• Quản lý nhà nước

    • Tiêu thụ điện tăng cao, Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô năm 2024

      Trước đó, Bộ Công Thương đã Quyết định số 3376/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 về việc phê duyệt Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (tháng 5,6,7) năm 2024. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm, tiêu thụ điện tăng cao nên Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh lại kế hoạch, nhằm chủ động trong mọi tình huống, đảm bảo cung ứng điện trong các tháng nắng nóng cao điểm tới đây.

      Cụ thể, theo Quyết định số 924/QĐ-BCT, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2024 tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 3110/QĐ- BCT được điều chỉnh là 310,6 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 150,916 tỷ kWh và mùa mưa là 159,684 tỷ kWh.

       

      Ảnh minh họa

      Tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6,7) trong năm 2024 để dự phòng điều hành công tác đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia tại Điều 1 Quyết định số 3376/QĐ-BCT được điều chỉnh là 111,468 tỷ kWh.

      Bộ Công Thương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố cập nhật Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô và cả năm 2024 cho chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện; Hàng tháng (đặc biệt là giai đoạn cao điểm mùa khô), thực hiện rà soát, cập nhật số liệu, thực hiện tính toán cập nhật Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia cho các tháng còn lại trong năm 2024. Trong trường hợp có biến động lớn về phụ tải hay nguồn điện, báo cáo Bộ Công Thương để có điều chỉnh phù hợp.

      Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các đơn vị phát điện, phân phối thuộc phạm vi quản lý quán triệt kỷ luật vận hành, thực hiện mọi biện pháp và sẵn sàng mọi điều kiện cao nhất để đảm bảo điện năm 2024, đặc biệt là cao điểm mùa khô.

      Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc tăng cường phối hợp với EVN, chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đảm bảo cung ứng nhiên liệu (than, khí, dầu) đầy đủ, liên tục và ổn định cho nhu cầu phát điện và thực hiện nghiêm cam kết tại hợp đồng/thỏa thuận thương mại, cung cấp nhiên liệu đã ký kết.

      Chủ đầu tư các nhà máy điện chủ động đàm phát với các đơn vị cung cấp nhiên liệu thống nhất kế hoạch cung cấp nhiên liệu (có tính toán dự phòng cao nhất cho mùa khô) để đảm bảo đáp ứng đủ, liên tục và ổn định nhiên liệu cho sản xuất điện, phù hợp với kế hoạch huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố các thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết, đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, khả năng phát điện của các tổ máy; tuyệt đối không để xảy ra sự cố do nguyên nhân chủ quan.

      Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường phối hợp với các tổng công ty điện lực, công ty điện lực tại địa phương để tăng cường tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 20/2023/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp sau; tổ chức giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện tại địa phương.

       3 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 69,4 tỷ kWh, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023.

       

      Xem chi tiết văn bản tại đây

    • Chính phủ phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

      Theo Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định.

      Hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2 của EVN, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

      Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

      Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng;  Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh tăng; Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

      Ảnh minh họa

      Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

      Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

      Cũng theo Quyết định này, trường hợp giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

      Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

      Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.

      Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

      Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn EVN tính toán giá bán điện bình quân theo quy định; Thực hiện việc điều chỉnh giá điện; Chủ trì kiểm tra, giám sát theo quy định.

      Quyết định này có hiệu lực từ 15/5/2024, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

      Xem chi tiết Quyết định tại đây

    • Văn bản số 5411/BCT- ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 5 cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID- 19

      Văn bản số 5411/BCT- ĐTĐL ngày 06/9/2021 của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 5 cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID- 19 tại đây.

    • Thông tư số 06/2021/TT-BCT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT

      Thông tư số 06/2021/TT-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện tại đây.

    • Văn bản số 4748/BCT-ĐTĐL ngày 6/8/2021 về hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19

      Xem/tải văn bản số 4748/BCT-ĐTĐL ngày 6/8/2021 của Bộ Công Thương tại đây.

    • Công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện

      Hạ lưu đập Thủy điện Hòa Bình

      Ban hành kèm theo Quyết định 1354 là danh mục giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu 555 hồ chứa, đập dâng của 511 công trình thủy lợi, thủy điện, cụ thể:

      Công trình thủy điện: 529 hồ chứa, đập dâng của 487 công trình.

      Công trình thủy lợi: 26 hồ chứa, đập dâng của 24 công trình.

      Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm: Kiểm tra, giám sát việc bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng; xử lý vi phạm đối với hành vi không bảo đảm dòng chảy tối thiểu theo quy định; định kỳ rà soát, cập nhật, tổng hợp và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/1 hàng năm.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Quy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại cho nhà máy điện gió và điện mặt trời

      Theo Quyết định 1010/QĐ-EVN, để đăng ký thử nghiệm COD, đơn vị phát điện phải hoàn thành ghép nối SCADA của nhà máy điện trước ngày tiến hành thử nghiệm.

      Đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi cấp điều độ có quyền điều khiển và Công ty Mua bán điện chương trình chạy thử nghiệm nhà máy điện không muộn hơn 20 ngày làm việc trước ngày tiến hành thử nghiệm công nhận COD.

      Đơn vị phát điện đăng ký chính thức lịch chạy thử nghiệm, nghiệm thu với cấp điều độ có quyền điều khiển không muộn hơn 03 ngày làm việc trước ngày dự kiến bắt đầu chạy thử nghiệm, nghiệm thu.

      Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký lịch chạy thử nghiệm, nghiệm thu, cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm giải quyết và gửi phiếu đăng ký công tác thử nghiệm, nghiệm thu đã được giải quyết tới dơn vị phát điện.

      Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền thay đổi kế hoạch thử nghiệm để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia và phù hợp với các yêu cầu thử nghiệm nhưng phải thông báo cho đơn vị phát điện.

      Cũng theo quyết định này, ngày công nhận COD cho nhà máy điện gió hoặc một phần nhà máy điện gió là một trong hai ngày sau (tùy thuộc vào ngày nào đến sau): Ngày chốt chỉ số công tơ sau khi hoàn thành thí nghiệm tin cậy; hoặc ngày đơn vị phát điện được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

      Đối với điện mặt trời, việc công nhận COD cho nhà máy điện hoặc một phần nhà máy điện chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành kiểm tra công suất đăng ký công nhận COD và không phát hiện bất thường. Ngày công nhận COD nhà máy điện hoặc một phần nhà máy điện là một trong hai ngày sau (tùy thuộc vào ngày nào đến sau): Ngày chốt chỉ số công tơ (sau khi hoàn thành thí nghiệm tin cậy) hoặc ngày đơn vị phát điện được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

      Quyết định này cũng thay thế Quyết định số 578/QĐ-EVN ngày 10/5/2019 của EVN về Quy trình thử nghiệm và công nhận COD cho nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời. 

      Xem chi tiết Quy trình tại đây.
       

    • Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý để EVN điều chỉnh chế độ vận hành các hồ chứa trong những tháng còn lại của mùa khô

      Thủy điện Hòa Bình đang cách mực nước chết 9 mét. Đây là một trong những năm mà mực nước hồ thấp nhất kể từ khi đi vào vận hành. Ảnh chụp ngày 24/4/2020 

      Cụ thể, đối với các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang (lưu vực sông Hồng), Bộ thống nhất với đề xuất của EVN về việc điều chỉnh chế độ vận hành của các hồ Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang. Đề nghị EVN tiếp tục chỉ đạo các chủ hồ chứa trên lưu vực sông Hồng thực hiện các yêu cầu đã nêu tại Văn bản số 1086/BTNMT-TNN ngày 04/3/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

      Đối với hồ Hủa Na, Cửa Đạt (lưu vực sông Mã), Bộ đã có Văn bản số 2151/BTNMT-TNN ngày 20/4/2020 về việc vận hành điều tiết nước hồ Cửa Đạt trong thời gian còn lại của mùa cạn.

      Đối với hồ Bản Vẽ (lưu vực sông Cả), Bộ đề nghị EVN chỉ đạo chủ hồ Bản Vẽ phối hợp với các chủ hồ khác trên lưu vực để xây dựng phương án vận hành xả nước của các hồ và báo cáo UBND tỉnh Nghệ An để thống nhất và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp.

      Đối với các hồ A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Sông Tranh 2 (lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để bảo đảm việc vận hành xả nước của các hồ chứa phù hợp với yêu cầu sử dụng nước ở hạ du, đặc biệt là bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố Đà Nẵng.

      Đối với các hồ trên lưu vực sông Sê San, Bộ cơ bản thống nhất với đề xuất của EVN và đề xuất của Công ty Phát triển thủy điện Sê San liên quan đến việc điều chỉnh vận hành các hồ trên lưu vực sông Sê San trong thời gian tới. Trong đó, đề nghị vận hành các hồ như sau: trong khoảng thời gian từ nay đến hết ngày 30/6/2020, vận hành hồ Sê San 4 xả nước với lưu lượng trung bình ngày trong khoảng từ 90m3/s đến 195m3/s và phải đảm bảo thời gian ngưng xả giữa hai lần liên tiếp không được vượt quá 09 giờ. Trong quá trình vận hành, khi mực nước hồ Sê San 4 cao hơn giá trị quy định tại Phụ lục III, vận hành xả nước theo quy định của Quy trình. Các hồ bậc thang trên lưu vực phải phối hợp vận hành để đảm bảo đủ nước cấp cho hồ Sê San 4.

      Đề nghị Công ty Phát triển thủy điện Sê San phối hợp với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam để thông báo việc điều chỉnh chế độ vận hành xả nước về hạ du sông Sê San đến các bên có liên quan phía Campuchia theo quy định tại Điều 29 của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San.

      Chi tiết văn bản có file đính kèm.

    • Văn bản số 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020 hướng dẫn triển khai thực hiện giảm giá bán điện, tiền điện do ảnh hưởng dịch COVID-19

      Xem/tải văn bản số 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020 của Bộ Công Thương tại đây

    • Phạt nặng hành vi vi phạm hành chính về tài nguyên nước

      Hạ du thủy điện Buôn Tua Srah (Đắk Lắk) - Ảnh minh họa

      Nghị định này quy định các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về hồ chứa và vận hành hồ chứa; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; vi phạm các quy định về lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước.

      Theo đó, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản; Không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định.

      Phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa và đập dâng; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa; Không thực hiện quan trắc khí tượng, thủy văn và tính toán, dự báo lượng nước đến hồ, đập phục vụ vận hành hồ chứa, đập dâng; Không xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt, hạn hán thiếu nước cho vùng hạ du; Không lắp đặt hệ thống cảnh báo, thông báo việc xả lũ của công trình; Không đảm bảo duy trì mực nước theo quy định trong mùa lũ của quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Vận hành xả nước với lưu lượng không đúng quy định của quy trình trong điều kiện thời tiết bình thường.

      Phạt tiền từ 200 - 220 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân ở hạ lưu hồ chứa, đập dâng; Không xây dựng kế hoạch điều tiết nước hằng năm của hồ chứa; Vận hành xả nước với lưu lượng không đúng quy định của quy trình trong điều kiện xuất hiện lũ.

      Phạt tiền từ 220 - 250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa, đập dâng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác; Không tuân thủ trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả nước theo quy định đối với hồ chứa, đập dâng; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa.

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

    • Bộ Tài Nguyên và Môi trường đồng ý điều chỉnh chế độ vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng

      Trước đó, EVN có văn bản số 6726/EVN-KTSX ngày 10/12/2019 gửi Bộ TN&MT về tình trạng khô hạn và lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Hồng. 

      Theo tính toán của EVN nếu xả nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ như yêu cầu của Bộ NN&PTNT, sau khi kết thúc 3 đợt xả, các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà về xấp xỉ mực nước chết.

      Để chủ động khắc phục các khó khăn nêu trên, đảm bảo cân đối đủ nước phục vụ công tác gieo cấy lúa vụ Đông Xuân, cấp nước hạ du những tháng còn lại của mùa khô và cung cấp điện trong mùa nắng nóng, EVN kiến nghị Bộ TN&MT cho phép hồ Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang vận hành đáp ứng các ràng buộc kỹ thuật của lưới điện miền Bắc, lưu lượng xả xuống hạ lưu nhỏ hơn quy trình, trong đó hồ Hòa Bình vận hành đảm bảo lưu lượng xả xuống hạ du trung bình ngày không nhỏ hơn 400m3/s. Cho phép mức nước các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà duy trì ở mức thấp hơn so với quy định tại Phụ lục III, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019.

      Sau khi nghiên cứu kiến nghị của EVN và trên cơ sở hiện trạng nguồn nước các hồ chứa lớn, quan trọng và Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Bộ TN&MT có ý kiến như sau:

      Trước mắt, trong khoảng thời gian từ nay đến khi kết thúc các đợt xả nước gia tăng (ngày 24/02/2020 theo thông báo của Bộ NN&PTNT tại Văn bản số 8859/TB-BNN-TCTL), Bộ TN&MT thống nhất với phương án điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của các hồ chứa Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà và Tuyên Quang như đề xuất của EVN.

      Đối với thời gian còn lại của mùa cạn, sau khi kết thúc các đợt xả nước gia tăng, tùy thuộc vào diễn biến thời tiết, lưu lượng về hồ, mực nước các hồ chứa Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát, dòng chảy trên các sông, các yêu cầu về cấp nước cho hạ du và bảo đảm an ninh năng lượng, việc điều chỉnh chế độ xả của các hồ sẽ được xem xét, điều chỉnh sau.

      Chi tiết Công văn của Bộ TN&MT có file đính kèm.

       

       

       

       

       

    • Không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt

      Quốc hội yêu cầu ngành Công Thương cần đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội năm 2020

      Theo Nghị quyết, Quốc hội ghi nhận các kết quả đạt được và giải pháp, cam kết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ tham gia phiên chất vấn và trả lời chấn vấn kỳ họp lần này, trong đó có Bộ trưởng Bộ Công Thương.

      Đối với lĩnh vực công thương, Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong các công tác liên quan đến giao thương, thương mại, phát triển điện lực quốc gia, đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ...

      Nhấn mạnh nội dung về ngành Điện, Quốc hội yêu cầu, năm 2020 phải hoàn thành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; năm 2021, hoàn thành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Điện lực, bảo đảm phát triển cân đối nguồn điện giữa các vùng, miền, giữa nguồn và lưới điện.

      Quốc hội cũng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý những bất cập trong quy hoạch, đầu tư và vận hành các dự án điện, đặc biệt là các dự án điện mặt trời; đề xuất cơ chế, giải pháp để sớm đưa vào vận hành các dự án điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 bị chậm tiến độ. Nghị quyết nêu rõ: Bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong năm 2020 và các năm tiếp theo, không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

      Về giải pháp, Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu tập trung các nguồn lực, giải pháp về công nghệ để xây dựng, nâng cấp lưới điện truyền tải, trạm biến áp; khẩn trương hoàn thiện các quy định để huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện đồng bộ với phát triển nguồn điện.

      Đồng thời, năm 2020, mở rộng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thí điểm để chủ đầu tư các nhà máy điện gió và điện mặt trời bán điện trực tiếp cho khách hàng, tiến tới hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2023.

      Quốc hội đề nghị khẩn trương kiểm tra, đánh giá để có cơ sở nghiên cứu sửa đổi quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý; nghiên cứu, sửa đổi quy trình bán điện mặt trời đối với các hộ ở vùng nông thôn; tiếp tục huy động nguồn lực triển khai chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo.

      Chi tiết Nghị quyết có file đính kèm.

       

    • Quy trình Thử nghiệm và giám sát thử nghiệm công trình nguồn điện

      Quy trình nhằm đảm bảo các nhà máy điện đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành. 

      Theo Quyết định này, tối thiểu 05 ngày làm việc trước thời điểm dự kiến bắt đầu thử nghiệm, các chủ đầu tư/đối tác phải thông báo bằng văn bản cho các đơn vị liên quan về kế hoạch thử nghiệm đã được cấp điều độ có quyền điều khiển phê duyệt, để các đơn vị tham gia giám sát và phối hợp thực hiện.

