Tăng trưởng kinh tế châu Âu gặp khó trước áp lực giá điện

10:00, 30/11/2024

Giá điện bán buôn tại các nền kinh tế lớn của châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm qua, tạo thêm áp lực lên các doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn vì nhu cầu giảm sút và tâm lý tiêu dùng không ổn định.

Theo dữ liệu thị trường điện do LSEG tổng hợp, giá điện bán buôn trung bình tại các quốc gia như Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Ba Lan đã đạt mức cao nhất trong ít nhất 20 tháng tính đến tháng 11/2024.

Tại Ý, mặc dù giá điện bán buôn chỉ tăng lên mức cao nhất trong bốn tháng qua, nhưng vẫn là mức cao nhất trong các nền kinh tế lớn của châu Âu, đẩy giá trung bình toàn khu vực lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2023.

Dự kiến, khi mùa đông đến và nhu cầu sưởi ấm tăng lên, giá điện có thể tiếp tục leo thang, gây thêm khó khăn cho các nền kinh tế vốn đã chật vật phục hồi sau cuộc xung đột Nga-Ukraine vào năm 2022, khi nguồn cung khí đốt bị gián đoạn khiến giá năng lượng trên toàn châu Âu tăng đột biến.

Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là trung tâm sản xuất hàng đầu, giá điện bán buôn từ tháng 3/2022 đến nay đã trung bình ở mức 138 euro/MWh, cao hơn 280% so với mức trung bình giai đoạn 2016-2019.

Tương tự, tại Pháp, Ý, và Hà Lan, giá điện trung bình cũng tăng hơn 200%, trong khi tại Ba Lan và Tây Ban Nha, mức tăng lần lượt là 180% và 103%.

Sự gia tăng chi phí điện đã gây ra những tác động nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp châu Âu, đặc biệt là tại Đức. Các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất thép, hóa chất và phân bón đã ghi nhận mức sản lượng thấp kỷ lục hoặc thấp nhất trong nhiều năm. Sản xuất tua-bin và động cơ giảm tới 30% so với mức đỉnh trước đó.

Ngay cả ngành ô tô - một biểu tượng của nền kinh tế Đức - cũng chứng kiến sản lượng giảm hơn 30% so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19, dưới áp lực của chi phí điện cao và sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

Sự suy thoái công nghiệp không chỉ tác động đến từng ngành mà còn kéo lùi tăng trưởng kinh tế của cả khu vực. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Đức chỉ tăng 0,4% mỗi năm kể từ năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình gần 2% từ năm 2010 đến 2019. Tình hình tương tự cũng xảy ra tại Pháp, Hà Lan, và Ba Lan, nơi tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 dự kiến sẽ thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước.

Để giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga và giảm áp lực từ giá điện cao, châu Âu đã tăng cường sản xuất năng lượng sạch kể từ năm 2022. Theo dữ liệu từ Ember, trong 10 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo đã tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2022, đạt mức kỷ lục 2.450 TWh. Đồng thời, sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch giảm 16%, trong đó sản lượng từ than đá giảm 21% và từ khí đốt giảm 14%.

Tuy nhiên, tổng sản lượng điện vẫn thấp hơn năm 2022 do nhiều quốc gia gặp khó khăn trong việc thay thế hoàn toàn năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo.

Mặc dù hoạt động công nghiệp suy giảm đã giúp giảm bớt áp lực lên hệ thống điện, nhưng về lâu dài, nhiều ngành công nghiệp lớn của châu Âu sẽ cần tăng cường sản xuất để tránh tình trạng mất việc làm và sụt giảm nguồn thu thuế.

Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp phải đối mặt với bài toán chi phí năng lượng. Với giá điện ngày càng tăng, không phải công ty nào cũng đủ sức cạnh tranh. Những doanh nghiệp tập trung vào sản xuất chi phí thấp, vốn đang chịu áp lực từ đối thủ quốc tế và nhu cầu tiêu dùng yếu, có thể buộc phải cắt giảm thêm sản lượng, khiến nền kinh tế khu vực khó có thể phục hồi mạnh mẽ.


Nguyệt Hà (Reuters)

Share

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2025, phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” và Chương trình “10 nghìn sáng kiến” giai đoạn 2025 - 2028 trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được tổ chức sáng 24/4. Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng kêu gọi đoàn viên công đoàn, người lao động trong EVN hãy tích cực đăng ký và triển khai sáng kiến, góp phần biến mỗi nơi làm việc thành “một trung tâm đổi mới sáng tạo”.


'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2025, phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” và Chương trình “10 nghìn sáng kiến” giai đoạn 2025 - 2028 trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được tổ chức sáng 24/4. Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng kêu gọi đoàn viên công đoàn, người lao động trong EVN hãy tích cực đăng ký và triển khai sáng kiến, góp phần biến mỗi nơi làm việc thành “một trung tâm đổi mới sáng tạo”.


Đảng bộ EVNNPC: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong nhiệm kỳ mới

Đảng bộ EVNNPC: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong nhiệm kỳ mới

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức với sự tham dự của 197 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 26.000 cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong toàn Tổng công ty.


Khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025

Khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025

Sáng 24/4, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Triển lãm quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025 (VCAE EXPO 2025). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong số những nhà tài trợ chính cho chương trình.


Sử dụng điện an toàn cần bắt đầu từ nhận thức đúng về trách nhiệm

Sử dụng điện an toàn cần bắt đầu từ nhận thức đúng về trách nhiệm

An toàn điện – đặc biệt là hệ thống điện sau công tơ (thuộc quyền sử dụng, sở hữu và trách nhiệm của người sử dụng điện) – đã và đang được thực hiện như thế nào? Luật Điện lực 2024 đã có quy định cụ thể về vấn đề này, từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ý thức trong việc thiết kế và sử dụng điện an toàn, có trách nhiệm tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy.