Page 35 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 35
Phần nhiều trẻ em trong 3 tháng đầu được bú sữa mẹ đều phát triển tốt, sau
đó tình trạng dinh dưỡng bỗng xấu đi một phần do chế độ ăn bổ sung không hợp
lý, một phần do mắc các bệnh nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại. Thiếu protein và năng
lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch qua
trung gian tế bào, các chức phận diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân trung tính, bổ
thể và bài tiết các globulin miễn dịch nhóm IgA. Người ta thấy rằng ở các trẻ em
bị suy dinh dưỡng, số lượng tế bào lympho T luân chuyển giảm sút và quá trình
trưởng thành của chúng bị rối loạn.
Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho thấy rằng, vitamin và chất khoáng có
vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Trong các vitamin thì vitamin A,
vitamin E và vitamin C đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt viatmin A còn có tên
gọi là “Vitamin chống nhiễm khuẩn” có vai trò rõ rệt cả với miễn dịch dịch thể và
miễn dịch tế bào. Rất nhiều chất khoáng và vi khoáng tham gia vào chức phận
miễn dịch, trong đó vai trò của sắt, kẽm, đồng và selen.
2.1.5. Các bệnh liên quan đến thiếu và thừa dinh dưỡng
Các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy rằng, cả thiếu và thừa
dinh dưỡng đều dẫn đến bệnh tật. Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng rất đa dạng
và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó những đối tượng có nguy cơ cao
nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người già.
a) Thiếu dinh dưỡng đặc hiệu và chậm tăng trưởng
Trong lịch sử phát triển của dinh dưỡng học, các thực nghiệm về sự tăng
trưởng thường được sử dụng để đánh giá sự cần thiết của một thành phần dinh
dưỡng nào đó. Một chất dinh dưỡng được coi là cần thiết khi thiếu chất đó, động
vật thí nghiệm ngừng hoặc chậm tăng trưởng
Người ta chia làm 2 loại thiếu dinh dưỡng
Nhóm loại I: là nhóm mà khi thiếu một chất dinh dưỡng nào đó cơ thể vẫn
tiếp tục tăng trưởng, nhưng đến một lúc nào đó sẽ có những biểu hiện lâm sàng
đặc hiệu, đó làm nhóm các chất:
Các chất khoáng: sắt, đồng, mangan, selen, calci, fluor
Các vitamin: vitamin B 1, B 6, B 12, PP, Colabamin, a.folic, Vitamin C, A, D,
E, K.
Nhóm loại II: là nhóm mà khi thiếu các chất dinh dưỡng đó, cơ thể sẽ ngừng
hoặc chậm tăng trưởng mà vẫn duy trì dự trữ và đậm độ các chất dinh dưỡng này
trong các mô của cơ thể. Nhóm này bao gồm các chất: các acid amin cần thiết,
nitrogen, sulfur, nước, natri, kali, mangan, kẽm, phospho…
17