Page 38 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 38
a) Dinh dưỡng hợp lý bao gồm sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm
Một khẩu phần ăn cân đối là đủ về mặt số lượng và chất lượng. Một khẩu
phần ăn không cân đối sẽ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng và không đủ về mặt
năng lượng. Có một số trường hợp ăn quá nhiều carbohydrate và chất béo nhưng
quá ít protein, vitamin và muối khoáng thì khẩu phần ăn này sẽ thiếu các dinh
dưỡng cơ bản. Một khẩu phần ăn gồm rau, quả, thịt, sữa, cá và các sản phẩn từ
sữa, phomai, khoai tây sẽ cung cấp đủ giá trị dinh dưỡng trong các nhóm thực
phẩm. Khẩu phần ăn cân đối sẽ dự phòng tiêu thụ quá nhiều năng lượng như là
dùng quá nhiều chất béo hay ăn quá nhiều dẫn đến nguy cơ béo phì và béo phì.
Khẩu phần ăn cân đối là chìa khóa để dự phòng thiếu hụt dinh dưỡng và một số
bệnh mãn tính.
b) Dinh dưỡng hợp lý có nghĩa là tiêu thụ phối hợp nhiều loại thực phẩm
Trong một bữa ăn có nhiều loại thực phẩm sẽ cung cấp một khẩu phần ăn
có chất lượng vì có nhiều sự lựa chọn và là cơ hội tốt để cung cấp đủ các chất dinh
dưỡng. Thậm chí ở trong cùng một nhóm thực phẩm, giá trị dinh dưỡng của thức
ăn cũng rất đa dạng. Ví dụ như trong súp lơ là một nguồn tốt của folate nhưng
hàm lượng vitamin A chỉ có bằng một nửa so với carot hoặc nếu khẩu phần ăn chỉ
có chuối thì nó là nguồn tốt của kali nhưng lại thiếu vitamin C. Do vậy không có
thức ăn nào hay nhóm thực phẩm nào có đủ giá trị dinh dưỡng mà cơ thể cần nên
mọi người nên chọn nhiều loại thức ăn trong cùng một nhóm và ăn đủ các nhóm
thực phẩm để có được dinh dưỡng hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến
cáo người dân nên tăng cường ăn các loại quả và rau có mầu mỗi ngày, vì nó chứa
nhiều vitamin, muối khoáng và chất sơ, đây là các chất dinh dưỡng làm giảm thiểu
mối nguy bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
c) Dinh dưỡng hợp lý và số lượng thực phẩm ăn vào
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng không có thức ăn tốt hay tồi mà chỉ có
thói quen tồi hay tốt mà thôi. Điều này có nghĩa là rằng tất cả các loại thức ăn
thậm chí là loại có ít giá trị dinh dưỡng vẫn là một phần của khẩu phần ăn cân đối.
Thức ăn có nhiều đường, chiên rán, hay đồ hộp nên ăn số lượng nhỏ và tránh xa
tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo. Nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm này có
thể là năng lượng khẩu phần sẽ lớn hơn nhiều năng lượng tiêu hao và có thể sẽ
tăng cân. Thức ăn có nhiều đường, đồ ăn chiên rán, hay đồ hộp nên được thay thế
bằng loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Có một số loại thức ăn tốt cho
sức khỏe như các loại hạt ví dụ hạt lạc, hạt điều, hạt dẻ cười, hướng
dương…nhưng chúng có lượng lớn kilocalories nên chỉ tiêu thụ ở mức trung bình.
Dinh dưỡng hợp lý không có nghĩa là chúng ta không được ăn món ăn yêu thích
mà là giới hạn số lượng thực phẩm ăn trong một lần và số lần ăn.
20