      Cụ thể, với công trình thủy điện và nhiệt điện, trong quá trình chạy thử, nghiệm thu, công trình nhà máy điện mới sau khi đóng điện lần đầu, chủ đầu tư phải thực hiện các thử nghiệm đối với tổ máy phát điện, hệ thống kích từ, hệ thống điều tốc,...

      Với các nhà máy điện gió và điện mặt trời, trong quá trình chạy thử, nghiệm thu công trình cần phải thực hiện các thử nghiệm: Đo hiệu suất tấm pin mặt trời, tế bào, module quang điện; thử nghiệm khả năng phát/nhận công suất phản kháng; thử nghiệm khả năng điều khiển điện áp; thử nghiệm khả năng đáp ứng tần số; thử nghiệm đo đạc chất lượng điện năng...

      Quyết định này cũng quy định việc thử nghiệm công trình nguồn điện sau khi chính thức đưa vào vận hành như: Thử nghiệm công trình nguồn điện khi đại tu; các thử nghiệm đặc biệt trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo vận hành an toàn lưới điện khu vực và đảm bảo an ninh hệ thống điện khi có yêu cầu của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện...

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện

      Xem/tải Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện tại đây

    • Hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử

      Mục tiêu của Nghị quyết là hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. 

      Đồng thời nâng cao xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10 đến 15 bậc năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạnh Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025.

      Một số chỉ tiêu trong giai đoạn 2019 - 2020 cụ thể như sau: 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của từng Bộ, ngành, địa phương đạt từ 20% trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ trực tuyến mức độ 3,4 của các Bộ, ngành, địa phương; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện qua Hệ thống thông tin điện tử cấp bộ, cấp tỉnh,…

      Chi tiết Nghị quyết có file đính kèm.

       

    • Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019”

      Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019 được phát động trên phạm vi cả nước từ ngày 1-31/5/2019 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.

      Tập đoàn yêu cầu các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động hưởng ứng phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của đơn vị; đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, sát với cơ sở trực tiếp sản xuất, thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của đông đảo người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức đoàn thể.

      Các nội dung cần tập trung triển khai như: Tổ chức thông tin tuyên truyền, phát động các phong trào thực hiện tốt công tác ATVSLĐ - PCCN tại đơn vị. Tổ chức ký cam kết thực hiện tốt công tác ATVSLĐ - PCCN, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các phân xưởng, đội, tổ sản xuất. Phân công cán bộ lãnh đạo, cán bộ an toàn tăng cường kiểm tra và giám sát công tác an toàn tại hiện trường. Thường xuyên tổ chức kiểm tra phát hiện các điểm mất an toàn, lãnh đạo các cấp phải có trách nhiệm đề ra các biện pháp để loại trừ ngay. Khi phát hiện các lỗi vi phạm cần xử lý nghiêm khắc, tổ chức rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị.

      Tập đoàn sẽ tổ chức đoàn kiểm tra các hoạt động hưởng ứng tại một số đơn vị trong khoảng thời gian trước, trong và sau Tháng hành động về ATVSLĐ.

      Chi tiết văn bản có file đính kèm.

       

    • Bố trí 3.600 tỷ đồng cho tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang

      Trong đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng 3.600 tỷ đồng này để hỗ trợ các tỉnh: (1) Sơn La: 1.100 tỷ đồng - thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối Quốc lộ 37 (huyện Bắc Yên) với Quốc lộ 279D (huyện Mường La) tỉnh Sơn La.

      (2) Hòa Bình: 1.136 tỷ đồng - thực hiện các dự án di dân tái định cư, hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình.

      (3) Điện Biên: 426 tỷ đồng - thực hiện các dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

      (4) Tuyên Quang: 938 tỷ đồng thực hiện dự án đầu tư ổn định đời sống và phát triển sản xuất, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang.

      Số vốn khấu hao hình thành từ nguồn ngân sách cấp chi cho bồi thường, di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang còn lại, EVN quản lý, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của EVN.

      Chi tiết văn bản có file đính kèm.

    • Thủ tướng đồng ý chủ trương sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN

      Văn bản cũng nêu rõ: Hội đồng thành viên EVN quyết định việc sắp xếp, tổ chức lại, thành lập các đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN theo đúng quy định; chịu trách nhiệm về sự cần thiết, tính hiệu quả.

      Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giám sát việc này.

      Chi tiết văn bản có file đính kèm.

    • Sửa đổi bổ sung quy định về kiểm tra hoạt động điện lực

      Một trong những điểm bổ sung, sửa đổi là: Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực của phòng chuyên môn thuộc UBND quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh có quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện (phạm vi kiểm tra quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BCT là hoạt động điện lực, sử dụng điện và an toàn điện).

      Thông tư 31/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/11/2018. 

    • Văn bản hợp nhất Thông tư 16/2014/TT-BCT và Thông tư 25/2018/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện

      Xem/tải Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BCT ngày 16/10/2018 do Bộ Công Thương ban hành, hợp nhất Thông tư số 16/2014/TT-BCT và Thông tư số 25/2018/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện tại đây

    • Thông tư 25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT về thực hiện giá bán điện

      Xem/tải Thông tư 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ Công Thương, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 về thực hiện giá bán điện tại đây.

    • Quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

      Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Ủy ban); được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Ủy ban có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh viết tắt là CMSC.

      Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định.

      Đồng thời thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu như sau: Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

      Nghị định nêu rõ Ủy ban có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

      Cơ cấu tổ chức gồm: Vụ Nông nghiệp; Vụ Công nghiệp; Vụ Năng lượng; Vụ Công nghệ và Hạ tầng; Vụ Tổng hợp; Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Trung tâm Thông tin.

      Nghị định cũng quy định doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu gồm:

      1. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

      2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

      3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

      4. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;

      5. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

      6. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;

      7. Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam;

      8. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam;

      9. Tổng công ty Viễn thông Mobifone;

      10. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam;

      11. Tổng công ty Hàng không Việt Nam;

      12. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;

      13. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;

      14. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam;

      15. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam;

      16. Tổng công ty Cà phê Việt Nam;

      17. Tổng công ty Lương thực miền Nam;

      18. Tổng công ty Lương thực miền Bắc;

      19. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;

      Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

      Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/9/2018.

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

    • Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2017

      Theo đó, lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh có 302 cơ sở, tiếp đến thành phố Hà Nội có 288 cơ sở, tỉnh Bình Dương 253 cơ sở, tỉnh Bắc Ninh có 86 cơ sở, thành phố Hải Phòng có 77 cơ sở,...

      Thủ tướng Chính  phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý hoạt động sử dụng năng lượng của các cơ sở này theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

      UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan tại địa phương thông báo cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn và tổ chức quản lý, theo dõi thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn; tổng hợp gửi Bộ Công Thương trước ngày 1/2 hàng năm.

      Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là thành viên thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình thực hiện các nhiệm vụ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, thực hiện báo cáo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đặt trụ sở, đồng thời báo cáo Tập đoàn, Tổng công ty để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Quy định mới về giá điện gió

      Trong đó, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg có sửa đổi quy định về giá điện đối với dự án điện gió nối lưới. Bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận như sau: 

      Đối với các dự án điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 8,5 Uscents/kWh, tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30/8/2018 là 22.683 đồng/USD). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

      Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,8 Uscents/kWh, tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30/8/2018 là 22.683 đồng/USD). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

      Chi phí mua điện từ các dự án điện gió được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

      Giá mua điện ở trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

      Các dự án điện gió đã vận hành phát điện trước thời điểm ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg được áp dụng mức giá mua điện này kể từ ngày 1/11/2018 cho thời gian còn lại của Hợp đồng mua bán điện đã ký.

      Ngoài ra, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg cũng sửa đổi về điều kiện khởi công xây dựng công trình điện gió. Chủ đầu tư chỉ được phép khởi công khi đáp ứng các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng, có hợp đồng mua bán điện đã ký với Bên mua điện, có Thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối hoặc Đơn vị truyền tải điện và có báo cáo số liệu đo gió trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 12 tháng.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Ninh Thuận sẽ trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

      Theo đó, về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, Chính phủ chấp thuận chủ trương phát triển tỉnh Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước (điện gió, điện mặt trời); đầu tư Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái; nghiên cứu Tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Cà Ná với quy mô phù hợp; ưu tiên xây dựng đồng bộ lưới điện truyền tải, tích hợp các dự án điện gió, điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia.

      Ngoài ra, Chính phủ đồng ý tỉnh Ninh Thuận được hưởng chính sách giá điện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2020 đối với các dự án điện năng lượng mặt trời và hạ tầng đấu nối công suất thiết kế 2.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai.

      Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và UBND tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện.

      Chi tiết Nghị quyết có file đính kèm.

    • Áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2018

      Lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo, quán triệt, phổ biến đến toàn thể CBCNV đơn vị mình về nội dung, hình thức, nhiệm vụ triển khai Ngày pháp luật; xác định chủ đề, lựa chọn nội dung, hình thức, cách làm phù hợp với điều kiện của đơn vị.

      Với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật, Quy chế quản lý nội bộ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng tới mục tiêu thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2018; đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật trở thành công việc tự thân, hàng ngày của mỗi CBCNV trong toàn Tập đoàn.

      Đồng thời, thông qua các hoạt động tổ chức Ngày pháp luật 2018, thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến hoạt động của EVN, trong đó tập trung tập huấn phổ biến các Quy chế quản lý nội bộ có phạm vi áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam...

      Xem/tải Quyết định số 1012/QĐ-EVN ngày 17/8/2018 tại đây

    • Lập quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

      Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ thực hiện 39 quy hoạch, trong đó giao Bộ Công Thương lập Quy hoạch tổng thể về năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực.

      Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ được giao nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch, tổ chức lập Quy hoạch ngành Quốc gia theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và văn bản hướng dẫn thi hành, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn hồ, đập

      Theo Chỉ thị, công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước của các Bộ, ngành, địa phương dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn lúng túng, bị động. Công tác quản lý, giám sát chất lượng công trình xây dựng trong thiết kế, thi công một số đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhỏ, nhất là đối với công trình do chính quyền cơ sở, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư còn hạn chế, chưa chặt chẽ.

      Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao thành lập ngay các đoàn công tác phối hợp với các địa phương kiểm tra các đập, hồ chứa nước có quy mô lớn, các đập có nguy cơ mất an toàn, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách để bảo đảm an toàn, đồng thời chủ động xây dựng phương án ứng phó trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du.

      Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, rà soát các dự án đập, hồ chứa nước chưa triển khai xây dựng, kiên quyết dừng thực hiện các dự án hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội, không đảm bảo phát triển bền vững.

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

    • Hà Nội: Xử lý nghiêm các chủ hộ cho thuê nhà thu sai giá bán lẻ điện

      UBND thành phố giao Sở Công Thương, Công an, Cục Thuế, UBND các quận, huyện, thị xã và Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội phối hợp đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 9/4/2013 của UBND thành phố về việc thực hiện giá bán lẻ điện tại các điểm cho thuê nhà để ở.

      Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của người dân và các cơ quan, đơn vị để kịp thời xử lý theo thẩm quyền, báo cáo UBND thành phố theo quy định.

      UBND các quận, huyện, thị xã cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền về quy định, chính sách giá bán lẻ điện; chủ động nắm bắt thông tin, rà soát các điểm cho thuê nhà để ở trên địa bàn được phân công quản lý, phối hợp với ngành Điện tổ chức kiểm tra, lập hồ sơ xử lý nghiêm các trường hợp chủ hộ cho thuê thu sai giá theo quy định.

      Chi tiết công văn tại đây

       

    • Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc

      Theo đó, từ ngày 1/9 đến ngày 15/12 hằng năm, các hồ: Ðakđrinh, Nước Trong, Sơn Trà 1, Đăk Re và Sơn Tây trên lưu vực sông Trà Khúc phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Ðakđrinh (không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm). Đối với hồ chứa Nước Trong, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm. Đối với các công trình thủy điện Sơn Trà 1, Đăk Re và Sơn Tây, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm.

      Việc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du được thực hiện theo nguyên tắc: Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước lũ kiểm tra để điều tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn đối với các hồ Đakđrinh, Nước Trong, Sơn Trà 1, Đăk Re, trừ các trường hợp bất thường theo quy định hoặc các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định.

      Khi vận hành giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở hạ du các hồ chứa.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba

      Theo đó, hàng năm, các hồ Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng, Ayun Hạ, An Khê, Ka Nak, Ia M’lá, ĐăkSrông, ĐăkSrông 2, ĐăkSrông 2A, ĐăkSrông 3A, ĐăkSrông 3B phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên.

      Cụ thể, trong mùa lũ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện Sông Ba Hạ, Krông H’Năng, An Khê - Ka Nak, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm.

      Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Sông Hinh, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ thiết kế với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 200 năm.

      Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình hồ chứa Ayun Hạ và Ia M’lá, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ thiết kế ứng với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 100 năm.

      Bên cạnh đó đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện ĐăkSrông, ĐăkSrông 2, ĐăkSrông 2A, ĐăkSrông 3A và ĐăkSrông 3B, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm. Góp phần giảm lũ cho hạ du. Đảm bảo hiệu quả cấp nước, phát điện và dòng chảy tối thiểu trên sông.

      Trong mùa cạn, đảm bảo an toàn công trình; đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du và dòng chảy tối thiểu trên sông; đảm bảo hiệu quả phát điện.

      Về nguyên tắc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du, không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước lũ kiểm tra để điều tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn đối với các hồ Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H’Năng và Ka Nak, trừ các trường hợp bất thường hoặc các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định.

      Khi vận hành giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm không được gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở hạ du các hồ chứa.

      Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại các trạm thủy văn; mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết hồ cho phù hợp với tình hình thực tế.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Lĩnh vực năng lượng sẽ thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 trong năm 2018 - 2019

      Theo đó, năm 2018 - 2019, các Bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện 128 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 127 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc các lĩnh vực: Năng lượng, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, giáo dục và đào tạo, đấu thầu, thú y, thủy sản, đường bộ, tài nguyên nước, bưu chính, viễn thông và Internet, báo chí, nhà ở, dược...

      Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trường hợp các Bộ, ngành, địa phương dự kiến cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ngoài danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì các dịch vụ đó phải phù hợp với quy định tại Thông tư số 2/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và có số lượng giao dịch lớn.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Quy định chi tiết thi hành công tác thi đua, khen thưởng ngành Công Thương

      Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này; Các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trong lĩnh vực Công Thương; Cá nhân, tập thể người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành Công Thương Việt Nam.

      Thông tư này quy định chi tiết thi hành công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Công Thương, bao gồm: tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, trao tặng; hồ sơ xét khen thưởng; quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; lưu trữ hồ sơ khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể; tước và phục hồi danh hiệu.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

       

    • Cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài

      Theo đó, điều kiện được vay lại đối với UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý nợ công.

      Tỷ lệ cho vay lại đối với doanh nghiệp được quy định như sau: Đối với doanh nghiệp, Nghị định quy định: Doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại toàn bộ vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư, nhưng không vượt quá 70% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

      Lãi suất cho vay lại được quy định tại khoản 5 Điều 34 của Luật Quản lý nợ công bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.

      Bên vay lại chịu trách nhiệm sử dụng vốn vay lại đúng mục đích, có hiệu quả theo các quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, văn kiện dự án được phê duyệt, hợp đồng cho vay lại đã ký kết.

      Bên vay lại thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng vay lại cho Bộ Tài chính (trường hợp cho vay lại UBND cấp tỉnh) hoặc cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại để các cơ quan này hoàn trả đầy đủ, đúng hạn khoản thu hồi nợ vào Quỹ Tích lũy trả nợ.

