Khen ngợi được coi là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta chỉ cho và nhận những lời khen xã giao như "Thuyết trình ổn đấy", "Bộ quần áo này hợp ghê",…từ đồng nghiệp, người thân. Chắc hẳn những người nhận được lời khen đó cũng ý thức được người nói có thật lòng hay không.
Nhà giáo dục tại trường Phổ thông Winnipeg, Canada, Cheryl Ferguson cho biết: "Chỉ cần thêm thắt một chút là đã có thể biến những lời khen sáo rỗng thành những điều khiến người khác vui vẻ cả một ngày".
Những yếu tố làm nên lời khen ngợi chân thành:
Dùng tên của đối phương
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng ít ai thật sự nói ra tên của đối phương khi đưa ra lời đánh giá. Thói quen này thể hiện tầm quan trọng của đối phương với người đang đưa ra lời nhận xét.
Ferguson chia sẻ: "Hãy dùng tên của đối phương, để đối phương biết bạn coi trọng thời gian với họ và những gì họ làm được".
Cụ thể hóa lời khen ngợi
Phụ trách dàn dựng các tiết mục nghệ thuật tại trường, Ferguson đã chỉ huy hàng trăm buổi biểu diễn. Cô cũng thấy những phản ứng khác nhau từ các nghệ sỹ trẻ tuổi mỗi khi khán giả bày tỏ sự ngưỡng mộ với họ.
Cô nói: "Bạn sẽ ngạc nhiên trước những phản ứng đa dạng từ các nghệ sỹ học sinh này. Thay vì nói mấy câu thông thường như: "Em chơi hay lắm" và nói: ‘Cách em đánh nốt nhạc ở phần cuối đoạn hai làm cô kinh ngạc’. Các em ấy sẽ tròn xoe mắt vui mừng và nói cảm ơn".
Lần tới khi chuẩn bị đưa ra lời khen ngợi, đừng chỉ nói "Tốt lắm" mà hãy nhấn mạnh việc đó làm bạn cảm thấy như thấy nào, có tác động gì đến mọi người, hoặc chỉ ra điều có gì đặc biệt, sử dụng các tính từ.
Ví dụ khi muốn khen thưởng một nhân viên chăm sóc khách hàng: "Tôi đánh giá rất cao việc bạn dành nhiều thời gian tư vấn cho khách hàng đó, phản hồi của họ rất tốt và hài lòng về sự phục vụ của công ty".
Đừng chỉ khen ngợi để đó
Hãy cân nhắc đặt thêm các câu hỏi để thể hiện sự tò mò về đối phương, ví dụ trong trường hợp thấy họ mặc trang phục mới, khen và hãy hỏi: "Bạn mua chúng ở đâu thế?" hay "Làm thế nào để chọn được quần áo phù hợp như vậy", "Bạn có học ai về cách phối quấn áo không?",….
Và dĩ nhiên, để thể hiện sự lịch sự, hãy hỏi và thật sự lắng nghe họ trả lời. Không thiếu những cuộc nói chuyện với những câu hỏi chỉ để cho có, chúng chỉ làm bạn và người khác mất thời gian.
Đừng so sánh
Ví dụ một diễn giả vừa hoàn thành xong buổi diễn thuyết của mình, lời khen họ thường nhận được là: "Anh là người diễn thuyết tốt nhất hôm nay" hay "Cô nói hay hơn hẳn những người khác". Bạn đã nhận ra được trọng tâm chưa? Cách khen này hạ thấp những người khen để đề cao đối phương, thiếu sự tôn trọng cho những diễn giả khác. Không những vậy, bạn bỗng nhiên gây áp lực cho người diễn giả đó họ phải là người giỏi nhất, và trở nên căng thẳng trong các lần diễn thuyết sau. Các trường hợp khác cũng tương tự.
Có một câu nói nổi tiếng về thói quen này: "So sánh là kẻ cắp niềm vui". Nếu thật sự muốn thể hiện sự đề cao đối phương, đừng so sánh họ với mọi người.
Đừng tiết kiệm lời khen
Dường như chúng ta có quan niệm không nên thể hiện sự đánh giá cao hay nói những điều thể hiện cảm xúc, vì vậy chúng ta hay nghe những lời góp ý, phê bình nhiều hơn là khen thưởng. Nhưng những lời khen ngợi cũng quan trọng như sự phê bình, nó chỉ ra điều gì chúng ta làm tốt và nên tiếp tục phát huy
Đừng chờ đợi
Phản ứng đầu tiên luôn chân thật nhất, lời khen cũng vậy. Đối phương sẽ cảm kích nhận được một lời khen ngay khi vừa hoàn thành công việc hơn là một thời gian sau mới được nghe nó. Việc này cũng rất có ích khi phải giao tiếp với người lạ, Myka Meier – chuyên gia nghiên cứu hành vi ứng xử cho biết: "Khen ngợi không chỉ khiến mọi người cảm thấy vui vẻ, mà còn là một cách hiệu quả để làm quen những người bạn mới".
Link gốc