Cần cạnh tranh ở mức độ nào?
Sự cạnh tranh giữa các nhân viên trong một đơn vị liệu có thể trở thành động lực góp phần nâng cao hiệu suất công việc? Theo quan điểm người lao động, mức độ cạnh tranh như thế nào là phù hợp? Dưới đây là một số ý kiến tham khảo của CBCNV ngành Điện.
PV |
Anh Nguyễn Văn Nam, chuyên viên Phòng CNTT, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (PC Khánh Hòa) |
Chị Lô Thị Ánh Tuyết, chuyên viên Phòng Nguồn vốn và Quản lý đồng tiền, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFC) |
Anh Lê Văn Tám, Chuyên viên Phòng Tổ chức và Nhân sự, Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) |
Cá nhân anh/chị có muốn làm việc trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng không, vì sao? |
Công việc của tôi đòi hỏi tính sáng tạo, phải cập nhật kịp thời những thông tin mới về lĩnh vực CNTT, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành Điện trong và ngoài nước. Vì vậy, tôi luôn muốn được làm việc trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. |
Tất nhiên là có rồi. Có cạnh tranh mới có phát triển, đó là điều chắc chắn. Cạnh tranh lành mạnh, thân thiện sẽ tạo ra không khí làm việc vui vẻ, sôi động, mọi người có thể cùng nhau học hỏi điểm mạnh, chia sẻ những thất bại, khó khăn, qua đó, cùng tiến bộ và phát triển. |
Cạnh tranh bình đẳng luôn luôn song hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những thời điểm thi đua nước rút phục vụ cho một công trình, một dự án, thay đổi mô hình tổ chức... cạnh tranh bình đẳng rất cần thiết, nó góp phần phát triển doanh nghiệp, phát hiện tài năng. Cạnh tranh bình đẳng là cách tốt nhất, là đường đi theo đúng quy luật phát triển tự nhiên. |
Nếu có 3 mức độ cạnh tranh trong nội bộ: Mạnh - Vừa - Yếu, anh/chị sẽ chọn mức độ nào? Vì sao? |
Với tôi, mức độ cạnh tranh lành mạnh trong môi trường công sở chỉ nên ở mức vừa phải, khuyến khích mọi người thi đua thực hiện một mục tiêu nhất định. Không biến cạnh tranh thành đối đầu kịch liệt, dẫn tới tâm lý “ăn thua”, “cay cú”, lãnh đạo đơn vị tôi luôn khuyến khích sự nỗ lực cả tập thể, đội nhóm hơn là cá nhân. |
Tôi muốn làm việc trong môi trường cạnh tranh vừa hoặc ít. Bởi công việc của chúng tôi rất đề cao yếu tố làm việc nhóm nên nếu tính cạnh tranh quá cao, cái tôi của mỗi nhân viên quá lớn sẽ rất khó dung hòa khi làm việc nhóm cùng nhau. Bên cạnh đó, một số nhân viên chưa dành nhiều tình cảm hay chưa có sự gắn bó sâu đậm với đơn vị sẽ khó có thể chống chọi với mức độ cạnh tranh khốc liệt. Và nếu họ quyết định rời bỏ đơn vị, tìm kiếm một môi trường làm việc mới tốt hơn, thì doanh nghiệp có thể mất đi nhân tài. |
Theo tôi, điều này tùy thuộc vào thời điểm. Ở thời điểm đơn vị cần đổi mới toàn diện thì sức cạnh tranh tôi nghĩ sẽ cao hơn ở thời điểm mà công việc đang được chạy với một guồng máy nhịp nhàng và đã đi vào nề nếp. Với công việc cá nhân, tôi nghĩ, cạnh tranh ở mức vừa phải là phù hợp. |
Có ý kiến cho rằng, cạnh tranh là mầm mống của mất đoàn kết, quan điểm của anh, chị như thế nào? |
Đây là một quan điểm khiến các tổ chức nên “cảnh giác” với mặt trái của cạnh tranh. Một số gương mặt nổi bật trong đơn vị hành động như thể mình là “ngôi sao”, khái niệm đội nhóm gần như bị lãng quên. Công ty có thể thiếu mất tinh thần đồng đội khi cạnh tranh diễn ra quá khốc liệt và tiêu cực, mất sự kiểm soát. |
Nếu lãnh đạo doanh nghiệp đề cao giá trị cạnh tranh tích cực bằng năng lực của từng cá nhân thì không thể xảy ra mất đoàn kết nội bộ. Còn nếu cạnh tranh thiếu lành mạnh, Công ty sẽ không thể đạt được mục tiêu, thậm chí còn dẫn tới sự thù địch trong nội bộ doanh nghiệp. |
Tôi không đồng tình với quan điểm trên. Bởi mầm mống của mất đoàn kết nội bộ phần lớn xảy ra từ xung đột trong công việc hoặc mâu thuẫn về lợi ích. Nếu như lãnh đạo đơn vị tạo ra được sự cạnh tranh ở mức độ phù hợp, luôn hướng tới mục tiêu chung, có thước đo công bằng trong quá trình cạnh tranh thì sẽ không ảnh hưởng tới tinh thần đoàn kết của CBCNV. |