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

       

    • Chính phủ đồng ý bảo lãnh dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng

      Mô phỏng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng - Nguồn ảnh: GENCO3

      Cũng tại Quyết định này, Chính phủ đồng ý bổ sung hạn mức bảo lãnh vay nước ngoài cho các dự án đầu tư năm 2018 trị giá 160 triệu USD; phê duyệt nội dung các Thư bảo lãnh và giao Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ ký các Thư bảo lãnh cho Hợp đồng tín dụng xuất khẩu Hàn Quốc Hợp đồng vay JBIC/NEXI; phê duyệt mức phí bảo lãnh là 0,45%/năm tính trên dư nợ của các khoản vay được bảo lãnh cho dự án.

      Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp cấp Ý kiến pháp lý về Thư bảo lãnh và Người bảo lãnh; giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ đã dự kiến, quản lý các chi phí đầu tư; chịu trách nhiệm bố trí đầy đủ vốn chủ sở hữu phù hợp với tiến độ triển khai dự án hằng năm và báo cáo Bộ Tài chính thông qua ngân hàng phục vụ; giao Bộ Công Thương giám sát EVN bố trí đầy đủ vốn chủ sở hữu, đảm bảo tiến độ thực hiện theo kế hoạch.

      Được biết, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng được xây dựng tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận gồm 1 tổ máy với công suất 600 MW, sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 3,6 tỷ kWh. Tổng mức đầu tư của dự án là 23.927 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ 104 triệu USD).

      Theo kế hoạch, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng dự kiến được vận hành chính thức vào cuối năm 2019, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời góp phần nâng cao mức độ tin cậy, ổn định và vận hành kinh tế hệ thống điện Quốc gia.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Bộ Công Thương phê duyệt khung giá bán buôn điện của EVN cho các tổng công ty điện lực năm 2018

      Cũng theo Quyết định này, giá bán buôn điện bình quân của EVN cho các tổng công ty điện lực không thấp hơn mức giá tối thiểu và không cao hơn mức giá tối đa của khung giá.

      Nếu các tổng công ty điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh khung giá bán buôn điện bình quân để phù hợp với biến động chi phí sản xuất kinh doanh điện, doanh thu và lợi nhuận định mức, phải có trách nhiệm tính toán, báo cáo Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

      Thời gian áp dụng khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các tổng công ty điện lực từ ngày 1/1 - 31/12/2018.

      Đơn vị

      Mức giá tối đa

      (đồng/kWh)

      Mức giá tối thiểu

      (đồng/kWh)

      Tổng công ty Điện lực miền Bắc

      1.255

      1.185

      Tổng công ty Điện lực miền Nam

      1.433

      1.389

      Tổng công ty Điện lực miền Trung

      1.282

      1.183

      Tổng công ty Điện lực Hà Nội

      1.516

      1.437

      Tổng công ty Điện lực Hồ Chí Minh

      1.658

      1.593

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập

      Theo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các chủ hồ chứa thủy điện thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập, quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; báo cáo, cung cấp đầy đủ, kịp thời theo thời gian thực thông tin về hồ chứa, vận hành hồ chứa cho cơ quan dự báo, chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai theo quy định; nâng cao năng lực cán bộ đáp ứng yêu cầu vận hành; xây dựng công cụ tính toán, giám sát phục vụ công tác vận hành và cảnh báo lũ cho vùng hạ du.

      Mục tiêu cụ thể Nghị quyết đưa ra đến năm 2025 giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2020; 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên cả nước được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai; 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn.

      Bên cạnh đó, nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là đê điều, hồ đập, khu neo đậu tránh trú bão, đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai.

      Chi tiết Nghị quyết có file đính kèm.

       

       

    • Phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư Thủy điện Sơn La

      Theo đó, Đề án được thực hiện từ năm 2018 - 2025, chia thành 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2020; giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2025). Đề án áp dụng thực hiện cho 82 xã, phường, thị trấn có điểm tái định cư tập trung, xen ghép của 99 khu trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.

      Cũng theo Đề án, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tại đây tăng gấp 2 lần năm 2014 và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%; đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần năm 2014 và không còn hộ nghèo.

      Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện xử lý kịp thời vốn khấu hao của EVN cho các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đảm bảo tiến độ thực hiện Đề án. EVN chủ động thực hiện báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính vốn khấu hao của EVN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện Đề án.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Phát triển năng lượng sạch làm động lực cho ngành công nghiệp khác

      Theo Kế hoạch này, trong giai đoạn 2018 - 2025, sẽ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp. Trong đó, thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cung cấp đầy đủ năng lượng với giá hợp lý, làm động lực phát triển cho các ngành công nghiệp khác.

      Các ngành công nghiệp ưu tiên còn có: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm cơ khí, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như: ô tô, các sản phẩm máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển...

      Ngoài ra, cần đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DNNN theo đúng lộ trình đã được phê duyệt; thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hạ du khi hồ thủy điện xả lũ

      Theo đó, hiện nay sắp vào thời kỳ mùa lũ chính vụ trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức thông tin, tuyên truyền về thời gian mùa lũ (từ 15/6 đến 15/9) và việc xả lũ hồ chứa đến các cấp chính quyền, người dân khu vực ven sông.

      Đồng thời rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho người, công trình và tài sản khi các hồ chứa xả lũ, bao gồm: hệ thống đê điều, đê bối, công trình đang thi công, lồng bè nuôi trồng thuỷ sản trên sông, ven sông, phương tiện vận tải thuỷ, các bến đò, hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất kinh doanh, canh tác nông nghiệp trên bãi sông... Rà soát phương án chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động và phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu. Tổ chức giải toả các bến bãi trái phép gây cản trở dòng chảy trên lòng sông, bãi sông. 

      Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng tuyên truyền quy trình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng; hướng dẫn kỹ năng cho người dân chủ động phòng tránh và ứng phó khi hồ xả lũ (neo đậu tàu thuyền, di chuyển máy móc, vật tư, hàng hoá, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp...). Báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai qua Văn phòng thường trực trước ngày 12/6. 

      Chi tiết văn bản có file đính kèm.

       

    • Không cho phép xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, khí công nghệ lạc hậu

      Theo đó, từ ngày 10/7/2018, không cho phép nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh sau 2 năm kể từ ngày 10/7/2018 đối với các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong TCVN.

      Cũng từ ngày 10/7/2018, không cho phép xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, khí công nghệ lạc hậu, có hiệu suất tại thời điểm bắt đầu đưa vào vận hành thương mại thấp hơn hiệu suất quy định tương ứng với từng dải công suất của tổ máy theo quy định; không cho phép nhập khẩu thiết bị cũ, lạc hậu đối với các tổ máy phát điện có công suất nằm ngoài các dải công suất quy định; không phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy nhiệt điện phát điện bằng than, khí đốt có hiệu suất năng lượng thấp hơn hiệu suất quy định tương ứng với dải công suất của tổ máy phát điện theo quy định.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Hỗ trợ doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ

      Trong đó, Nghị định quy định hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ. Cụ thể, để được hỗ trợ doanh nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện: Có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của luật đầu tư; Có hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ); Công nghệ được chuyển giao thuộc dự án quy định tại điều kiện 1 nêu trên.

      Hình thức hỗ trợ là cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện chuyển giao công nghệ; hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc hỗ trợ trực tiếp.

      Về mức hỗ trợ, ngoài hưởng các ưu đãi đối với ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp được hưởng mức hỗ trợ áp dụng theo quy định hiện hành đối với nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

      Được hỗ trợ tối đa 2%/năm lãi suất vay từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với khoản vay thực hiện chuyển giao công nghệ trong dự án.

      Ngoài ra, được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của các quỹ, tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi đối với khoản vay thực hiện chuyển giao công nghệ trong dự án.

      Nghị định đưa ra danh mục một số công nghệ khuyến khích chuyển giao, trong đó có nhiều danh mục thuộc lĩnh vực năng lượng gồm: Công nghệ sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, điện từ rác thải sinh hoạt, khí sinh học có quy mô công nghiệp; Công nghệ lưới điện thông minh; Công nghệ tiên tiến trong lưu trữ điện năng; Công nghệ sản xuất pin lithium – ion, pin nhiên liệu, tấm pin quang điện mặt trời, nguyên liệu điện cực…

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

    • Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng danh mục các dự án nhà máy điện mặt trời trước ngày 15/7/2018

      Thông báo nêu rõ, việc triển khai thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh hiện nay đã bộc lộ một số khó khăn và hạn chế. Trong đó, nhiều dự án nguồn điện có tiến độ chậm so với kế hoạch, nhất là các dự án nguồn điện tại khu vực miền Nam như: Long Phú I, Long Phú II, Sông Hậu I, Sông Hậu II, Vĩnh Tân III… Việc phát triển nguồn nhiệt điện than thêm khó khăn do yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường cũng như yêu cầu về hạ tầng nhập khẩu, cung cấp than cho các nhà máy...

      Do đó, việc xem xét điều chỉnh bổ sung các dự án nhà máy điện mặt trời (là nguồn điện sạch có tiến độ đầu tư xây dựng nhanh) vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh như đề nghị của Bộ Công Thương là cần thiết.

      Việc đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo có tiềm năng ở nước ta, trong đó có điện mặt trời, là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới và Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

      Ngoài các dự án đã được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực, số lượng và tổng quy mô công suất các dự án điện mặt trời được các nhà đầu tư quan tâm đã trình Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt hiện nay là rất lớn. Do đó, việc xem xét bổ sung các dự án điện mặt trời cần được xem xét tổng thể để bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong quản lý quy hoạch, bảo đảm sự phù hợp về yêu cầu cung cấp điện, khả năng đấu nối và vấn đề sử dụng đất cho các dự án.

      Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo cụ thể danh mục các dự án nhà máy điện mặt trời đã phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng cường quản lý quy hoạch đối với các dự án đã được bổ sung quy hoạch, bảo đảm phát triển các dự án thực chất theo đúng tiến độ, không theo phong trào. Đồng thời, khẩn trương hoàn thành xây dựng Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/7/2018.

      Thông báo cũng chỉ rõ, trong giai đoạn tới khi chưa hoàn thành Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia, chỉ xem xét bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh đối với các dự án nhà máy điện mặt trời Bộ Công Thương đã hoàn thành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, trong đó có dự án nhà máy điện mặt trời BIM2 (250MW) tỉnh Ninh Thuận và Phù Mỹ (330MW) tỉnh Bình Định và một số dự án điện mặt trời khác.

      Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung thẩm định, nhất là nội dung tính toán xác định sự cần thiết bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, quy mô công suất các dự án, mức độ khả thi trong việc triển khai đầu tư xây dựng và sự phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật; Văn phòng Chính phủ thẩm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

      Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực là khá lớn. Trong đó, riêng Bộ Công Thương đã phê duyệt bổ sung trên 70 dự án đưa vào vận hành trước tháng 6/2019 với tổng quy mô công suất trên 3.000MW (các dự án có quy mô công suất đến 50MW). Quy mô công suất này đã vượt hơn nhiều so với quy mô phát triển điện mặt trời dự kiến đến năm 2020 trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    • Hoàn thiện tổ chức Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

      Tại Thông báo, Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện và ban hành các Đề án, Quy chế, văn bản theo thẩm quyền; hoàn thiện Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại Công văn số 4051/VPCP-TCCV ngày 4/5/2018.

      Đồng thời, khẩn trương xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan khi thực hiện chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tổ chức công tác truyền thông về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua.

      Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền việc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp nhận trụ sở làm việc tại số 8 Khúc Hạo, quận Ba Đình, Hà Nội.

      Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thành việc giao bổ sung biên chế công chức năm 2018 cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và đề xuất phương án điều chuyển biên chế công chức theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4078/VPCP-TCCV ngày 4/5/2018 của Văn phòng Chính phủ.

      Trên cơ sở cuộc họp do Phó Thủ tướng chủ trì về Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Dự thảo Nghị định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc Hội.

      Chi tiết văn bản có file đính kèm.

    • Tiếp tục thực hiện các giải pháp rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng

      Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng quy trình thực hiện các thủ tục về tiếp cận điện năng, đảm bảo minh bạch, thống nhất về thủ tục, thời gian thực hiện và trách nhiệm giải quyết của mỗi cơ quan.

      Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa điện lực và các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức thực hiện đồng thời các công việc liên quan đến cấp phép với mục tiêu tổng thời gian giải quyết của ngành Điện và các cơ quan nhà nước không quá 10 ngày. Thí điểm áp dụng quy trình liên thông này tại TP.HCM trong quý II/2018 và tại các tỉnh, thành phố khác trong năm 2018.

      Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương theo dõi, giám sát đảm bảo thực thi đầy đủ, nhất quán việc cắt giảm các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; tiếp tục rà soát, kiến nghị, bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

      Chi tiết Nghị quyết có file đính kèm.

    • Gần 5,3 triệu Euro đầu tư ứng dụng lưới điện thông minh để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo

      Theo đó, Dự án thực hiện trong 4 năm (2018-2022) trên toàn quốc với tổng mức đầu tư là 5.297.980 Euro, trong đó: 5 triệu Euro vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức; 297.980 Euro vốn đối ứng của phía Việt Nam do Bộ Công Thương tự bố trí bằng các nguồn lực hiện có.

      Kết quả chủ yếu của Dự án là xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ phát triển lưới điện thông minh kết hợp với phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả sử dụng năng lượng. Đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông được áp dụng trong việc quản lý, vận hành các nguồn năng lượng tái tạo, tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

      Bên cạnh đó, tăng cường năng lực về công nghệ lưới điện thông minh và phát triển năng lượng tái tạo cho các cán bộ chuyên môn tại các đơn vị quản lý nhà nước, các chuyên gia tại các đơn vị trong ngành Điện, hình thành mạng lưới chuyên gia về lưới điện thông minh.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Năm 2018: Bộ Công Thương bãi bỏ 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực năng lượng và điện

      Cụ thể, 3 thủ tục trong lĩnh vực năng lượng được bãi bỏ gồm:

      (1) "Thông qua kế hoạch đấu thầu các dự án nhà máy nhiệt điện, đối với 3 dự án thực hiện cơ chế thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện theo Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012 – 2025” quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-BCT;

      (2) thủ tục “Thông qua Hợp đồng thiết kế, chế tạo thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện” quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BCT;

      (3) thủ tục “Đăng ký hỗ trợ giá điện đối với dự án điện sinh khối không nối lưới” quy định tại Thông tư số 44/2015/TT-BCT;

      Trong lĩnh vực điện có 1 thủ tục được bãi bỏ là “Đăng ký tham gia thị trường điện” quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BCT.

      Đây là lần cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đầu tiên trong năm 2018 (sau các đợt cắt giảm năm 2016 và 2017).

      Xem chi tiết Phương án tổng thể tại đây.

    • Tháo gỡ vướng mắc trong xử lý tro xỉ nhiệt điện than

      Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các chủ cơ sở phát thải lập, phê duyệt đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn chủ cơ sở phát thải lập, phê duyệt đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón; tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện đề án, xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường.

      Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm vật liệu san nền và đường giao thông; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sử dụng vật liệu nung.

      Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Bộ: Công Thương, Xây dựng hướng dẫn các chủ cơ sở phát thải thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm vật liệu xây dựng theo quy định về môi trường.

      Trước đó, ngày 12/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng tại Quyết định số 452/QĐ-TTg. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020 phải xử lý và sử dụng tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao PG làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng đạt khoảng 52% tổng lượng tích luỹ (khoảng 75 triệu tấn, bao gồm 56 triệu tấn tro, xỉ nhiệt điện; 2,5 triệu tấn thạch cao FGD; 16,5 triệu tấn thạch cao PG).

      Chi tiết văn bản có file đính kèm.

    • Chủ động phòng chống thiên tai năm 2018

      Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm nay có khoảng 12-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Khả năng bão và ATNĐ ảnh hưởng nhiều hơn tới khu vực Trung Bộ.

      Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, EVN yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định về công tác PCTT&TKCN của Tập đoàn; xây dựng chi tiết chương trình kiểm tra công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN), báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN EVN trước ngày 30/4/2018; tổ chức kiểm tra, diễn tập, lưu ý công tác phối hợp của các đội xung kích,...

      Riêng các công ty thủy điện, EVN yêu cầu rà soát quy chế phối hợp với địa phương, chủ động phổ biến các phương án phòng chống thiên tai với các cơ quan chức năng ở địa phương; chủ động đề xuất, tham mưu cho các ban Chỉ huy PCTT và TKCN địa phương trong công tác điều hành liên hồ chứa.

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

    • Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

      Theo Quyết định, Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư; gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 480 MW, điện lượng trung bình hàng năm 479 triệu kWh/năm (mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.

      Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ gần 8.600 tỷ đồng, triển khai chuẩn bị đầu tư từ năm 2017 và dự kiến đưa công trình vào vận hành năm 2022 - 2023.

      Thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Ban Quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Ban đã phối hợp với Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 cơ bản hoàn thành công tác khảo sát lập báo cáo nghiên cứu kỹ thuật và các báo cáo chuyên ngành.

      Quyết định này là cơ sở để Ban Quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La tổ chức thẩm tra, trình chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra xem xét quyết định đầu tư Dự án.

      Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng nhằm tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia; tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện; nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm chi phí cho toàn hệ thống; giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm của EVN năm 2018

      Theo đó, Tổng Giám đốc EVN yêu cầu các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất kinh doanh, tài chính, đầu tư xây dựng đề ra tại Kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu tư phát triển năm 2018 và Chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của EVN giai đoạn 2016-2020.

      “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của Tập đoàn, các đơn vị và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và gắn kết giữa các đơn vị để tạo chuyển biến tích cực”, Quyết định 357 nêu rõ.

      Công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của từng đơn vị. 

      Các đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đặc biệt là đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kịp thời biểu dương, khen ngợi những gương điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

      Quyết định 357 cũng nêu rõ, các đơn vị tiết kiệm 7,5-10% chi phí định mức; triệt để tiết kiệm chi phí thường xuyên; phấn đấu tiết kiệm tối đa các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, văn phòng phẩm, điện, nước…

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Một số văn bản hướng dẫn về công tác thông tin, tuyên truyền năm 2018 của Đảng ủy Khối DNTW

      Xem/tải các tài liệu trong file đính kèm, bao gồm:

      - Văn bản số 593 - HD/TGĐUK ngày 8/2/2018 về hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2018.

      - Văn bản số 594 - HD/TGĐUK ngày 8/2/2018 về hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại năm 2018.

      - Văn bản số 595 - HD/TGĐUK ngày 8/2/2018 về hướng dẫn tuyên truyền về công tác phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới đất liền năm 2018.

    • Bạc Liêu: Bổ sung chương trình đầu tư lưới điện phục vụ nuôi tôm vào Quy hoạch

      Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh Bạc Liêu cần phát triển năng lượng tái tạo theo hướng xanh - Ảnh: Minh Ngọc

      Thông báo của Văn phòng Chính phủ tại văn bản số 99/TB-VPCP ngày 13/3/2018, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bạc Liêu cần phát triển theo hướng xanh với 4 trụ cột: nông nghiệp; năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời); du lịch; thương mại - dịch vụ. 

      Trong đó, với mục tiêu phát triển Bạc Liêu thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu bổ sung chương trình đầu tư lưới điện phục vụ nuôi tôm vào Quy hoạch phát triển điện lực, trình cấp thẩm quyền phê duyệt;

      Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Bạc Liêu đưa chương trình đầu tư lưới điện phục vụ nuôi tôm vào Đề án phát triển ngành tôm Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, trình Thủ tướng Chính phủ.

      Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, trước kiến nghị của Tỉnh về bổ sung quy hoạch phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời với tổng công suất 400 MW, Thủ tướng đề nghị tỉnh có báo cáo đề xuất các dự án cụ thể gửi Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.

      Chi tiết văn bản có file đính kèm.

    • Thời gian cấp phép xây dựng tối đa không quá 120 ngày

      Chỉ thị nêu rõ, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng của Việt Nam còn dài và chưa đồng bộ. Nguyên nhân là do một số quy định pháp luật hiện hành chưa thống nhất; năng lực của cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; chưa thực hiện triệt để cơ chế "một cửa liên thông"; việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính chưa chặt chẽ; năng lực của một số chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng còn yếu...

      Để triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19 để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.

      Trong đó, rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày (bao gồm giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cấp giấy phép xây dựng 19 ngày; giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy 10 ngày; giảm thời gian thực hiện kết nối cấp điện, cấp thoát nước 7 ngày và giảm thời gian đăng ký tài sản sau hoàn công là 10 ngày).

      Trong số các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để đạt mục tiêu trên, Thủ tướng Chỉ thị phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích để giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng.

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

    • Quy trình phân loại tổ máy và tính toán giá trần bản chào của nhà máy nhiệt điện

      Quy trình này áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đơn vị phát điện, đơn vị mua buôn duy nhất, đơn vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

      Theo Quyết định, tổ máy nhiệt điện được phân loại thành 3 nhóm gồm: nhóm tổ máy chạy nền, nhóm tổ máy chạy lưng, nhóm tổ máy chạy đỉnh, căn cứ trên kết quả tính toán hệ số tải trung bình của tổ máy nhiệt điện.

      Quyết định cũng quy định phân loại tổ máy chạy nền, chạy lưng và chạy đỉnh năm tới, cụ thể: Nhóm tổ máy chạy nền bao gồm các tổ máy phát điện có hệ số tải trung bình năm lớn hơn hoặc bằng 60%; Nhóm tổ máy chạy lưng bao gồm các tổ máy phát điện có hệ số tải trung bình năm lớn hơn 25% và nhỏ hơn 60%; Nhóm tổ máy chạy đỉnh bao gồm các tổ máy phát điện có hệ số tải trung bình năm nhỏ hơn hoặc bằng 25%.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Hỗ trợ đầu tư dự án tái định cư thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Sông Bung 4

      Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với tỉnh Quảng Nam thẩm định Dự án đầu tư ổn định đời sống và sản xuất người dân vùng tái định cư thủy điện Sông Bung 4; trên cơ sở đó, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất mức vốn và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam thực hiện Dự án.

      Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, EVN và cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2018 nội dung, thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn khấu hao tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn ngân sách đã cấp chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La, Tuyên Quang, trong đó có phương án hỗ trợ vốn cho Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối quốc lộ 37 (huyện Bắc Yên) với đường quốc lộ 279D (huyện Mường La), tỉnh Sơn La. 

      Chi tiết Văn bản có file đính kèm.

    • Giảm 300 MW công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện Quốc gia vào năm 2020

      Mục tiêu tổng quát của Chương trình Quốc gia về DSM là triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, kinh tế - xã hội để thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, trong đó sự tham gia chủ động của khách hàng sử dụng điện đóng vai trò quan trọng góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế chung của hệ thống điện gắn với phát triển bền vững ngành Điện, ngành năng lượng.

      Mục tiêu cụ thể là phấn đấu giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện Quốc gia (so với dự báo nhu cầu phụ tải điện trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia) khoảng 300 MW vào năm 2020; 1.000 MW vào năm 2025 và 2.000 MW vào năm 2030; hệ số phụ tải hệ thống điện Quốc gia (Kpt) tăng từ 1-2% trong giai đoạn 2018 - 2020 và 3-4% trong giai đoạn từ 2021 - 2030.

      Giai đoạn 2018 - 2020 sẽ hoàn thành xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành đồng bộ và đầy đủ các quy định liên quan, đặc biệt là các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính và cơ chế khuyến khích phù hợp để tạo hành lang pháp lý triển khai Chương trình Quốc gia về DSM; kết hợp thực hiện các chương trình DSM với việc hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia đầu tư trang bị hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái;...

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Quy trình đối soát số liệu thanh toán trên thị trường điện

      Theo Quy trình, trước 09h00 ngày D+2 (ngày D là ngày giao dịch hiện tại), đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tổng hợp và cung cấp cho đơn vị mua buôn duy nhất và đơn vị phát điện qua trang thông tin điện tử thị trường điện các số liệu phục vụ việc tính toán thanh toán cho từng nhà máy điện theo quy định.

      Đơn vị mua buôn duy nhất và đơn vị phát điện có trách nhiệm sử dụng số liệu do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cung cấp để tính toán các khoản thanh toán thị trường của ngày D.

      Trước ngày D+4, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập và gửi cho đơn vị mua buôn duy nhất và các đơn vị phát điện qua trang thông tin điện tử thị trường điện bảng kê thanh toán thị trường điện sơ bộ cho ngày D.

      Trước ngày D+6, đơn vị mua buôn duy nhất và đơn vị phát điện có trách nhiệm xác nhận bảng kê thanh toán thị trường điện theo quy định trên trang thông tin điện tử thị trường điện và thông báo lại cho đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sai sót trong bảng kê thanh toán thị trường điện sơ bộ (nếu có).

      Vào ngày D+6, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập và gửi cho đơn vị mua buôn duy nhất và các đơn vị phát điện bảng kê thanh toán thị trường điện hoàn chỉnh cho ngày D qua trang thông tin điện tử thị trường điện.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • 70% công ty điện lực chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng

      Một điểm thanh toán tiền điện qua Ngân hàng BIDV - Ảnh: Minh Ngọc

      Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018.

      Theo đó, đối với dịch vụ thanh toán tiền điện, đến năm 2020 có 70% công ty điện lực chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng; tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phấn đấu 70% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng.

      Đối với dịch vụ thu ngân sách, 80% giao dịch nộp thuế tại các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh thực hiện qua ngân hàng; 100% Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Kho bạc Nhà nước quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng phục vụ việc thu ngân sách nhà nước.

      Một trong các giải pháp thực hiện Đề án là triển khai ứng dụng các hình thức, phương thức mới, hiện đại phục vụ thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội. 

      Bên cạnh đó, áp dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, thuận lợi cho khách hàng trong thu, nộp thuế, thanh toán hóa đơn định kỳ (tiền điện, tiền nước, học phí), viện phí, chi trả lương, trợ cấp từ bảo hiểm xã hội; chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và có thể áp dụng đối với những đối tượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng.

      Nghiên cứu, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong giải pháp xác thực, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử cho phép ngân hàng có thể nhận diện chính xác được khách hàng, từ đó phát triển thêm các phương tiện thanh toán mới tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

      Phát triển thêm các sản phẩm thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp thuế, thu phí cầu đường, nhận tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí với nhiều hình thức thanh toán: thanh toán trực tuyến, thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc, thanh toán trường gần trên di động (NFC) và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác; khuyến khích các mô hình hợp tác giữa ngân hàng với các tổ chức trung gian thanh toán để cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán phù hợp với đặc thù dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội.

      Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán mọi thời điểm (24/7) của các tổ chức và cá nhân.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

      Theo Nghị định, Nhà nước là chủ sở hữu của EVN. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với EVN.

      Vốn điều lệ của EVN đến hết năm 2018 là 205.390 tỷ đồng.

      Mục tiêu hoạt động của EVN là kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nước giao; giữ vai trò trung tâm để phát triển Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước là chi phối.

      Ngành nghề kinh doanh chính của EVN gồm: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, nâng cấp thiết bị điện; tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn kiểm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

      Ngoài ra, Nghị định cho phép EVN thực hiện các ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính như xây lắp các công trình điện, chế tạo thiết bị điện, đầu tư kinh doanh cơ khí điện lực…

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

    • Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư Thủy điện Sơn La

      1 lớp học mầm non của cô trò vùng tái định cư Thủy điện Sơn La

      Sau hơn 15 năm thực hiện Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La, đời sống của người dân tái định cư đã từng bước được ổn định, tuy vậy vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Đề án này nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất gắn với cơ cấu kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp cho đồng bào vùng di dân tái định cư.

      Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát Đề án theo định hướng chỉ tập trung vào các đối tượng tái định cư còn nghèo (người già, người tàn tật, mất khả năng lao động, trẻ em); hỗ trợ giảm nghèo cho người dân tái định cư còn nghèo đói (gạo, thực phẩm, vật dụng phục vụ sinh hoạt); hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng xây dựng vùng hàng hóa lớn, tập trung... nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân vùng khó khăn, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân vùng tái định cư, góp phần giảm nghèo bền vững.

      Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2018-2025 (giai đoạn 1: 2018-2020 và giai đoạn 2: 2021-2025). Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, khấu hao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và lồng ghép các nguồn vốn khác theo quy định.

      Dự kiến, sau khi Đề án được hoàn thành rà soát, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì cuộc họp thông qua Đề án tại tỉnh Sơn La trong tháng 3/2018.

      Chi tiết Thông báo có file đính kèm.

    • Quy trình phối hợp xác nhận các sự kiện phục vụ các khoản thanh toán trên thị trường điện

      Quy trình này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự và trách nhiệm của các đơn vị trong công tác phối hợp xác nhận các sự kiện phục vụ công tác tính toán thanh toán trong thị trường phát điện cạnh tranh. Quy trình được áp dụng đối với đơn vị phát điện, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

      Theo Quyết định, có 18 sự kiện cần xác nhận phục vụ tính toán thanh toán trong thị trường điện, trong đó có: Tổ máy phát hoặc nhận công suất phản kháng trong chế độ chạy bù đồng bộ; Tổ máy nhiệt điện khởi động sau khi bị buộc phải ngừng trong trường hợp thừa công suất; Tổ máy nhiệt điện than nhiều lò hơi khởi động lại đối với lò hơi bị buộc phải ngừng trong trường hợp thừa công suất; Nhà máy thủy điện tham gia điều chỉnh tần số cấp một theo yêu cầu của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Tổ máy có thời gian sự cố lớn hơn 72 giờ…

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Quy trình mới về vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã

      Theo Quy trình vừa được ban hành, hàng năm, các hồ Hủa Na, Đồng Văn, Cửa Đạt, Xuân Minh, Trung Sơn, Thành Sơn, Hồi Xuân, Bá Thước 1, Bá Thước 2 và Cẩm Thủy 1 trên lưu vực sông Mã phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên.

      Trong mùa lũ, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Xuân Minh không để nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 200 năm; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Thành Sơn, Hồi Xuân, Bá Thước 1 không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm.

      Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Hủa Na, Đồng Văn, Trung Sơn, Bá Thước 2 và Cẩm Thủy 1 không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1000 năm.

      Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1000 năm.

      Bên cạnh đó, đảm bảo mực nước sông Chu tại Xuân Khánh không vượt quá cao trình 13,71 m với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 200 năm; đảm bảo mực nước sông Mã tại Lý Nhân không vượt quá cao trình 13 m với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 50 năm; đảm bảo hiệu quả cấp nước và phát điện.

      Trong mùa cạn, đảm bảo an toàn công trình; đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước ở hạ du; đảm bảo hiệu quả phát điện.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020 của EVN

      Theo Quyết định, một trong những nhiệm vụ chính của EVN giai đoạn này là đầu tư phát triển các dự án, công trình nguồn điện và lưới điện được giao trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và các địa phương, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư; Đồng thời nghiên cứu đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình điện.

      Trong đó, Tập đoàn có trách nhiệm đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 10,08%/năm và chuẩn bị phương án để có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm cao hơn.

      Cũng trong giai đoạn này, EVN bảo đảm tiến độ đưa vào vận hành 21 tổ máy thuộc 12 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.100 MW, trong đó có các dự án trọng điểm như Nhà máy Thủy điện Lai Châu (đã đưa vào vận hành năm 2016); các dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải III, Duyên Hải III mở rộng, Vĩnh Tân IV, Vĩnh Tân IV mở rộng và Thái Bình I.

      Khởi công xây dựng 8 công trình nguồn điện với tổng công suất  5.540 MW, trong đó có các công trình như: Thủy điện Ialy mở rộng, Hòa Bình mở rộng, Trị An mở rộng; nhiệt điện Vĩnh Tân IV mở rộng (đã khởi công năm 2016); nhiệt điện Ô Môn III; nhiệt điện Ô Môn IV; nhiệt điện Quảng Trạch I; nhiệt điện Quảng Trạch II,...

