Bạn Nguyễn Ánh Hồng thân mến,
Mặc dù số lượng đồng nghiệp thô lỗ chiếm không nhiều (câu cụt), nhưng những hành vi thiếu văn minh nơi làm việc sẽ để lại những hệ lụy không nhỏ chút nào, đặc biệt là ảnh hưởng tới tinh thần và năng suất làm việc của người nhận sự thô lỗ đó. Nếu bạn phải đối phó với một kẻ thô lỗ nơi công sở, bạn nên làm gì? Dưới đây là 5 lời khuyên dành cho bạn:
1. Đừng đáp trả thô lỗ bằng thô lỗ. Ngay cả với những người dễ chịu nhất thì phản xạ tự nhiên của chúng ta với sự thô lỗ là trả đũa lại bằng chính nó. Hành vi thiếu văn minh cũng lan truyền như cơn gió lạnh đầu mùa thổi qua nhà bạn vậy. Có thể bạn đã có lời cay độc nhất để đáp trả lại nhưng hãy nhớ rằng một lời nói khiến người khác im miệng không làm những tên khốn khuất phục đâu, chỉ châm ngòi họ thôi – và có thể khiến sự thô lỗ từ một phía leo thang lên thành xung đột đa phương. Hãy để cho phần người bình tĩnh hơn, thông minh hơn của bạn nắm quyền. Mặc kệ những châm chọc của họ, hạn chế tiếp xúc với họ và khi bạn không còn phải đối phó với họ nữa thì thân thiện và cứng rắn là một cách hay.
2. Giành thời gian với những người đồng nghiệp mà bạn quý mến. Những mối quan hệ chuyên nghiệp và tích cực có thể trực tiếp cân bằng ảnh hưởng của những hành vi thô lỗ và cho bạn một liều thuốc thúc đẩy tinh thần. Bất cứ khi nào bạn gặp một người có xu hướng hạ thấp bạn hay triệt tiêu nguồn năng lượng trong văn phòng bạn, hãy chắc chắn bạn có một nguồn năng lượng tích cực khác ở bên để dập tắt họ. Và đừng để việc đối phó với những người thô lỗ làm bạn hủy những cuộc vui với gia đình, bạn bè. Những mối quan hệ ngoài công việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn phấn chấn.
3. Trau dồi ý thức phát triển bản thân. Một nhân tố khác có thể bù đắp cho ảnh hưởng của thái độ thiếu văn minh là: trau dồi ý thức phát triển bản thân, hay nói cách khác là hạnh phúc của bản thân. Ý thức phát triển bản thân giúp bạn dễ dàng định hình lại những lời hạ thấp và khinh thường của đồng nghiệp, khiến sức hủy hoại của họ không còn mạnh như trước.
4. Cân nhắc nói chuyện rõ ràng với người đồng nghiệp thô lỗ đó. Trong một số trường hợp, bạn có thể quyết định phải nói chuyện với người đồng nghiệp đó, cụ thể là những lúc họ chạm mặt bạn hay những hành vi cụ thể mà từng làm. Porath khuyên bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi này trước khi bạn muốn nói chuyện với họ: Họ có cố tình làm vậy không? Chỉ có mỗi mình họ cư xử như vậy hay đó là văn hóa của tổ chức? Câu trả lời không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt là khi bạn đang buồn, vậy nên hãy bàn bạc những điều này với đồng nghiệp, bạn bè, người hướng dẫn hoặc gia đình bạn.
5. Biết được lúc nào nên ra đi. Nếu thô lỗ là luật lệ nơi bạn làm việc và không có ngoại lệ thì dứt áo ra đi có lẽ là sự lựa chọn tối ưu.
Sau cùng thì “thiếu văn minh hay không là qua mắt của người nhìn nhận nó” và bạn là người quyết định liệu bạn có nên bỏ việc hay không. Nếu có thì bạn có thể biến tiêu chí nuôi dưỡng một môi trường làm việc văn minh thành mục tiêu dài hạn của bạn.
Trích sách “Bản đồ tư duy công việc” do nhà tâm lý học Tony Buzan, NXB Thanh niên xuất bản tháng 10/2018.