COP 26: Sử dụng năng lượng hiệu quả cho phát triển xanh

16:10, 22/01/2024

Hiện nay, thực trạng việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí. Cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở nước ta rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Và nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắn sẽ ngày càng cao. Nhằm ứng phó với thách thức ấy, Chính phủ đã dành sự ưu tiên thích đáng cho việc giải quyết vấn đề năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mình, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thời gian qua, các doanh nghiệp, người dân tại nhiều địa phương đã thực hành việc tiết kiệm năng lượng như một phong trào rộng rãi. Tuy nhiên, trong triển khai vẫn còn gặp phải khó khăn vướng mắc gì cần tháo gỡ?

Không chỉ trong công nghiệp, tích hợp năng lượng mặt trời, kết hợp với các giải pháp tiết kiệm như hạn chế sử dụng điện trong cao điểm, thường xuyên tắt các thiết bị điện không cần thiết…cũng là những hình thức tiết kiệm điện hiệu quả đang được các hộ dân, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp áp dụng nhằm tiết kiệm điện, cắt giảm chi phí.

Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam xác định tiết kiệm năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững. Với sự tuyên truyền rộng rãi chủ trương này, thời gian qua, nhiều hộ dân tại các tỉnh thành phố đã triển khai lắp đặt ĐMTMN, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

Tiết kiệm năng lượng đôi khi chỉ cần một cải tiến nhỏ trong kỹ thuật, song có khi lại cần cả sự đầu tư lớn và dài hạn về công nghệ, máy móc. Nhưng trên tất cả, tiết kiệm năng lượng cần đến sự thay đổi trong ý thức của người sử dụng, cả trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hay điện sinh hoạt. Dù đã có những mô hình tốt để nhân rộng, nhưng tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam vẫn đang cần một cú hích trước yêu cầu phát triển xanh.    

Trong ba thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng tỷ lệ thuận với việc gia tăng phát thải khí nhà kính. Do đó, để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 như cam kết tại COP26, Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực, áp dụng các giải pháp sáng tạo, trong đó việc phát triển thị trường carbon là vô cùng quan trọng.  

Link gốc


Theo quochoitv.vn

Share

Đợt 2 lấy nước đổ ải có thể điều chỉnh linh hoạt để bảo đảm tiết kiệm nước

Đợt 2 lấy nước đổ ải có thể điều chỉnh linh hoạt để bảo đảm tiết kiệm nước

Theo Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025 sẽ thực hiện theo kế hoạch, bắt đầu từ 0 giờ ngày 8/2 đến 24 giờ ngày 14/2/2025 (tổng cộng 7 ngày). Tùy thuộc vào tiến độ lấy nước, đợt 2 có thể điều chỉnh linh hoạt để bảo đảm tiết kiệm nước.


Hội nghị tổng kết công tác Đảng, chuyên môn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của EVNCPC

Hội nghị tổng kết công tác Đảng, chuyên môn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của EVNCPC

Ngày 16/1, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng và chuyên môn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị do ông Nguyễn Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV và ông Ngô Tấn Cư - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc đồng chủ trì.


Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 16/1

Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 15h ngày 16/1

Đến 15h ngày 16/1, theo báo cáo nhanh của Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025, tổng diện tích có nước là 181.446 ha/488.615 ha, đạt 37,1% diện tích gieo cấy theo kế hoạch.


EVNPSC thực hiện tốt công tác sửa chữa, bảo dưỡng tại 14 nhà máy điện

EVNPSC thực hiện tốt công tác sửa chữa, bảo dưỡng tại 14 nhà máy điện

Chiều 16/1, tại Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.