Người thành công nhất không bao giờ đi chung một con đường với đám đông

Trên đời này chỉ có hai kiểu làm giàu: Mạo hiểm hoặc tiết kiệm. Mạo hiểm là bản năng còn tiết kiệm là điều có thể học hỏi.

Alex Banayan là tác giả cuốn sách The Third Door - cuốn sách thuật lại hành trình 7 năm nghiên cứu thành công của những người giàu có nhất thế giới với mục đích khám phá xem họ đã bắt đầu sự nghiệp như thế nào.

Alex đã dành cả nghìn giờ để nghiên cứu tiểu sử của hàng trăm người giàu có, thảo luận trực tiếp với những người thành công mà nhiều người có dành cả đời cũng khó học hỏi theo họ được.

Đối với việc kinh doanh, Alex đã phỏng vấn Bill Gates , âm nhạc có Lady Gaga, khoa học máy tính có Steve Wozniak, anh phỏng vấn cả Larry King, Jane Goodall, Pitbull, Jessica Albam Quincy Joes và nhiều người khác.

Mục tiêu của Alex không chỉ là tìm ra 1 chìa khóa của sự thành công. Điều anh tìm ra là, các nhân vật được phỏng vấn hoàn toàn khác biệt với đám đông, nhưng họ lại có chung một cách tư duy khi tiếp cận khi tiếp cận với công việc, cuộc sống.

Trong giới kinh doanh có một câu nói đùa được truyền tai nhau rằng: "Ai là người nợ tiền nhiều nhất mới thực sự là ông chủ". Thoạt nghe chúng ta có thể thấy rõ sự đối lập, tuy nhiên khi đứng một hướng khác để nhìn nhận sẽ hiểu chỉ những người thực sự có năng lực mới dám vay nhiều tiền. Họ vay tiền không phải để “ăn chơi trác tán” mà để đầu tư và làm giàu cho bản thân.

Thực tế cho thấy nhóm người có kinh tế trung bình khá trở xuống họ luôn có xu hướng làm việc và tiết kiệm tiền cho các kế hoạch tương lai. Trong khi đó nhóm những người giàu có họ luôn muốn đồng tiền trong tay mình được nhân lên từng ngày vì vậy họ luôn có xu hướng đầu tư, vay tiền để đầu tư sinh lời.

1. Vùng an toàn

Đầu tiên chúng ta hãy phân tích lý do tại sao số đông thích tiết kiệm tiền? Câu trả lời tóm gọn trong 3 từ “Vùng an toàn”. Tiền bạc là công cụ mang đến cho con người cảm giác an toàn. Vì vậy, việc tiết kiệm tiền bản chất là giữ mình trong vùng an toàn, nếu có rủi ro xảy đến chúng ta vẫn có một khoản được coi là “bảo hiểm” để tránh điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Dẫn chứng chân thực nhất là hai năm đại dịch Covid vừa qua, toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội bị tổn hại nghiêm trọng. Trong giai đoạn khó khăn đó, những người quen với lối sống ăn tiêu thoải mái mới chợt tỉnh ngộ: tiết kiệm tiền thực sự quan trọng. Nếu không có khoản tiết kiệm từ trước thì sẽ khó lòng mà chống chọi qua đại dịch Covid kéo dài.

Vì vậy có thể nói những người có thu nhập trung bình không thể tiêu tiền thoải mái mà là họ không dám hoang phí bởi khả năng chịu rủi ro vốn đã ở mức thấp. Với mức thu nhập trung bình khá và đằng sau là các khoản chi phí sinh hoạt, tiền học của con cái, phụng dưỡng cha mẹ già thì đó sẽ là một vấn đề lớn nếu họ không học cách tiết kiệm tiền.

Các hình thức tiết kiệm tiền cũng là một vấn đề đáng để bàn luận. Khi mà đa số mọi người chọn cách thức gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo một khoản cố định với mức độ an toàn cao. Không có mấy ai nghĩ đến vấn đề đầu tư tài chính hay các hình thức đầu tư sinh lời khác cho khoản tiết kiệm của mình.