      Về lưới điện, dự kiến đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành khoảng 300 công trình truyền tải 500 kV, 220 kV với tổng chiều dài 12.200 km đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp khoảng 66.000 MVA. Đầu tư xây dựng các công trình lưới điện, khắc phục tình trạng quá tải, nghẽn mạch, cải thiện chất lượng điện áp và đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 hệ thống lưới điện truyền tải từ 220 kV trở lên trên toàn quốc và lưới điện 110 kV tại các thành phố lớn đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1 để đảm bảo cung ứng điện với độ tin cậy cao.

      Nghiên cứu việc đầu tư lưới điện liên kết với các nước trong khu vực để tăng cường nhập khẩu điện từ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Campuchia và Trung Quốc, bao gồm các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối với lưới điện các nước và các trạm biến áp, trạm chuyển đổi AC-DC-AC (back to back).

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San

      Theo đó, hàng năm, các hồ thủy điện: Thượng Kon Tum, Đăk Bla 1, Plei Krông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4 và Sê San 4A trên lưu vực sông Sê San phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên.

      Trong mùa lũ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thuỷ điện Plei Krông và Sê San 4, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm; đối với công trình thủy điện Ialy, Thượng Kon Tum, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm; đối với công trình thủy điện Đăk Bla 1, không để mực nước hồ vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 200 năm.

      Trong quá trình vận hành hồ Thượng Kon Tum, Plei Krông, Ialy và Sê San 4 phải góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4A, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm.

      Góp phần cắt, giảm lũ cho hạ du và không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng biên giới Việt Nam và Campuchia; hạn chế thiệt hại sản xuất ở vùng bán ngập trong lòng hồ Ialy từ ngày 1/7 đến ngày 30/9 hàng năm; góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hồ chứa Ialy tới khả năng thoát lũ ở vùng hạ du sông Đắk Bla. Đảm bảo hiệu quả phát điện.

      Trong mùa cạn, phải đảm bảo an toàn công trình; hạn chế thiệt hại sản xuất ở vùng bán ngập trong lòng hồ Ialy từ ngày 16/2 đến ngày 30/6 hàng năm; đảm bảo duy trì lưu lượng nước ở hạ du hồ Sê San 4A không nhỏ hơn 195 m3/s; đảm bảo hiệu quả phát điện.

      Quyết định số 215/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ 1/3/2018 cũng sẽ thay thế Quyết định số 1182/QĐ-TTg ngày 17/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San. 

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Lập lịch huy động tổ máy trong thị trường phát điện cạnh tranh

      Quy trình này áp dụng đối với các đơn vị tham gia thị trường phát điện cạnh tranh gồm: đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện; đơn vị mua buôn duy nhất; đơn vị phát điện; đơn vị truyền tải điện; đơn vị quản lý số liệu đo đếm điện năng.

      Các đơn vị có trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin theo Quy trình Quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin điều hành thị trường điện và công bố thông tin thị trường điện do Cục Điều tiết Điện lực ban hành.

      Cũng theo Quyết định, bản chào giá phải tuân thủ các nguyên tắc: Có tối đa 5 cặp giá chào (đồng/kWh) và công suất (MW) cho tổ máy cho từng chu kỳ giao dịch của ngày giao dịch hiện tại; Công suất trong bản chào giá là công suất tại đầu cực máy phát điện; Công suất chào của dải chào sau không được thấp hơn công suất của dải chào liền trước. Bước chào tối thiểu (nếu có) là 3 MW; Có các thông tin về thông số kỹ thuật của tổ máy.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

       

    • Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2018

      Theo đó, khung giá phát điện năm 2018 áp dụng cho đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

      Căn cứ khung giá phát điện quy định theo Quyết định vừa ban hành và chi tiết thông số nhiên liệu sử dụng tính toán khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện đàm phán giá mua bán điện thực tế tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về phương pháp xác định giá phát điện và về quản lý chi phí đầu tư xây dựng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Ban hành Biểu giá chi phí tránh được năm 2018 cho các nhà máy thủy điện nhỏ

      Theo Quyết định, Biểu giá chi phí tránh được năm 2018 áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ đấu nối với lưới điện Quốc gia đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 9/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ; Thông tư số 06/2016/TT-BCT ngày 14/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014.

      Biểu giá chi phí tránh được năm 2018 được áp dụng bắt buộc trong mua bán điện năng của nhà máy thủy điện nhỏ có đủ điều kiện áp dụng biểu giá theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 32/2014/TT-BCT và Điều 1 Thông tư số 06/2016/TT-BCT.

      Đơn vị điện lực khi áp dụng Biểu giá chi phí tránh được năm 2018 phải áp dụng hợp đồng mua bán điện theo hợp đồng mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BCT. Bên bán điện có trách nhiệm gửi một bản sao hợp đồng mua bán điện đã ký về Cục Điều tiết Điện lực chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ký.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

      Theo đó, EVN yêu cầu các đơn vị trực thuộc bám sát các mục tiêu, yêu cầu tại các kế hoạch, chương trình, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của EVN giai đoạn 2017-2021.

      Đồng thời, 100% các đơn vị trực thuộc EVN cần tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm 2017, 2018 liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của EVN và các đơn vị; đảm bảo 100%  quy chế quản lý nội bộ có phạm vi pháp dụng trong Tập đoàn sau khi ban hành được phổ biến, tập huấn, thông tin kịp thời đến các đơn vị và CBCNV trong toàn EVN.

      Tập đoàn cũng yêu cầu các đơn vị triệt để áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống hội nghị truyền hình, các trang thông tin điện tử,… trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, tiếp công dân, tiếp khách hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

      Xem chi tiết Quyết định tại file đính kèm.

    • Đến năm 2025: 100% hộ gia đình được tiếp cận điện

      Để triển khai các nhiệm vụ của Bộ theo Kế hoạch hành động Quốc gia, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động tại Quyết định số 4917/QĐ-BCT ngày 29/12/2017.

      Trong đó, Bộ Công Thương giao cho các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VII điều chỉnh, khi cần thiết sẽ tiếp tục rà soát lại để đề xuất phương án phát triển năng lượng điện theo hướng bền vững hơn.

      Ban hành chính sách hỗ trợ linh hoạt phù hợp với đặc thù của từng địa phương để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho người nghèo trong tiếp cận và sử dụng năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt.

      Mục tiêu đến năm 2020, cơ bản 100% hộ gia đình được tiếp cận với điện; đến năm 2025 đạt 100%; đến năm 2030 đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại

      Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về định mức sử dụng năng lượng cho từng ngành; thực hiện kiểm toán năng lượng đối với mọi đối tượng sử dụng năng lượng.

      Tăng cường phối kết hợp của các bộ, ngành trong việc giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của bộ, ngành, lĩnh vực. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt, với mục tiêu đến năm 2030 tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm tiêu thụ điện 10% so với kịch bản cơ sở.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Phê duyệt phương án vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm năm 2018

      Phương án vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm năm 2018 nhằm thử nghiệm các cơ chế của thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thực hiện thanh toán thật đối với một phần sản lượng điện năng mua đầu nguồn của các tổng công ty điện lực; nâng cao năng lực cho các tổng công ty điện lực và các đơn vị liên quan; đánh giá tác động, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, hoàn thiện các cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức từ năm 2019.

      Đối tượng tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm năm 2018 gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, các đơn vị phát điện, 5 Tổng công ty Điện lực, Công ty Mua bán điện và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.

      Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị bố trí, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh năm 2018. Các tổng công ty điện lực có trách nhiệm phối hợp với EVN thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các tổng công ty điện lực để thực hiện thanh toán các khoản chi phí mua điện theo thị trường điện và theo giá quy định. Định kỳ hàng tháng báo cáo Cục Điều tiết Điện lực theo mẫu quy định tại Quyết định này.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Đảm bảo cung ứng đủ điện dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

      Theo đó, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón năm mới 2018 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường và có giải pháp chỉ đạo kịp thời các đơn vị bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu; tổ chức tốt hệ thống phân phối, bảo đảm thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng; có giải pháp tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tham gia bình ổn giá, chuẩn bị tốt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý, chất lượng tốt; chủ động có biện pháp điều tiết kịp thời trên phạm vi cả nước;...

      Tích cực thực hiện các giải pháp, kế hoạch đảm bảo cung ứng điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhất là trong dịp lễ, Tết; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; chú tọng công tác phòng chống cháy nổ do chập điện tại các nơi công cộng, chợ, khu công nghiệp và khu dân cư.

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

       

    • Thông tư quy định về sử dụng vật liệu xây không nung

      Trong đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% tại Hà Nội và TP.HCM phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung.

      Các đô thị từ loại III trở lên đối với các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ và vùng Đông Nam bộ sử dụng tối thiểu 90%, ở các tỉnh còn lại phải sử dụng tối thiểu 70%.

      Cũng theo Thông tư này, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

      Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng. Nhà nước khuyến khích việc chủ đầu tư thay đổi thiết kế để sử dụng vật liệu xây không nung.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Phương pháp, trình tự xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu

      Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 01 năm 2018, thay thế Thông tư số 46/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương về quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt chi phí định mức hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.

      Theo đó, Thông tư mới quy định phương pháp xác định chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh và phương pháp, trình tự xác định giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh; áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và các tổng công ty Điện lực.

      Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là nhà máy thuỷ điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quy định tại Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và các nhà máy điện phối hợp vận hành với nhà máy thuỷ điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thuộc danh sách do Bộ Công Thương ban hành.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Quy trình tính toán giá trị nước các hồ thủy điện trong thị trường phát điện cạnh tranh

      Đối tượng áp dụng quy trình gồm: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Đơn vị mua buôn duy nhất; Đơn vị phát điện; Đơn vị truyền tải điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

      Theo Quy trình, giá trị nước được tính toán, xác định đến độ phân giải từng tuần cho các hồ thủy điện có khả năng điều tiết trên một tuần trong hệ thống điện quốc gia.

      Quy trình cũng quy định rõ: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thu thập, chuẩn bị số liệu đầu vào cần thiết; sử dụng mô hình tính toán giá trị nước, tính toán giá trị nước năm tới, tháng tới và tuần tới của các hồ thủy điện trong hệ thống điện quốc gia;

      Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp cho đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các thông số vận hành và kế hoạch sửa chữa của nhà máy theo quy định.

      Đơn vị mua buôn duy nhất có trách nhiệm cung cấp cho đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện giá nhiên liệu dự kiến và tiến độ công trình mới theo quy định.

      Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm cung cấp cho đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông số vận hành, kế hoạch sửa chữa đường dây liên kết và tiến độ công trình mới theo quy định.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Bộ Công Thương quy định trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện

      Theo đó, đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đánh giá nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện cho hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền, hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý về việc phân tích, đánh giá biểu đồ phụ tải điện các năm trước liền kề của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

      Thông tư cũng yêu cầu phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống điện, kế hoạch đầu tư nguồn điện, lưới điện và đánh giá an ninh hệ thống điện; xác định nhu cầu thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện. 

      Ngoài ra, Thông tư cũng yêu cầu thực hiện xây dựng, phân tích và đánh giá biểu đồ phụ tải hệ thống điện các năm trước liền kề (tối thiểu là 03 năm) để xác định những thông tin, đặc điểm về phụ tải điện.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Nghị định mới quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

      Đối tượng áp dụng Nghị định gồm cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước; Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty TNHH MTV độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH MTV; Công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp II).

      Về các phương thức bán cổ phần lần đầu, ngoài 3 phương thức bán cổ phần hiện hành (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp), Nghị định bổ sung thêm phương thức mới là phương thức dựng sổ (Booking building).

      Nghị định cũng quy định mới về đối tượng và điều kiện mua cổ phần. Theo đó, nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

      Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.

      Nghị định quy định rõ việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Theo quy định, việc tổ chức bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

      Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ bằng tiền hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án cổ phần hóa đã phê duyệt.

      Nghị định này có hiệu lực từ 1/1/2018, thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015.

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

    • Điều chỉnh tổng mức đầu tư di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Lai Châu

      Tổng mức đầu tư di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Lai Châu được điều chỉnh từ 4.503,7 tỷ đồng lên 5.405,68 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay, thuế VAT).

      Trong đó, phần vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư là 2.405,68 tỷ đồng, phần vốn do UBND tỉnh Lai Châu làm chủ đầu tư là 3.000 tỷ đồng (tăng 668,9 tỷ đồng so với Quy hoạch tổng thể đã duyệt).

      Tổng số hộ dân phải di chuyển, tái định cư là 2.009 hộ/8.467 khẩu.

      Quyết định cũng điều chỉnh, bổ sung phương án tái định cư. Cụ thể, tái định cư tập trung tổng số có 8 khu, 17 điểm, tái định cư cho 1.833 hộ/7.812 khẩu; tái định cư xen ghép 6 hộ/40 khẩu tái định cư; tái định cư tự nguyện 3 điểm, 170 hộ/615 khẩu tái định cư.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Đảm bảo an toàn hồ chứa ứng phó với mưa lũ sắp tới

      Trong đó, Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố phối hợp với chủ hồ tổ chức tổng kiểm tra, rà soát, đánh giá nhanh hiện trạng an toàn các công trình đập, hồ chứa thủy lợi và thủy điện trên địa bàn do địa phương quản lý; cập nhật thường xuyên bản tin khi dự báo khí tượng thủy văn, các thông tin liên quan đến dự báo, vận hành hồ chứa để tính toán làm cơ sở tham mưu chủ động vận hành xả nước đón lũ, đặc biệt tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa. 

      Bộ NN&PTNT chỉ đạo toàn diện công tác kiểm tra, đánh giá về an toàn hồ chứa thuộc phạm vi quản lý; đề xuất phương án vận hành đảm bảo an toàn công trình, hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện thuộc quy trình liên hồ trong phạm vi quản lý theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa được phê duyệt với các tình huống thuộc nhiệm vụ của BCĐ. Đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương gửi về Ban chỉ đạo trước ngày 15/11.

      Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết; tổ chức tính toán, tham mưu, đề xuất phương án chỉ đạo điều hành quy trình liên hồ chứa thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo; là đầu mối đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các địa phương và bộ, ngành.

      Các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường đưa tin về diễn biến mưa lũ, công tác đảm bảo an toàn hồ chứa, quy trình vận hành và phương án ứng phó trong các tình huống khẩn cấp để người dân biết, chủ động phòng tránh, triển khai thực hiện khi có tình huống.

      Chi tiết Công điện có file đính kèm.

    • Quy định về khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia

      Theo đó, khởi động đen là quá trình khôi phục lại toàn bộ (hoặc một phần) hệ thống điện từ trạng thái mất điện toàn bộ (hoặc một phần) bằng cách sử dụng các tổ máy phát điện có khả năng khởi động đen. 

      Theo Bộ Công Thương, nhà máy điện khởi động đen trong hệ thống điện quốc gia phải có đủ 4 tiêu chí được quy định chi tiết tại Thông tư 22. Yêu cầu về trang bị khả năng khởi động đen của nhà máy điện phải được ghi rõ trong Thỏa thuận đấu nối, trong Hợp đồng mua bán điện hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ khởi động đen. 

      Bộ Công Thương giao Cục Điều tiết Điện lực có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư; báo cáo Bộ Công Thương công bố danh sách các nhà máy điện cung cấp dịch vụ khởi động đen. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện Thông tư này. 

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện lực

      Cụ thể, nhóm thủ tục về cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực sẽ sửa đổi Mẫu 3a (danh sách trích ngang cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực) của Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực, theo hướng thay thế các trường thông tin cá nhân bằng số định danh cá nhân. 

