Peter Thiel là ai?
Peter Thiel là một doanh nhân, một tỷ phú và là một nhà đầu tư mạo hiểm người Mỹ gốc Đức. Ông là người đồng sáng lập PayPal, Palantir Technologies và quỹ đầu tư Founders Fund.
Ông cũng là một trong những người đầu tiên đầu tư vào Facebook và các công ty như SpaceX, LinkedIn.
Tính đến ngày 25/6/2021, với giá trị tài sản ròng ước tính là 7,24 tỷ USD, Thiel đã giành được vị trí 385 trong bảng xếp hạng các tỷ phú giàu nhất thế giới "Bloomberg Billionaires Index".
Cuốn sách "Zero To One" của Peter Thiel - nhà sáng lập PayPal.
|
Các thành viên trong nhóm "PayPal Mafia" do Thiel thành lập đã nổi tiếng khắp Thung lũng Silicon. Rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà sáng lập hoặc đầu tư vào các công ty công nghệ có giá trị bậc nhất thế giới. Năm 2002, họ đã bán PayPal cho eBay với giá 1,5 tỷ USD. Và kể từ đó:
- Elon Musk đã sáng lập ra SpaceX. Đồng thời, cũng là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của Tesla Motors.
- Reid Hoffman trở thành người đồng sáng lập LinkedIn.
- Steve Chen, Chad Hurley và Jawed Karim đã cùng nhau thành lập nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới - YouTube.
- Jeremy Stoppelman và Russel Simmons xây dựng lên Yelp.
- David Sacks đầu tư cho Yammer.
- Và Thiel là người đồng sáng lập của Palantir.
Hiện nay, tất cả 7 công ty kể trên đều có trị giá hơn 1 tỷ USD.
Sau đây là sáu bài học từ cuốn sách "Zero To One":
1. Phát triển đa chiều
Sự phát triển có thể diễn ra dưới một trong hai hình thức là phát triển theo chiều ngang và phát triển theo chiều sâu. Phát triển chiều ngang có nghĩa là bạn chỉ cần sao chép những thành công đã có sẵn, tức đi từ 1 đến n. Kiểu phát triển này rất dễ thực hiện bởi chúng ta đã biết những yếu tố cơ bản của nó.
Còn phát triển chiều sâu có nghĩa là bạn phải làm những thứ hoàn toàn mới, tức đi từ 0 đến 1. Phát triển chiều sâu sẽ khó hơn rất nhiều vì nó đòi hỏi bạn phải sáng tạo.
Để dễ hình dung hơn, chúng ta đến với một ví dụ: Nếu có một cái máy đánh chữ, bạn có thể tạo ra 100, 1000 cái máy khác như vậy, bạn đang phát triển chiều ngang. Còn nếu bạn tạo ra được một bộ xử lý ngôn ngữ mới thì bạn đang phát triển chiều sâu.
Toàn cầu hóa cũng được coi là một dạng khác của sự phát triển chiều ngang, lấy một thứ đã thành công ở một nơi nào đó và áp dụng chúng cho các nơi khác. Và bạn chỉ có thể tạo ra sự phát triển chiều sâu thông qua các đột phá về công nghệ.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (IT) trong những thập kỷ qua đã khiến cho Thung lũng Silicon trở thành thủ phủ của các sản phẩm công nghệ. Nhưng bạn đừng hiểu nhầm, công nghệ không chỉ dừng lại ở những thứ liên quan đến máy tính. Mà bất cứ sản phẩm hay phương pháp nào mới và tốt hơn cũng đều được coi là công nghệ.
2. Công nghệ và tính bền vững
Hiện nay, công nghệ trên thế giới chưa thật sự mang tính bền vững. Đặc biệt là khi tất cả các quốc gia đều chạy đua và áp dụng công nghệ vào mọi mặt trong cuộc sống. Nguồn tài nguyên sẽ đi đến giới hạn và môi trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mức độ ô nhiễm do công nghệ tạo ra càng ngày càng tăng.