2. Dám mạo hiểm

Nếu nói những người nghèo thường hay tiết kiệm tiền vậy những người giàu có thì không bao giờ tiết kiệm tiền? Sự thật không hẳn là như vậy, những người giàu có họ vẫn tiết kiệm tiền nhưng họ tiết kiệm với những cách thức khác nhau.

Những người giàu có không kìm hãm đồng tiền bản thân nắm giữ, họ sử dụng chúng để tạo ra những lợi ích lớn hơn. Dù là đầu tư theo cách này hay cách khác họ cũng sẽ đề ra mục tiêu và hoạch định bước đi để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Ví dụ, một người đàn ông giàu có đi qua một nhà hàng sang trọng, kinh doanh tốt anh ta sẽ nghĩ đến việc học theo ông chủ nhà hàng và tự mở một nhà hàng ăn uống của riêng mình. Ngược lại, khi một người bình thường đi qua nhà hàng sang trọng họ sẽ nghĩ xem trong túi mình có bao nhiêu tiền, khi nào đủ dư dả thì sẽ ghé thử. Chỉ khác nhau một suy nghĩ chúng ta đã thấy sự cách biệt rõ ràng.

Một số người có cái nhìn phiến diện về người giàu có rằng họ lúc nào cũng dư dả tiền bạc cho các hoạt động đầu tư của mình nhưng sự thật thì không phải như vậy. Khi có cơ hội đầu tư họ sẽ sẵn sàng để giành lấy, nếu không có đủ vốn họ sẽ nhờ cậy đến người thân, bạn bè hoặc đi vay tiền ngân hàng. Điều cốt yếu ở đây là họ không chùn bước, không ngại mạo hiểm để đấu tranh cho một tương lai tươi sáng hơn.

3. Thay đổi tư duy

Qua những điều đã phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy để có thể trở lên giàu có, bước đầu tiên chúng ta cần phải thay đổi tư duy của bản thân. Bởi suy nghĩ quyết định hành động và hành động tạo ra kết quả. Vì vậy việc thay đổi tư duy ngay từ bây giờ là điều tất yếu.

Đầu tiên, bạn có thể bắt đầu với học hỏi kiến thức về quản lý tài chính và cố gắng tiếp thu những cái mới vì thông tin ở quanh chúng ta.

Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu phương pháp và lối tư duy tài chính phù hợp với bản thân, không nên chạy theo xu hướng một cách mù quáng. Bởi vì ở bất kỳ con đường nào cũng đầy rẫy những cạm bẫy, việc của chúng ta là bước từng bước một cách chắc chắn. Khi đó, điều kỳ diệu sẽ đợi bạn ở phía trước.

Bước thứ hai là phân bổ tiền. Đừng giới hạn bản thân trong một lĩnh vực, chỉ khi đa dạng hóa, bạn mới có thể phân tán rủi ro. Ngoài tính bảo mật, chúng ta cũng cần tính đến tỷ suất lợi nhuận.

Bước thứ ba là đảm bảo rằng cuộc sống sẽ không bị thay đổi khi quyết định mang tiền đầu tư tài chính. Lý do khiến nhiều người bất an là do sợ những sự thay đổi quá bất ngờ. Vì vậy, khi quyết định đầu tư, bạn cần có 1 quỹ để dự phòng trong những trường hợp không may.

Phần lớn mọi người thích tiết kiệm tiền không phải vì họ thiếu hiểu biết về làm giàu mà vì không đủ tự tin để đối mặt với rủi ro. Người giàu vay nợ nhiều không phải vì họ không có tiền vốn mà họ muốn có những khoản đầu tư lớn để thu về nhiều lợi nhuận. Chúng ta không đánh giá đúng sai, nhưng rõ ràng có sự khác biệt về khoảng cách. Sau khi nhìn thấy được sự khác biệt mong rằng chúng ta có thể dần dần đi đúng hướng của người giàu và áp dụng cho bản thân.

Link gốc


  • 03/08/2022 02:16
  • Nguồn: ttvn.toquoc.vn
  • 952