Theo đó, Giấy phép hoạt động điện lực chỉ cấp cho tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng lĩnh vực được quy định tại Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Các trường hợp được miễn trừ Giấy phép hoạt động bao gồm: Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; Phát điện có công suất lắp đặt dưới 50 kW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Như vậy, từ ngày 15 tháng 12 năm 2013, các tổ chức, cá nhân hoạt động xây lắp các công trình điện; tư vấn thẩm định và phản biện các dự án đầu tư xây dựng điện phải có Giấy phép hoạt động điện lực.
Cũng theo Thông tư này, thời hạn của Giấy phép hoạt động điện lực cũng thay đổi đáng kể tùy theo từng phạm vi hoạt động, loại công trình điện, thời hạn đăng ký, năng lực, trình độ chuyên môn của đơn vị hoạt động điện lực. Cụ thể, thời hạn của Giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực và xuất, nhập khẩu điện giảm 05 năm xuống còn 05 năm và 10 năm; thời hạn của Giấy phép truyền tải điện; Giấy phép phát điện đối với các nhà máy nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Giấy phép phân phối điện... cũng giảm xuống còn 20 năm và 10 năm. Riêng thời hạn của Giấy phép bán buôn bán lẻ điện vẫn giữ nguyên là 10 năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Chi tiết Thông tư số 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Công Thương có đính kèm file.