Điều này hoàn toàn chính xác. Để tiết kiệm năng lượng cho các công trình xây dựng cần tính toán từ khâu thiết kế, cụ thể:
Khai thác các điều kiện tự nhiên: Ngay từ khâu thiết kế cần nắm được số liệu về bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối, gió… để phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng trên cơ sở tận dụng tối đa điều kiện khí hậu thiên nhiên và cảnh quan tự nhiên, nhất là trong vấn đề tổ chức thông gió và tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Lựa chọn kiểu dáng, hình khối công trình: Trong khâu thiết kế, việc chọn kiểu dáng, hình khối nhà cao tầng không chỉ thuần túy về phương diện thẩm mỹ kiến trúc mà còn có tác dụng tiết kiệm năng lượng trong quá trình xây dựng và vận hành, sử dụng.
Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp, thân thiện môi trường: Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường có rất nhiều ưu điểm như giảm trọng tải móng, cách âm cách nhiệt tốt, tiết kiệm năng lượng. Việc sử dụng loại sản phẩm cách nhiệt, có khả năng ngăn bức xạ mặt trời hoặc được thiết kế với hệ thống thông gió tự nhiên tốt sẽ giúp cho các công trình xây dựng không cần dùng nhiều điện năng để làm mát.
Trồng nhiều cây xanh: Không gian được “xanh hóa” sẽ tạo môi trường không khí sạch, mát hơn, giảm thiểu sử dụng máy điều hòa không khí và tiết kiệm điện năng.
Thiết kế hệ thống chiếu sáng: Sử dụng hệ thống điều khiển thông minh giúp giảm hoặc cắt hẳn lượng điện chiếu sáng khi không cần thiết bằng các hệ thống cảm ứng, điều khiển tự động độ sáng của đèn theo ánh sáng ngoài trời hoặc tự tắt đèn khi không có người sử dụng.
Thiết kế cấp nước: Sử dụng các thiết bị vệ sinh thế hệ mới có thể tiết kiệm được 20% lượng nước; sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng góp phần giảm chi phí hóa đơn điện.
Hệ thống điều hòa không khí: Sử dụng thiết bị điều hòa không khí theo công nghệ biến tần inverter, điều hòa không khí bằng năng lượng mặt trời, xem xét sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với hệ thống cảm ứng tự điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp với nhiệt độ ngoài trời.