghi ý kiến của một số đơn vị.


Tổng công ty Phát điện 2 công bố các quyết định về công tác cán bộ

Tổng công ty Phát điện 2 công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 17/1, tại thành phố Cần Thơ, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ. Trong đó, ông Nguyễn Hữu Thịnh - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của EVNGENCO2, được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty.


Đóng điện đường dây 220kV Hải Dương – Phố Nối

Đóng điện đường dây 220kV Hải Dương – Phố Nối

Vào lúc 13h45 ngày 18/1/2025, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công đường dây 220kV Hải Dương – Phố Nối.


Thủy điện Tuyên Quang: Vận hành an toàn, sản xuất hiệu quả, đóng góp ngân sách 306 tỷ đồng

Thủy điện Tuyên Quang: Vận hành an toàn, sản xuất hiệu quả, đóng góp ngân sách 306 tỷ đồng

Năm 2024, Công ty Thủy điện Tuyên Quang đã quản lý vận hành Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang an toàn, ổn định và hiệu quả, đáp ứng các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật.


Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 16/1

Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 16/1

Đến 15h ngày 16/1, theo báo cáo nhanh của Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025, tổng diện tích có nước là 181.446 ha/488.615 ha, đạt 37,1% diện tích gieo cấy theo kế hoạch.