      Nhóm thủ tục về cấp giấy phép hoạt động truyền tải điện, phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện được sửa đổi Mẫu 3a và 3b (Danh sách trích ngang cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực và Danh sách trích ngang cán bộ quản lý, vận hành) của Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực, theo hướng thay thế các trường thông tin cá nhân (ngày tháng năm sinh, quê quán) bằng số định danh cá nhân.

      Nhóm thủ tục về cấp thẻ kiểm tra viên điện lực sẽ sửa đổi các mẫu biên bản số 3, 4, 5 và mẫu quyết định 1, 2, 3, 4 tại phụ lục 3, Thông tư 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 quy định về Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, theo hướng thay thế bằng số định danh cá nhân.

      Chi tiết Nghị quyết có file đính kèm.

    • Mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng chống thiên tai có thể bị phạt đến 50 triệu đồng

      Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

      Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. 

      Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều là 100 triệu đồng.

      Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,...

      Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2017 và thay thế Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Quy định trình tự điều chuyển công trình điện vốn nhà nước sang EVN quản lý

      Trong đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị có công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước lập hồ sơ đề nghị điều chuyển, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ, cơ quan trung ương (đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý), UBND cấp tỉnh (đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý).

      Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định điều chuyển của Thủ tướng Chính phủ, Bên giao chủ trì, phối hợp với Bên nhận thực hiện tổ chức bàn giao, tiếp nhận công trình điện kèm theo hồ sơ theo quy định.

      Việc điều chuyển công trình điện được thực hiện theo phương thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo giá trị công trình điện giao, nhận và không hoàn trả vốn.

      Cơ quan, tổ chức, đơn vị có công trình điện bàn giao thực hiện ghi giảm tài sản, nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Điện mặt trời hưởng cơ chế giá 2.086 đồng/kWh

      Theo đó, Thông tư quy định các dự án điện mặt trời nối lưới được hưởng cơ chế giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 Uscents/kWh, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD). Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm. 

      Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá 2.086 đồng/kWh. Giá điện cho năm tiếp theo được điều chỉnh theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày làm việc cuối cùng của năm trước.

      Bộ Công Thương cho biết, việc ban hành Thông tư sẽ giúp minh bạch hóa thủ tục đầu tư phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; thúc đẩy đầu tư phát triển nguồn điện mặt trời, bổ sung công suất cho hệ thống điện, từng bước tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong hệ thống điện quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Gắn trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương với kết quả ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn

      Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần luôn chủ động trong phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức hấp dẫn, sáng tạo để người dân nhận thức tốt hơn; gắn trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương với kết quả ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là vai trò của cán bộ lãnh đạo.

      Phó Thủ tướng cũng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, diễn tập, hội thao ứng phó tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt tình huống bão mạnh, siêu bão để nâng cao khả năng chỉ đạo, điều hành, hiệp đồng và khả năng cơ động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng chức năng.

      Chi tiết Thông báo có file đính kèm.

    • Truyền tải và điều độ hệ thống điện quốc gia được độc quyền nhà nước

      Theo đó, trong số 20 hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại được quy định tại Nghị định thì ngành Điện có lĩnh vực: Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia; xây dựng và vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội.

      Nghị định nêu rõ, chỉ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.

      Cơ quan nhà nước có quyền thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại thông qua hình thức trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện. Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.

      Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

      Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2017.

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm. 

    • Thủ tướng đồng ý cho EVN tiếp nhận quản lý vận hành cấp điện trên đảo Cồn Cỏ

      Theo văn bản này, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện việc điều chuyển tài sản theo đúng quy định.

      Huyện đảo Cồn Cỏ hiện có 50 khách hàng, được cấp điện từ 2 máy phát có công suất 2 x100 kVA - 230/400V - 50Hz. Do công suất hạn chế nên chỉ phục vụ thắp sáng sinh hoạt, không sử dụng được thiết bị điện công suất lớn như máy bơm, máy điều hòa,...

      Đầu tháng 6/2017, Công ty Điện lực Quảng Trị đã vận chuyển máy phát 250 kVA ra lắp đặt tại đảo Cồn Cỏ và đang triển khai các giải pháp kỹ thuật, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải trên huyện đảo trong thời gian tới.

      Chi tiết văn bản có file đính kèm. 

    • Bộ Công Thương phê duyệt khung giá bán buôn điện của EVN năm 2017

      Cụ thể, mức giá bán buôn điện áp dụng cho Tổng công ty Điện lực miền Bắc tối đa sẽ là 1.173 đồng/kWh, tối thiểu là 1.117 đồng/kWh.

      Mức giá bán buôn điện áp dụng với Tổng công ty Điện lực miền Nam tối đa là 1.348 đồng/kWh, tối thiểu là 1.316 đồng/kWh.

      Với Tổng công ty Điện lực Miền Trung, mức giá bán buôn điện tối đa là 1.209 đồng/kWh, tối thiểu là 1.139 đồng/kWh.

      Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội có mức giá bán buôn điện tối đa là 1.414 đồng/kWh, tối thiểu là 1.358 đồng/kWh.

      Còn Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, mức giá tối đa là 1.551 đồng/kWh, tối thiểu là 1.506 đồng/kWh.

      Bộ Công Thương yêu cầu EVN có trách nhiệm ban hành giá bán buôn điện cụ thể cho từng tổng công ty điện lực theo quy định. Trường hợp phải điều chỉnh khung giá bán buôn điện bình quân, EVN phải có trách nhiệm tính toán, báo cáo Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

      Thời gian áp dụng khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2017.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Mức thu tiền cấp quyền khai thác nước cho sản xuất thủy điện là 1%

      Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho thủy điện được xác định theo công thức: T = W x G x M

      Trong đó: T (tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước) có đơn vị tính là đồng Việt Nam. 

      W (sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước) tính bằng sản lượng điện trung bình hàng năm được xác định trong hồ sơ thiết kế của Dự án (đơn vị tính là kWh) chia cho 365 ngày và nhân với thời gian tính tiền (ngày).

      G (giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước) là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.

      M (mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước), đơn vị tính là %.

      Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xem xét điều chỉnh khi có sự điều chỉnh về sản lượng điện trung bình hàng năm so với hồ sơ thiết kế của công trình thủy điện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản. Hoặc bổ sung nhiệm vụ hồ chứa kèm theo việc điều chỉnh, bổ sung dung tích phòng lũ cho hạ du so với nhiệm vụ của công trình thủy điện, trừ trường hợp đã được điều chỉnh theo quy định.

      Mức điều chỉnh giảm được tính trên cơ sở tỷ lệ phần dung tích phòng lũ cho hạ du được điều chỉnh so với dung tích hữu ích của hồ chứa.

      Nghị định có hiệu lực từ 1/9/2017. 

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm. 

    • Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 2

      Cũng theo nội dung Công điện, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kịp thời hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 2; tập trung cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình có người bị thiệt mạng; hỗ trợ người dân ổn định đời sống, không để người dân bị thiếu đói; chủ động vận hành các hồ chứa và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho đê điều, hồ đập; tập trung khắc phục các công trình hạ tầng bị hư hỏng do mưa bão, nhất là các công trình giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, thủy lợi; chủ động tiêu nước chống úng ngập, bảo vệ sản xuất; huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân sửa chữa nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường sau bão, lũ.

      Do mưa lũ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ, đôn đốc, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp đối phó kịp thời; tổ chức rút kinh nghiệm để công tác dự báo, chỉ đạo, ứng phó ngày càng hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

      Toàn văn Công điện có file đính kèm.

       

    • Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong các nhà máy nhiệt điện

      Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. 

      Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ môi trường, chú trọng hiệu quả phát triển, hướng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống quan trắc, cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, tập trung cho hệ thống quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường biển miền Trung; tăng cường giám sát, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.

      Đồng thời, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên, tập trung bảo vệ môi trường và giảm thiểu phát thải đối với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là các ngành sắt thép, xi măng, hóa chất, nhiệt điện.

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

    • Phê duyệt phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi

      Phương án đã được phê duyệt cũng xác lập trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan, trong đó có Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (chủ đầu tư); Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cũng như UBND các huyện, xã trong vùng bị ảnh hưởng; các công ty, nhà máy thủy điện khác trên lưu vực sông La Ngà; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận. 

      UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Công ty CP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương các huyện, xã vùng hạ du đập thủy điện Hàm Thuận thực hiện nghiêm túc Phương án này; tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết để chủ động đối phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống thông tin ngành Điện lực

      Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bảo vệ an toàn hệ thống máy tính kết nối mạng Internet, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, của cơ quan chủ quản hệ thống thông tin; xác định nguy cơ mất an toàn hệ thống máy tính cơ quan thường trực, đặc biệt các hệ thống thông tin có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế - xã hội như giao thông, năng lượng.

      Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, trước mắt tập trung các lĩnh vực như giao thông, điện lực; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/7/2017.

      Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Giao thông - Vận tải, Công Thương, Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương chỉ đạo xây dựng các phương án bảo vệ an toàn hệ thống máy tính trong lĩnh vực phụ trách. 

      Toàn văn Thông báo có file đính kèm.

    • Thủ tướng chỉ thị thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017

      Chỉ thị nêu rõ, Chính phủ kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2017 là khoảng 6,7%.

      Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quán triệt nghiêm túc quan điểm của Chính phủ về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước; nỗ lực và quyết tâm tối đa thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

      Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 của từng khu vực và một số ngành quan trọng của nền kinh tế như: Khu vực nông nghiệp tăng trưởng 3,05%; trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 33 tỷ đô la. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,91% (trong khu vực công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 13%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng trưởng 11,5%). 

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

    • Ứng dụng khoa học công nghệ trong tái cơ cấu ngành Công Thương

      Một trong những mục tiêu của Đề án là đến năm 2025 sẽ nâng tỷ lệ ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt từ 40% - 45% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra các dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao; đáp ứng khoảng 45% - 50% nhu cầu sản phẩm công nghiệp công nghệ cao thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước, đồng thời đạt giá trị xuất khẩu đạt khoảng 25% - 30% giá trị sản lượng; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp; xây dựng thí điểm từ 3 - 5 mô hình chuyển giao công nghệ, áp dụng các sáng chế mới, giải pháp cải tiến công nghệ, thiết bị, quy trình đặc thù cho từng ngành sản xuất công nghiệp.

      Về tầm nhìn đến năm 2030, triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, giải pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong các ngành sản xuất công nghiệp, lĩnh vực thương mại và hội nhập; gia tăng đáng kể đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng của ngành; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng bền vững.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm. 

    • Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

      Theo Đề án, việc thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh;

      Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; kiện toàn nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

      Nhiệm vụ đặt ra là tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với vị trí, vai trò và mục tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

      Từ nay đến hết năm 2020, hoàn thành cổ phần hóa 137 doanh nghiệp, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp (chưa bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Công ty Mua bán nợ Việt Nam và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, công ty thủy nông thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ).

      Để thực hiện Đề án này, Chính phủ cũng đã đưa ra các giải pháp và giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...

      Trước ngày 31/7/2017, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước phải trình cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoan 2016 - 2020, tổ chức triển khai phương án cơ cấu lại sau khi được phê duyệt.

      Chi tiết Đề án trong file đính kèm.

    • Không thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp

      Chỉ thị nêu rõ, qua theo dõi tình hình và phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, thấy rằng hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nói riêng vẫn tồn tại những hạn chế, còn những vụ việc gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp; sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ; thời gian thanh tra kéo dài; nội dung tranh tra chưa rõ ràng, có khi vượt ra ngoài thẩm quyền quản lý; chậm ban hành kết luận thanh tra, chưa làm rõ được dấu hiệu vi phạm, kiến nghị xử lý chưa cụ thể…

      Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp; cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên.

      Đồng thời, chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt; nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao; chủ động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch thanh tra khi cần thiết theo hướng không làm tăng số cuộc thanh tra; ban hành kết luận thanh tra phải đúng thời hạn theo quy định.

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

    • Quy định chế độ báo cáo việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công

      Theo Thông tư, các chương trình, dự án đầu tư công của các Bộ, ngành Trung ương, các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước và địa phương phải được cập nhật, lưu trữ các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Lập, thẩm định, phê duyệt, quyết định đầu tư trên toàn quốc tại Hệ thống thông tin tại địa chỉ: https://dautucong.mpi.gov.vn.

      Về hình thức báo cáo, khi áp dụng chế độ báo cáo trực tuyến thì việc đính kèm văn bản trên Hệ thống sẽ thay thế cho việc gửi văn bản giấy theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Các văn bản đính kèm là bản quét màu văn bản gốc, văn bản có đóng dấu hoặc văn bản điện tử có chữ ký số chuyên dùng và các biểu mẫu báo cáo sẽ được tổng hợp và in trực tiếp trên Hệ thống. Hình thức báo cáo bằng văn bản chỉ áp dụng đối với các chương trình, dự án có tính chất mật.

      Thông tư quy định chi tiết thời hạn phải cập nhật thông tin về việc lập, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Nội dung và mẫu báo cáo về tình hình triển khai thực kế hoạch đầu tư công; Báo cáo tình hình triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công và trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ báo cáo.

      Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2017 và thay thế Thông tư số 05/2007/TT-BKHĐT ngày 09/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các biểu mẫu báo cáo và hướng dẫn thực hiện Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

       

    • Tỉnh Bình Thuận phải trở thành trung tâm về công nghiệp năng lượng

      Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng của quốc gia - Ảnh Minh Ngọc

      Theo đó, về tầm nhìn và định hướng chiến lược phát triển, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Thuận phải tập trung khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, phát triển thành trung tâm mang tầm quốc gia về công nghiệp năng lượng, quản lý dự trữ – khai thác – chế biến ti tan và du lịch thể thao biển, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu xây dựng Bình Thuận trở thành một tỉnh có trình độ phát triển cao trong Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

      Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Thuận phát triển công nghiệp cần tập trung đi sâu vào các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, nhất là năng lượng, trong đó giữ ổn định số dự án nhiệt điện theo quy hoạch đã được phê duyệt, ưu tiên phát triển năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời); phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trường và cảnh quan.

      Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc điều chỉnh cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió; trong đó xem xét đề xuất tăng giá mua điện gió phù hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

      Về phát triển điện mặt trời, Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Thuận hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

      Chi tiết văn bản có file đính kèm. 

    • Đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2017 - 2020

      Theo đó, Bộ yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước xây dựng kế hoạch, lộ trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020, báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5/2017 theo thẩm quyền hoặc thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

      Đối với 4 tập đoàn phải trình đề án tái cơ cấu gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Bộ trưởng yêu cầu phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để khẩn trương hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 20/5/2017.

      Tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa các đơn vị thành viên theo đúng kế hoạch và tiến độ đã được phê duyệt; tuân thủ các quy định hiện hành về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Theo chỉ thị, đối với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, tồn đọng tài chính kéo dài, không đủ điều kiện thực hiện cổ phần hóa phải kiên quyết thực hiện sắp xếp, sáp nhập hoặc phá sản theo quy định của Nhà nước.

      Chỉ thị cũng nhấn mạnh việc tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không có hiệu quả, hiệu quả thấp; có cơ chế kiểm soát phù hợp trong việc mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp, tránh lợi ích nhóm, thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

      Bên cạnh đó, chỉ thị cũng xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; xử lý nghiêm lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.

    • Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Điện giai đoạn 2016 – 2020

      Theo Đề án, giai đoạn 2016 - 2018, với khâu phát điện sẽ thực hiện cổ phần hóa các Tổng công ty Phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các Tổng công ty Phát điện tiếp tục trực thuộc các Tập đoàn và do các Tập đoàn nắm giữ ít nhất 51% cổ phần.

      Các Tổng công ty Phát điện sau khi cổ phần hóa chịu trách nhiệm thực hiện các dự án đầu tư nguồn điện mới được giao theo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

      Các Tổng công ty Phát điện xây dựng và thực hiện các đề án nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh cao, sản xuất kinh doanh có lãi, tăng dần tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế; khuyến khích các nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo đáp ứng đủ điều kiện được quyền tham gia trực tiếp Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm.

