Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia tiết kiệm chi phí tiền điện nhờ thu hồi năng lượng

15:20, 19/06/2024

Việc thu hồi gần như toàn bộ năng lượng từ khí nóng của lò đốt nhôm để sử dụng cho quá trình sấy ở dây chuyền sơn và hệ thống sấy lá thép giúp Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia tiết kiệm gần 1 tỷ đồng chi phí tiền điện và giảm gần 400 tấn CO2 mỗi năm.

Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (thuộc Tập đoàn Toshiba), được thành lập vào năm 2009 tại Khu công nghiệp Amata - Đồng Nai với tổng diện tích 80.000 m2, tổng số vốn điều lệ là 35 triệu USD. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm mô tơ điện công nghiệp hiệu suất cao và máy phát điện, động cơ điện cho xe hơi, thân thiện với môi trường cho thị trường toàn cầu. Thời gian qua, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp sản xuất tiết kiệm năng lượng, giúp giảm chi phí năng lượng cho sản xuất và giảm lượng phát thải khí CO2 mỗi năm.

Giám đốc Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia Nguyễn Phước Hiếu cho biết: Tập đoàn Toshiba đã xây dựng "Tầm nhìn Môi trường tương lai 2030" dài hạn mới từ góc độ toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề như tính trung hòa carbon, với mục tiêu một xã hội trung hòa CO2, một xã hội luân chuyển tài nguyên và hài hòa với thiên nhiên. Để đạt được những mục tiêu này, Toshiba tin rằng điều quan trọng là phải đáp ứng với xu hướng toàn cầu và chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, trong đó công nghiệp sinh thái, công nghiệp xanh đang được chú trọng ở Việt Nam.

Không nằm ngoài xu hướng đó, Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia không chỉ tập trung vào phát triển những sản phẩm có hiệu suất cao mà trong hoạt động sản xuất máy công ty luôn ưu tiên cải tiến công nghệ để tiết kiệm năng lượng và tuần hoàn tái sử dụng năng lượng trong hoạt động sản xuất.

Đường ống truyền tải khí nóng

Chia sẻ về các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã áp dụng, ông Nguyễn Phước Hiếu cho biết, để tiết kiệm năng lượng, công ty đã chủ động thực hiện kỹ thuật thu hồi toàn bộ nhiệt phát ra của các nhà máy để phục vụ lại chính hoạt động sản xuất bên trong. Cụ thể, năm 2022, công ty đã thu hồi gần như toàn bộ năng lượng từ khí nóng của lò đốt nhôm để sử dụng cho quá trình sấy ở dây chuyền sơn và hệ thống sấy lá thép. Hệ thống lấy khí nóng được Toshiba dùng đường ống truyền tải đi trên mái nhà và qua bộ trao đổi nhiệt sử dụng quạt hút khí nóng từ lò nhôm và quạt tuần hoàn nhiệt nên có thể điều chỉnh nhiệt độ mong muốn một cách dễ dàng. 

“Nếu trước đây để sấy sản phẩm sau khi sơn phủ và sấy khô dầu trên sản phẩm lá thép đều sử dụng đèn sấy hồng ngoại dùng năng lượng điện, thì đến nay đã sử dụng nguồn nhiệt thải từ lò nấu nhôm để sấy sản phẩm thông qua thiết bị trao đổi nhiệt giúp giảm lượng điện năng sử dụng và giảm lượng phát thải CO2. Ước tính giải pháp này giúp công ty tiết kiệm gần 1 tỷ đồng chi phí tiền điện và giảm gần 400 tấn CO2 mỗi năm” - ông Nguyễn Phước Hiếu thông tin thêm.

Song song đó, Công ty cũng có nhiều dự án và hoạt động tiết kiệm năng lượng như: Sử dụng máy lạnh inverter công suất lớn tiết kiệm năng lượng; thay bóng đèn cao áp sang đèn LED; Sử dụng máy nén khí inverter; nghiên cứu xây dựng nhà xưởng mới bằng chiếu sáng tự nhiên; thay các động cơ cũ bằng động cơ hiệu suất cao của Toshiba; ứng dụng công nghệ phun Vecni thay thế cho nhúng Vecni,…

Bên cạnh các giải pháp tiến công nghệ, giải pháp quản lý nội vi, xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng bền vững cũng được Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia chú trọng.

Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia nhận giải Đặc biệt của Hội đồng giám khảo Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2023

Ban quản lý năng lượng của Công ty được thành lập nhằm triển khai các nội dung trong “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” và “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” thông qua các hoạt động như: Đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng và quản lý năng lượng; phân tích các điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động quản lý năng lượng; Xác định các khu vực sử dụng năng lượng; phối hợp tổ chức phổ biến các hoạt động tiết kiệm năng lượng cho tất cả nhân viên; giám sát việc thực hiện quản lý năng lượng; Hỗ trợ thực hiện quản lý năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng; thường xuyên xem xét đánh giá việc thực hiện quản lý năng lượng. Bên cạnh đó, thực hiện kiểm toán năng lượng nhằm đánh giá tình hình sử dụng năng lượng và tìm hiểu các cơ hội, giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp Công ty tiết kiệm chi phí vận hành, mang lại môi trường làm việc an toàn và trong lành cho người lao động mà còn để đáp ứng được tiêu chí là sản xuất xanh và sản xuất tuần hoàn. “Bên cạnh các giải pháp đã triển khai mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng, công ty hy vọng sắp tới sẽ có thêm nhiều dự án cùng với sự hợp tác, hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan chính quyền địa phương để có thể lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà”, ông Hiếu bày tỏ.

Trong giai đoạn hiện nay, chi phí cho năng lượng dùng trong sản suất ngày càng cao, giá điện, than, dầu liên tục biến động tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thì việc quyết tâm thực hiện các hạng mục đầu tư để cải tiến và tiết kiệm năng lượng là quyết sách đúng đắn hàng đầu của các doanh nghiệp công nghiệp. Công ty TNHH sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia trong thời gian qua đã thực hiện đúng phương châm đó. Nhờ vậy đã góp phần giúp Công ty tiết kiệm chi phí và hướng đến doanh nghiệp công nghiệp xanh, phát triển bền vững.

Việc đầu tư công nghệ cùng các giải pháp tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả cao, Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia đã được Bộ Công Thương và Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) lựa chọn trao giải Đặc biệt "Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2023". Đây là giải thưởng dành cho đơn vị có giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, áp dụng công nghệ mới, có khả năng nhân rộng.

Anh Thư

Share

Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 16h ngày 14/1

Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 16h ngày 14/1

Đến 16h ngày 14/1, theo báo cáo nhanh của Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025, tổng diện tích có nước là 119.178 ha/488.615 ha, đạt 24,4%.


EVNPMB3: Phấn đấu khởi công Nhà máy Thuỷ điện Trị An mở rộng trong Quý I/2025

EVNPMB3: Phấn đấu khởi công Nhà máy Thuỷ điện Trị An mở rộng trong Quý I/2025

Đây là một trong những nhiệm vụ được Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - ông Nguyễn Tài Anh giao cho Ban Quản lý dự án Điện 3 (EVNPMB3) tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của EVNPMB3. Hội nghị được tổ chức ngày 14/1 tại TP.HCM.


EVNCTI nâng cao chất lượng dịch vụ, vận hành Tòa nhà EVN hiệu quả

EVNCTI nâng cao chất lượng dịch vụ, vận hành Tòa nhà EVN hiệu quả

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN (EVNCTI) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.


PC Ninh Bình: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trước Tết

PC Ninh Bình: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trước Tết

Thời gian này, các giáo xứ, nhà thờ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang xây dựng các công trình chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Ngoài tạo hình các biểu tượng, người dân còn mua sắm, lắp đặt nhiều thiết bị điện trang trí. Do đó, công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn điện trong các giáo xứ được Công ty Điện lực Ninh Bình hết sức chú trọng.


EVN tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế, đẩy mạnh hiện đại hóa nguồn nhân lực ngành năng lượng

EVN tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế, đẩy mạnh hiện đại hóa nguồn nhân lực ngành năng lượng

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác đến từ Trường Đại học Kỹ thuật Quốc gia Novosibirsk (Liên bang Nga), về các định hướng hợp tác trong đào tạo và nhân lực ngành năng lượng cho Việt Nam.