Trong những năm trở lại đây, nhiều người nghĩ rằng công nghệ đã có tiến bộ vượt bậc, con người sẽ không phải làm việc vất vả trong nhiều giờ nữa, việc đi du lịch lên mặt trăng cũng không còn là là điều viển vông hay tất cả chúng ta sẽ được "cưỡi" trên những chiếc ô tô bay. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, sự phát triển chiều sâu duy nhất mà chúng ta có được là công nghệ máy tính.
3. Các công ty độc quyền
Các công ty độc quyền sẽ có lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với những công ty khác ngoài thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, họ đều nói dối và bẻ cong sự thật. Các công ty độc quyền sẽ không khoe khoang hay thừa nhận về mô hình độc quyền của mình, bởi nếu làm vậy, họ sẽ bị chính phủ giám sát và soi xét vô cùng chặt chẽ. Trong khi đó, những công ty khác lại xem nhẹ các yếu tố cạnh tranh và chỉ tập trung nhấn mạnh vào điểm khác biệt của mình.
Trước đây, những công ty độc quyền có thể tự điều chỉnh, thay đổi giá cả. Và tất cả chúng ta đều phải chấp nhận điều đó, bởi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc mua sản phẩm của họ. Tuy nhiên, hiện nay sự độc quyền sáng tạo mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho người dùng. Đó là lý do tại sao hệ thống cung cấp bằng sáng chế ra đời. Nó chỉ cho phép các công ty được độc quyền một sản phẩm nào đó trong thời gian nhất định. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo, phát minh thêm nhiều cái mới.
4. Đừng trông đợi quá nhiều vào sự may mắn
Có rất nhiều doanh nhân đã thành công như Warren Buffett, Bill Gates,... đều cho rằng sự thành công mà họ có được phần lớn là dựa vào may mắn. Theil lại cho rằng, nếu chỉ dựa vào may mắn, thì sự thành công của họ sẽ không bao giờ được mọi người công nhận.
Thực tế đã chứng minh, những người thành công luôn giống nhau, họ đều tự thân vận động và làm theo những kế hoạch đã vạch sẵn. Tôi đoán rằng bạn cũng có quan điểm như vậy.
Bạn sẽ chỉ may mắn hơn nếu làm việc chăm chỉ và thông minh hơn.
5. Bốn thái độ khác nhau khi nhìn về tương lai
Có bốn thái độ khác nhau khi nhìn về tương lai, đó là:
- Lạc quan xác định: Họ luôn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn; luôn lường trước những điều có thể xảy ra và lên kế hoạch cẩn thận.
- Lạc quan bất định: Họ cũng tin rằng tương lai sẽ trở nên tốt hơn, nhưng lại không thể chuẩn bị trước cho mình những kế hoạch cụ thể.
- Bi quan xác định: Những người này tin rằng mình có thể biết trước và dự đoán được tương lai; nhưng nó sẽ vô cùng ảm đạm và họ đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận điều đó.
- Bi quan bất định: Họ nhìn thấy một tương lai tăm tối đang đợi mình ở phía trước nhưng lại không thể làm gì.
6. Bảy câu hỏi mà bất kỳ công ty nào cũng phải trả lời
- Câu hỏi về kỹ thuật: Bạn có thể tạo ra công nghệ đột phá thay vì cải tiến từng bước một?
- Câu hỏi về thời điểm: Bây giờ có phải thời điểm vàng để bạn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình?
- Câu hỏi về độc quyền: Bạn có đang bắt đầu với một thị phần lớn trong một thị trường nhỏ?
- Câu hỏi về con người: Bạn đang có một đội ngũ phù hợp?
- Câu hỏi về bán hàng: Bạn có biết phương pháp để tạo ra sản phẩm và cách mang nó đến tay của người tiêu dùng hay không?
- Câu hỏi về sức bền: Bạn có duy trì được vị trí của mình trên thị trường trong 10 hay 20 năm nữa?
- Câu hỏi về bí mật: Bạn có thấy được những thứ mà người khác chưa nhìn ra không?
Link gốc.