      Đối với khâu truyền tải điện, tiếp tục duy trì mô hình tổ chức của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do EVN làm đại diện nắm giữ 100% vốn điều lệ.

      Về phân phối điện - bán lẻ điện, tiếp tục duy trì mô hình tổ chức của các Tổng công ty Điện lực theo hình thức công ty TNHH MTV do EVN làm đại diện nắm giữ 100% vốn điều lệ; xây dựng cơ chế điều tiết giữa các Tổng công ty Điện lực, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; thực hiện từng bước tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực.

      Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia tiếp tục thực hiện chức năng vận hành hệ thống điện và thị trường điện; xây dựng Đề án chuyển Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện, hạch toán độc lập trong EVN.

      Đổi mới mô hình của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hoạt động của Thị trường bán buôn điện cạnh tranh và nâng cao hiệu quả điều tiết hoạt động điện lực.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Tháng 2/2018, sẽ diễn ra Đại hội Công đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ V

      Theo đó, các công đoàn trực thuộc Công đoàn Điện lực Việt Nam sẽ hoàn thành đại hội trong năm 2017, tiến tới Đại hội Công đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ V dự kiến tổ chức trong tháng 2/2018.

      Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ đánh giá đúng thực trạng tình hình phong trào CNVCLĐ; kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội, rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công, phân tích  rõ yếu kém và nguyên nhân để xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phấn đấu cho nhiệm kỳ tới.

      Đại hội công đoàn các cấp là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, rộng rãi, sôi nổi của đoàn viên, CNVCLĐ và tổ chức công đoàn. Đại hội công đoàn các cấp là bước chuẩn bị quan trọng để tổ chức Đại hội Công đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ V. 

      Để Đại hội đạt kết cả cao nhất, Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các công đoàn trực thuộc tổ chức đại hội cần đảm bảo tính dân chủ, nghiêm túc theo đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam; thông qua Đại hội để kiện toàn nâng cao chất lượng, năng lực công tác đội ngũ cán bộ, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động nhăm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của công đoàn các cấp.

      Toàn văn Kế hoạch trong file đính kèm.

    • Quy định về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng

      Theo đó, một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, bao gồm: Sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy trình thực hiện tiếp cận điện năng quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực (sau đây viết là Thông tư số 43/2013/TT-BCT); quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện các nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

      Đối tượng phải áp dụng quy định này là khách hàng sử dụng điện có đề nghị đấu nối vào lưới điện phân phối; đơn vị phân phối điện; đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện; Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

      Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/01/2017.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Triển khai sâu rộng, hiệu quả Ngày Pháp luật năm 2016

      Chủ đề của Ngày Pháp luật năm nay là: Nâng cao năng lực tham gia xây dựng, thực thi pháp luật; quy chế quản lý nội bộ, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy chế quản lý nội bộ; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

      Tập đoàn yêu cầu, việc triển khai Ngày pháp luật phải được thực hiện sâu rộng, đồng bộ, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, không hình thức; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức pháp chế, người làm công tác pháp chế.

      Đồng thời, phải thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ của EVN, đơn vị, các hoạt động đoàn thể, trọng tâm là công tác tham gia xây dựng, thực thi pháp luật và Quy chế quản lý nội bộ áp dụng trong EVN.

      Về nội dung, EVN yêu cầu các đơn vị tập trung tuyên truyền, phổ biến những điểm mới của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Luật tố tụng hành chính, Luật mới về đầu tư, kinh doanh, pháp luật về lao động và các Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp luật khác mới ban hành thuộc lĩnh vực quản lý vủa Nhà nước, của Bộ Công thương liên quan đến EVN, đơn vị; tập trung tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến chức năng nhiệm vụ của EVN, đơn vị...

      Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến EVN, đơn vị; các thỏa thuận của Cộng đồng ASEAN về thương mại, dịch vụ, đầu tư...

      Cùng đó, các đơn vị cần tích cực tham gia góp ý các dự thảo văn bản pháp luật khi gửi xin ý kiến hoặc được tham gia ban biên soạn.... Thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính của EVN giai đoạn 2016 - 2020, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và các thủ tục nội bộ trong Tập đoàn và các đơn vị.

      Các đơn vị cũng cần phản ánh, xây dựng các mô hình triển khai Ngày pháp luật thiết thực, chất lượng và hiệu quả..., khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu điển hình trong xây dựng, thực thi, phổ biến giáo dục pháp luật, Quy chế quản lý nội bộ.

      Về hình thức, các đơn vị tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, lựa chọn các hình thực như: Tăng thời lượng trên các chuyên trang, chuyên mục, đăng tin, bài, ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng..., tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về pháp luật; treo băng rôn, pano tại trụ sở cơ quan; cung cấp tài liệu phổ biến pháp luật...

      Tập đoàn yêu cầu, các hoạt động Ngày pháp luật cần được tổ chức trong cả năm, bảo đảm tính thường xuyên, liên tục và tập trung trong 2 tháng, bắt đầu từ ngày 1/10 đến hết 30/11, trong đó tập trung cao điểm trong tuần lễ từ 7 - 12/11/2016.

    • Bộ Công Thương ban hành khung giá bán buôn điện của EVN

      QUYẾT ĐỊNH

      QUY ĐỊNH VỀ KHUNG GIÁ BÁN BUÔN ĐIỆN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CHO CÁC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC NĂM 2016

      BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

      Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

      Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

      Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

      Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

      QUYẾT ĐỊNH:

      Điều 1. Phê duyệt khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực năm 2016 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau:

      Đơn vị

      Mức giá tối đa (đồng/kWh)

      Mức giá tối thiểu (đ/kWh)

      Tổng công ty Điện lực Miền Bắc

      1.172

      1.107

      Tổng công ty Điện lực Miền Nam

      1.346

      1.310

      Tổng công ty Điện lực Miền Trung

      1.200

      1.119

      Tổng công ty Điện lực Hà Nội

      1.422

      1.360

      Tổng công ty Điện lực Hồ Chí Minh

      1.562

      1.508

      Điều 2. Căn cứ vào khung giá bán buôn điện bình quân quy định tại Điều 1 Quyết định này, giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực không thấp hơn mức giá tối thiểu và không cao hơn mức giá tối đa của khung giá. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm ban hành giá bán buôn điện cụ thể cho từng Tổng công ty Điện lực theo quy định hiện hành.

      Điều 3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh khung giá bán buôn điện bình quân phù hợp với biến động chi phí sản xuất kinh doanh điện, doanh thu và lợi nhuận định mức của các Tổng công ty Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tính toán, báo cáo Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

      Điều 4. Thời gian áp dụng khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực: từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016.

      Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

      Nơi nhận:
      - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
      - VP. Tổng Bí thư;
      - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

      - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
      - Công báo;
      - Website Chính phủ;
      - Website Bộ Công Thương;
      - Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
      - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
      - Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
      - Các Tổng công ty Điện lực;
      - Lưu: V
      T, ĐTĐL.

       

    • Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016 - 2017

      Theo đánh giá của Chính phủ, trong thời gian qua môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta đã có bước cải thiện, năng lực cạnh tranh được nâng lên, được các tổ chức quốc tế có uy tín ghi nhận, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, trong đó một số bộ ngành như: Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam… và một số địa phương đã tích cực triển khai tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nên ở lĩnh vực này môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng.

      Mục tiêu của Nghị quyết đưa ra trong thời gian tới phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4; đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả.

      Mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.

      Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, hiệu quả các mục tiêu đã nêu trong Nghị quyết; khẩn trương hoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh. Đồng thời, rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp; xây dựng và trình ban hành các Nghị định về điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2014,...

      Chi tiết Nghị quyết có file đính kèm.

    • Áp dụng chữ ký số trong giao dịch thị trường điện lực

      Phạm vi áp dụng của Quyết định là các đơn vị tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Thị trường bán buôn cạnh canh thí điểm năm 2016 áp dụng văn bản điện tử và sử dụng chữ ký số để phục vụ xác nhận các tài liệu: Bảng kê thanh toán thị trường điện ngày, Bảng kê thanh toán thị trường điện tháng, Bảng kê xác nhận các sự kiện thị trường điện tháng, Bảng kê tổng hợp chênh lệch sản lượng tháng, Bản chào giá trên thị trường điện và Bảng xác nhận sản lượng hợp đồng năm, tháng, sản lượng hợp đồng giờ.

      Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các tổng công ty phát điện, các đơn vị phát điện, các tổng công ty điện lực, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Công ty Mua bán điện có trách nhiệm trang bị chữ ký số, hệ thống máy tính để lưu trữ văn bản điện tử, thực hiện lưu trữ các văn bản điện tử này theo quy định của pháp luật về lưu trữ văn bản điện tử.

      Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia tổ chức hướng dẫn các đơn vị sử dụng chữ ký số trong xác nhận các tài liệu quy định tại Điều 1 Quyết định này.

      Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/4/2016.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Thủ tướng ban hành Kế hoạch công tác của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn

      Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Luật phòng, chống thiên tai, Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020.

      Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tiếp tục chỉ đạo, nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, củng cố và hoàn thiện cơ chế phối hợp, điều hành thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giữa các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo kịp thời, thiết thực và hiệu quả...

      Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Biểu giá chi phí tránh được cho các dự án điện sinh khối năm 2016

      Biểu giá này áp dụng cho các dự án điện sinh khối đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định tại Thông tư 44/2015/TT-BCT, ngày 19/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án, biểu giá chi phí tránh được và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện sinh khối.

      Biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối năm 2016 được áp dụng bắt buộc trong mua bán điện năng của nhà máy điện sinh khối có đủ điều kiện áp dụng biểu giá theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 44/2015/TT-BCT.

      Các đơn vị điện lực khi áp dụng biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối năm 2016 phải áp dụng hợp đồng mua bán điện theo hợp đồng mẫu áp dụng cho các nhà máy điện sinh khối tại Thông tư 44/2015/TT-BCT.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật

      Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Các công trình hạ tầng kỹ thuật”, mã số QCVN 07:2016/BXD, bao gồm 10 phần: Công trình cấp nước; công trình thoát nước; công trình hào và tuy nen kỹ thuật; công trình giao thông; công trình cấp điện; công trình cấp xăng dầu, khí đốt; công trình chiếu sáng; công trình viễn thông; công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng; công trình nghĩa trang.

      Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 và thay thế Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, mã số QCVN 07:2010/BXD.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Quy định mới về phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện

      Theo đó, Thông tư 51 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh như sau:

      Sửa đổi Khoản 3, bổ sung Khoản 3a sau Khoản 3 Điều 4 như sau: Các nhà máy điện không tham gia thị trường điện bao gồm: Các nhà máy điện BOT (đã ký kết hợp đồng hoặc đã thỏa thuận xong hợp đồng nguyên tắc); nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, trừ thủy điện; nhà máy điện tuabin khí có các ràng buộc phải sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu khí để đảm bảo lợi ích quốc gia; nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia mà đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và hợp đồng mua bán điện này còn hiệu lực đến sau ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

      Thông tư 51 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 01/2016.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Quy định mới về phát triển dự án điện sinh khối

      Thông tư 44 áp dụng đối với chủ đầu tư dự án điện sinh khối; đơn vị quản lý và vận hành các công trình điện sinh khối; bên mua điện; các tổ chức phát triển dự án điện sinh khối để kinh doanh điện và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

      Theo Thông tư 44, chủ đầu tư chỉ được lập dự án đầu tư điện sinh khối thuộc quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối và quy hoạch phát triển điện lực.

      Nội dung dự án đầu tư điện sinh khối theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, bổ sung thêm những nội dung chính như đánh giá ảnh hưởng của phương án đấu nối dự án điện sinh khối đối với hệ thống điện khu vực; kế hoạch và phương án chi phí, kỹ thuật phục vụ tháo dỡ và xử lý thiết bị nhà máy điện sinh khối sau khi kết thúc dự án.   

      Thông tư 44 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2016. 

      Chi tiết Thông tư theo file đính kèm.

       

    • Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo

      Theo đó, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân có điện, đến năm 2030 hầu hết các hộ dân được tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá bán điện và giá năng lượng hợp lý. Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh.

      Trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo sẽ ưu tiên phát triển nguồn thủy điện truyền thống góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương; cung cấp nguồn điện tại chỗ, nâng cao an toàn cung cấp điện. Phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn thủy điện vừa và nhỏ của các địa phương, trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường. Điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện tăng từ khoảng 56 tỷ kWh năm 2015 lên gần 90 tỷ kWh vào năm 2020; khoảng 96 tỷ kWh từ năm 2030.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã

      Cụ thể, trong mùa lũ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Hủa Na, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 năm; đảm bảo mực nước sông Chu tại Xuân Khánh không vượt quá cao trình 13,71 m với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 200 năm; đảm bảo hiệu quả cấp nước và phát điện.

      Trong mùa cạn, đảm bảo an toàn công trình; đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước ở hạ du; đảm bảo hiệu quả phát điện.

      Nguyên tắc vận hành các hồ chống lũ cho hạ du là không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước lũ kiểm tra để điều tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn đối với hồ Hủa Na, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

      Khi vận hành chống lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở dưới hạ du hồ chứa.

      Trong thời kỳ mùa lũ, khi chưa tham gia vận hành chống lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt mức nước cao nhất trước lũ đối với hồ Cửa Đạt 110 m, hồ Hủa Na 235 m.

      Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại Trạm thủy văn Xuân Khánh; mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo thời tiết tiếp theo để vận hành, điều tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.

      Khi kết thúc quá trình chống lũ cho hạ du phải đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước cao nhất trước lũ nêu trên, trừ trường hợp quy định tích nước cuối mùa lũ.

      Theo Quy trình, mùa lũ từ ngày 1/7 đến ngày 30/11; mùa cạn từ ngày 1/12 đến ngày 30/6 năm sau.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Điều kiện cử người đại diện tại doanh nghiệp nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ

      Nghị định quy định cụ thể 6 điều kiện cử người đại diện tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

      1- Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn của chức danh dự kiến cử làm đại diện do cấp có thẩm quyền ban hành.

      2- Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận.

      3- Trong độ tuổi cử làm đại diện: Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết 1 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý. Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được chủ sở hữu cho thôi làm đại diện để cử làm đại diện tại tập đoàn, tổng công ty, công ty khác cùng chủ sở hữu thì tuổi cử làm đại diện không theo quy định trên. Trường hợp người đại diện sau 1 năm kể từ ngày bị chủ sở hữu đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành, nếu tiếp tục được xem xét cử làm người đại diện thì ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác của người đại diện.

      4- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng.

      5- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

      6- Không đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử. Miễn nhiệm người đại diện 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ

      Nghị định cũng quy định việc miễn nhiệm người đại diện tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

      Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2015.

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

       

    • Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Kôn – Hà Thanh

      Theo đó, các hồ Vĩnh Sơn A, Vĩnh Sơn B, Vĩnh Sơn 5, Trà Xom 1, Định Bình, Núi Một, Thuận Ninh và Văn Phong phải vận hành theo thứ tự ưu tiên: Đảm bảo an toàn công trình, góp phần giảm lũ cho hạ du, đảm bảo dòng chảy tối thiểu, đảm bảo nhu cầu phát điện.

      Khi vận hành giảm lũ cho hạ du, các chủ hồ phải tuân thủ quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành; bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực hạ du.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

       

    • Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Trà Khúc

      Theo đó, hàng năm các hồ: Đakđrinh và Nước Trong trên lưu vực sông Trà Khúc phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên. Cụ thể, trong mùa lũ phải: 1- Đảm bảo an toàn công trình; 2- Góp phần giảm lũ cho hạ du; 3- Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du; 4- Đảm bảo hiệu quả phát điện.

      Trong mùa cạn phải: 1- Đảm bảo an toàn công trình; 2- Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du; 3- Đảm bảo hiệu quả phát điện.

