Hơn 3.000 vụ vi phạm
Theo thống kế của Ban An toàn EVN, tính đến cuối năm 2017, còn tồn tại 3.220 vụ vi phạm HLBVATLĐCA trên toàn quốc. Ông Đại Ngọc Giang – Phó Trưởng ban An toàn EVN cho rằng, nguyên nhân chính là do người dân không tuân thủ khoảng cách an toàn theo đúng quy định. Nhiều tổ chức, cá nhân cố tình lấn chiếm hành lang để cơi nới, xây dựng công trình, nhà ở, lắp đặt biển quảng cáo… Những hành vi này thường được tiến hành vào ban đêm hoặc ngày nghỉ, nên khó phát hiện và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, một số địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo xử lý vi phạm HLBVATLĐCA dẫn đến việc phối hợp giải quyết vi phạm không hiệu quả. Một số địa phương trồng cây lâu năm, cây phát triển cao dẫn đến vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, nhưng chủ vườn không phối hợp với ngành Điện để chặt tỉa, dẫn đến nguy cơ gây sự cố lưới điện và dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Đối với lưới điện truyền tải, ông Giang cho rằng, địa phương không kịp thời bố trí quỹ đất tái định cư để di chuyển người dân trong hành lang lưới điện siêu cao áp 500 kV; một số cá nhân đòi tiền bồi thường cao gấp nhiều lần so với quy định hiện hành, một số nơi quy định về đơn giá chặt tỉa cây chưa phù hợp với thực tế,... dẫn đến nhiều vụ vi phạm kéo dài, rất khó giải quyết dứt điểm.
Dẫn chứng thêm những nguyên nhân vi phạm, ông Vũ Ngọc Minh - Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho rằng, việc bồi thường giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án truyền tải thực hiện chưa dứt điểm, vẫn tồn tại nhiều công trình, nhà ở, cây cối… trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại thời điểm đóng điện công trình. Đặc biệt, có nhiều hộ dân và chủ công trình đã nhận tiền đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định, nhưng vẫn không chịu di dời. Có những hộ dân tự ý làm nhà, trồng cây trái phép trước khi triển khai thực hiện dự án nên không được bồi thường hỗ trợ. Vì vậy, các hộ dân đã cản trở, không cho thi công cũng như không chịu tháo dỡ công trình vi phạm.
Xây dựng nhà xưởng ngay trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại tỉnh Bắc Ninh
|
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân
EVN đưa ra mục tiêu năm 2018 giảm 20% số vụ vi phạm còn tồn tại từ năm 2017 và kiên quyết không để phát sinh vi phạm mới. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, cải tạo, nâng cấp, hạ ngầm lưới điện, từng bước xóa các vụ vi phạm, EVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
Ông Vũ Ngọc Minh - Tổng giám đốc EVNNPT cho biết: “Đối với địa phương có điểm “nóng” là các khu vực hay thả diều, thả đèn trời… có khả năng gây ra sự cố cho đường dây tải điện, EVNNPT tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, các trường học… tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân. Đồng thời, Tổng công ty cũng triển khai dựng pano tại các điểm công cộng như UBND xã, trường học, nhà văn hóa...
Còn với Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội, năm 2017, đã phối hợp với chính quyền địa phương phát khoảng 30.000 tờ đến tận tay người dân, đặc biệt là người dân sống gần hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, giới thiệu về các giải pháp “Bảo vệ HLATLĐCA trên địa bàn Thành phố” kèm các khuyến cáo về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Năm nay, Tổng công ty sẽ đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân không bắn pháo tráng kim loại, thả diều, thả đèn trời… gần đường dây điện.
Ông Đại Ngọc Giang cho biết: “Để giảm dần số vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, tuyên tuyền là một trong những giải pháp quan trọng nhất. EVN đã chỉ đạo các đơn vị duy trì và tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn kịp thời cho người dân, nâng cao nhận thức, hiểu biết về những thiệt hại và nguy hiểm có thể xảy ra khi vi phạm HLBVATLĐCA. Cùng với đó, EVN mong muốn chính quyền địa phương quyết liệt xử lý những trường hợp người dân cố tình vi phạm hành lang để mục tiêu đến năm 2020, trên toàn quốc, cơ bản không còn vi phạm HLBVATLĐCA”.
Số vụ vi phạm tại các Tổng công ty trong năm 2016-2017:
Đơn vị
|
Năm 2016
(số vụ)
|
Năm 2017
(số vụ)
|
Tỷ lệ tăng/giảm so với năm 2016 (%)
|
EVNNPC
|
2.350
|
1.621
|
-31
|
EVNCPC
|
565
|
475
|
-16
|
EVNSPC
|
154
|
41
|
-73
|
EVNHANOI
|
688
|
381
|
-45
|
EVNHCMC
|
0
|
0
|
-0
|
EVNNPT
|
962
|
702
|
-27
|
EVN
|
4.719
|
3.220
|
-32
|
Theo quy định quy định của pháp luật, người vi phạm HLBVATLĐCA sẽ bị:
- Phạt tiền thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 50 triệu đồng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
- Các hình thức phạt bổ sung như tịch thu phương tiện vi phạm, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại hiện trạng ban đầu, đồng thời buộc chấm dứt hành vi vi phạm…
- Xử lý hình sự: Đối với những hành vi vi phạm có tính chất và mức độ nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính một lần mà vẫn tiếp tục vi phạm…
(Điều 15, Nghị định 134 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
|
Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý & Hội nhập
Share