      Mùa lũ được quy định từ ngày 1/9 đến ngày 15/12. Mùa cạn từ ngày 16/12 đến ngày 31/8 năm sau.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Quy định về giá mua bán điện đối với dự án phát điện sử dụng chất thải rắn

      Theo Thông tư, bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: Đối với các dự án phát điện đốt chất thải rắn trực tiếp là 2.114 đồng/kWh (tương đương 10,05 UScents/kWh); đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải rắn là 1.532 đồng/kWh (tương đương 7,28 UScents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

      Chi phí mua điện của các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào trong phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

      Trước ngày 30/10 hàng năm, căn cứ vào chi phí và giá điện chung của hệ thống, Tổng cục Năng lượng tính toán công suất nguồn phát điện sử dụng chất thải rắn gửi Cục Điều tiết điện lực tính toán giá điện đối với dự án phát điện sử dụng chất thải rắn cho năm tiếp theo trình Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

      Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tính toán đầy đủ chi phí mua điện của các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn và đưa vào thông số đầu vào trong phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

      Thông tư nêu rõ, chủ đầu tư chỉ được lập dự án đầu tư phát điện sử dụng chất thải rắn thuộc Quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn quốc gia được phê duyệt. Hợp đồng đầu tư phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn phải tuân thủ theo các quy định, quy chuẩn về an toàn công trình và bảo vệ môi trường hiện hành.

      Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/12/2015.

      Đối với các hợp đồng mua bán điện được ký trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, hai bên có trách nhiệm thỏa thuận, ký kết phụ lục sửa đổi theo quy định của Thông tư này.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Phê duyệt kế hoạch đào tạo nhân lực phát triển điện hạt nhân đến năm 2020

      Người dân tham quan lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - Ảnh Huyền Thương

      Theo đó, đối với nhân lực quản lý nhà nước, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này bao gồm: Các nội dung về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế; thẩm định, đánh giá an toàn; cấp phép xây dựng, cấp phép vận hành; thanh tra an toàn, quản lý chất lượng, quản lý môi trường và thanh sát hạt nhân; công nghệ, an toàn lò phản ứng, nhà máy điện hạt nhân và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan; các nội dung quản lý và kỹ thuật cần thiết về thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành, quản lý chất thải phóng xạ nhà máy điện hạt nhân.

      Đối với nhân lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật, nội dung đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: Khoa học và công nghệ hạt nhân, các lĩnh vực kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân; an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân; chu trình nhiên liệu hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ; ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

      Về hình thức và quy mô đào tạo, sẽ tổ chức bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn (dưới 3 tháng) và dài hạn (4 - 12 tháng) ở trong và ngoài nước ở các trình độ cơ sở, nâng cao và chuyên sâu cho nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật.

      Cụ thể, đối với nhân lực quản lý nhà nước, tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ cơ sở và nâng cao cho 900 lượt người theo hình thức ngắn hạn và dài hạn ở trong nước; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ nâng cao cho 200 lượt người theo hình thức ngắn hạn ở nước ngoài; tổ chức bồi dưỡng, thực tập chuyên sâu dài hạn ở nước ngoài cho 40 lượt người.

      Đối với nhân lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ cơ sở và nâng cao cho 1700 lượt người theo hình thức ngắn hạn ở trong nước; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ cơ sở về kỹ thuật hạt nhân và các kỹ thuật liên quan cho 450 lượt người theo hình thức dài hạn ở trong nước; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ở trình độ nâng cao cho 370 lượt người theo hình thức ngắn hạn ở nước ngoài; tổ chức bồi dưỡng, thực tập chuyên sâu dài hạn ở nước ngoài cho 60 lượt người.

      Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Chính phủ ban hành Nghị định giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

      Theo đó, việc giám sát giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về vi phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

      Bên cạnh đó, việc đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

      Đồng thời, giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

      Nghị định này có hiệu lực từ 1/12/2015 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi.

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

    • Doanh nghiệp nhà nước phải công bố thông tin doanh nghiệp

      Theo đó, các thông tin DNNN phải công bố định kỳ gồm: Chiến lược phát triển của DN; kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của DN; kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm của DN; báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm và ba năm gần nhất tính đến năm báo cáo; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác (nếu có); báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới DN hằng năm; báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức DN; báo cáo tài chính sáu tháng và báo cáo tài chính năm của DN; báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN…

      Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2015.

      Chi tiết Nghị định có file đính kèm.

    • Quy định liên quan đến quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ

      Thông tư 30 quy định phương pháp xác định mức chi phí lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh và quản lý Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Việc xác định chi phí lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh và quản lý Quy hoạch sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác được khuyến khích áp dụng các quy định tại Thông tư 30.

      Mức chi phí quy định trong Thông tư 30 là mức tối đa, làm căn cứ xác định chi phí cho việc lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh và quản lý Quy hoạch. Trường hợp mức lương cơ sở thay đổi theo quy định pháp luật, mức chi phí lập Quy hoạch được xác định điều chỉnh tương ứng theo hệ số K (hệ số điều chỉnh theo mức lương cơ sở được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 30).

      Bên cạnh đó, định mức chi phí quy định tại Thông tư 30 bao gồm các khoản chi phí như: Chi phí nhân công lập Quy hoạch; Chi phí quản lý của đơn vị tư vấn Quy hoạch; Chi phí vật liệu, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, khấu hao máy móc thiết bị; Chi phí phục vụ hội nghị, cuộc họp, báo cáo; Chi phí đánh giá môi trường chiến lược của đề án Quy hoạch (nội dung đánh giá môi trường chiến lược là một phần của đề án Quy hoạch); Chi phí đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ của đơn vị tư vấn, v.v...

      Thông tư 30 có hiệu lực từ ngày 02 tháng 11 năm 2015, thay thế Quyết định số 3836/2005/QĐ-BCN ngày 22 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Đơn giá quy hoạch phát triển điện lực.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

       

    • Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối

      Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối quốc gia và quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối cấp tỉnh.

      Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối tại Việt Nam.

      Trên cơ sở kế hoạch vốn ngân sách cho việc lập quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối quốc gia, Tổng cục Năng lượng lập đề cương chi tiết, dự toán kinh phí, kế hoạch xây dựng Đề án quy hoạch quốc gia và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

      Tổng cục Năng lượng lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực theo quy định hiện hành để giao lập Đề án quy hoạch quốc gia theo đề cương và dự toán kinh phí được duyệt và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

       

       

    • Ưu tiên dùng than nội để sản xuất điện

      Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện từ nguồn than trong nước do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc sản xuất và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mua than trong nước cho sản xuất điện từ hai đơn vị này.

      Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than. Các bộ ngành liên quan được yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép; xử lý nghiêm theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động sản xuất, kinh doanh than trái phép.

      Bộ Công Thương định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất và kinh doanh than, công tác bảo đảm an toàn lao động trong hoạt động sản xuất than; kiểm tra các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán than nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc khai thác, vận chuyển và kinh doanh than trái phép.

      Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, bộ đội biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến biên giới, vùng biển và hải đảo để kịp thời ngăn chặn việc kinh doanh, xuất khẩu than trái phép, đặc biệt là thông qua đường biển.

      Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các địa phương tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo quy định đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh than trên đất liền và các vùng nước thuỷ nội địa.

      Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ thẩm định, cấp phép để thực hiện các đề án thăm dò, dự án đầu tư mỏ than theo tiến độ theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

    • Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ

      Theo đó, Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ theo Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg gồm:

      Dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đáp ứng các tiêu chí: Là dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công và thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo Luật đầu tư.

      Chương trình, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác và chế biến khoáng sản thuộc nhóm A theo Luật Đầu tư công gồm Đầu tư hạ tầng điện lực, đầu tư xây dựng mới nhà máy điện, phân phối điện, truyền tải điện; đầu tư nhà máy lọc dầu.

      Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư gồm Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (đường cao tốc) có tổng vốn đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên; Phát triển vận tải công cộng (Đầu tư mua máy bay theo chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

      Các dự án đặc biệt do Chính phủ quyết định.

      Quyết định trên nêu rõ, đối với những chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh trước ngày Quyết định có hiệu lực (ngày 30/9/2015) thì tiếp tục thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày Quyết định có hiệu lực.

      Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 44/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011.

      Toàn văn Quyết định có file đính kèm.

    • Bộ Công Thương phê duyệt thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh

      Theo đó, bên bán điện là tất cả các nhà máy điện có công suất trên 30 MW bắt buộc phải tham gia thị trường điện. Các nhà máy thủy điện có công suất từ 30 MW được phép lựa chọn tham gia thị trường khi đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, các nhà máy điện BOT và nhà máy thủy điện đa mục tiêu tham gia chào giá trực tiếp hoặc gián tiếp.

      Các nguồn điện nhập khẩu, các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, các nhà máy thủy điện từ 30 MW trở xuống không tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

      Còn bên mua điện, sẽ khác với thị trường phát điện cạnh tranh chỉ có một đơn vị mua buôn duy nhất, thị trường bán buôn điện cạnh tranh có nhiều đơn vị mua điện trên thị trường, bao gồm: 5 tổng công ty điện lực; khách hàng lớn có đủ điều kiện; đơn vị mua buôn mới và Công ty Mua bán điện.

      Kế hoạch thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh được hình thành và phát triển theo các giai đoạn:

      Giai đoạn chuẩn bị (đến hết năm 2015).

      Giai đoạn 1 (năm 2016) vận hành thí điểm bước 1 thị trường bán buôn điện cạnh tranh (tính toán mô phỏng trên giấy, không thanh toán thực).

      Giai đoạn 2 (2017 - 2018) vận hành thí điểm bước 2 thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

      Giai đoạn 3 (từ năm 2019) vận hành chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

      Chi tiết Quyết định có file đính kèm.

    • Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng

      Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, đến nay đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, hạ tầng năng lượng đã được đầu tư, tăng thêm năng lực cho hệ thống năng lượng quốc gia, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển.

      Hạ tầng ngành Điện đã được đầu tư xây dựng đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước - Ảnh Minh Nguyên

      Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như khả năng tích lũy và đầu tư của nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho các dự án KCHT trọng điểm; công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn trong triển khai các dự án đầu tư phát triển, nhất là ở các khu vực đô thị...

      Để tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị quyết số 13, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát quy hoạch các lĩnh vực KCHT, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và nguồn lực thực hiện, nâng cao tính khả thi của các quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2015 - 2016 để triển khai thực hiện.

      Được biết, Nghị quyết số13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đưa ra 4 lĩnh vực trọng tâm trong đó có việc đảm bảo về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng.

      Theo Nghị quyết 13, định hướng phát triển hạ tầng cung cấp điện đưa ra những mục tiêu: Thực hiện đúng tiến độ các nhà máy điện theo Quy hoạch điện 7, ưu tiên các nhà máy có công suất từ 1.000 MW trở lên; Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung, Nam; Ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời, điện gió; nghiên cứu đưa nhà máy thuỷ điện tích năng vào vận hành phù hợp với sự phát triển của hệ thống điện; Tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện hạt nhân. Đặc biệt, phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ, phù hợp với tiến độ vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu áp dụng lưới điện thông minh, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối; kết nối, hoà mạng đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nước trong khu vực. Và thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Phấn đấu giảm hệ số đàn hồi điện/GDP còn 1,0 vào năm 2020.

      Chi tiết Chỉ thị có file đính kèm.

    • Quy định mới về thủ tục mua, bán điện với nước ngoài

      Theo đó, Thông tư quy định rõ hồ sơ đề nghị và trình tự thực hiện thẩm định, phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất, nhập khẩu điện. Đối với trường hợp mua điện trực tiếp với nước ngoài của khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 09.

      Theo Thông tư 09, việc mua, bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất, nhập khẩu điện phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện.

      Phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt hoặc Kế hoạch phát triển lưới điện khu vực phục vụ cho việc đấu nối của cả hai nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sung; đảm bảo an ninh và an toàn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia cũng như cung cấp điện của địa phương.

      Trường hợp việc mua, bán điện với nước ngoài có sử dụng lưới điện của một đơn vị quản lý lưới điện khác để thực hiện hoạt động mua, bán điện với nước ngoài thì Đơn vị điện lực phải thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện này.

      Thông tư 09 này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2015. Thông tư số 11/2008/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

       

    • Năm 2015, thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa 36 ngày

      Để cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

      Giai đoạn 2014 - 2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quản, thủ tục đầu tư, tiếp cận điện năng, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp... Phấn đấu đến năm 2015 đạt mức trung bình của Nhóm nước ASEAN-6.

      Theo đó, các bộ, cơ quan, địa phương đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết. Nhiều nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong năm 2014 - 2015 đã được thực hiện và đạt kết quả tích cực. Môi trường sản xuất kinh doanh được cải thiện, năng lực cạnh tranh được nâng lên một bước. Trong đó, thời gian tiếp cận điện năng của doanh nghiệp đã giảm từ 115 ngày xuống còn 70 ngày.

      Để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong hai năm 2015 - 2016, Chính phủ tiếp tục yêu cầu các Bộ, cơ quan và địa phương tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, yêu cầu thời gian thực hiện thủ tục tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa 36 ngày vào năm 2015 và 35 ngày vào năm 2016.

      Chi tiết nội dung trong file đính kèm.

    • Năm 2015, Cù Lao Chàm sẽ có điện lưới quốc gia

      Dự án trên có quy mô: Tuyến cáp ngầm 22 kV xuyên biển dài 16 km; Đường dây trên không 22 kV tại đất liền dài 4 km; Đường dây trên không 22 kV trên đảo dài 6 km. Tổng số trạm biến áp phân phối 22/0,4kV là 4 trạm/1MVA. Đường dây trên không 0,4 kV cấp điện cho đảo dài 10 km. 

      Dự kiến, tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Trong đó, 50% vốn đầu tư lấy từ Ngân sách Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác; 50% tổng mức đầu tư còn lại do EVN thu xếp để thực hiện đầu tư cấp bách và hoàn thành dự án trong năm 2015.

      Mục đích của dự án là góp phần xây dựng đảo Cù Lao Chàm thành khu kinh tế và du lịch, nghỉ dưỡng của tỉnh Quảng Nam; tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực xã đảo; góp phần cải thiện và thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa khu vực hải đảo và đất liền; giúp nhân dân bám biển bám đảo, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

      (Xem toàn văn quyết định trong file đính kèm)

    • Quyết định của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện từ 01/06/2014

    • Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện  

      Xem/tải Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 tại đây. 

    • Thông tư quy định các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp

      Thông tư yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp phải có kế hoạch nghiên cứu triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng thực tế khác. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng phải được nghiên cứu, bổ sung và cập nhật thường xuyên.

      Nhằm ngăn ngừa tổn thất điện, Thông tư quy định, hệ thống phải được thiết kế để tránh các dạng tổn thất điện sau: 1- Tổn thất điện áp; 2- Tổn thất do lệch pha; 3- Tổn thất do hệ số công suất nhỏ; 4- Tổn thất máy biến áp; 5- Tăng chi phí mua điện do vận hành giờ cao điểm.

      Các giải pháp giảm tổn thất điện trong hệ thống cũng được đưa ra tại Thông tư gồm: Tăng điện áp truyền tải; lựa chọn dây dẫn với chất liệu và tiết diện phù hợp; hiệu suất máy biến áp phải đảm bảo nằm trong khoảng 85%-95%; sử dụng hợp lý các máy biến áp; cân bằng các pha trong hệ thống sử dụng điện...

      Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình đốt nhiên liệu; trong hệ thống cấp nhiệt và hệ thống lạnh; trong hệ thống điều hòa không khí, cấp nước nóng; trong động cơ điện…

      Thông tư số 02/2014/TT-BCT ngày 16/1/2014 của Bộ Công Thương theo file đính kèm.

    • Nhiều điểm mới trong Nghị định số 137/2013/NĐ-CP

      Những điểm mới của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành đó là:

      - Điều 20 của Nghị định quy định về thanh toán tiền điện, nghị định nêu rõ, trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian hệ thống thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng làm cho công tơ điện ngừng hoạt động, tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 3 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện. Chính phủ khuyến khích thanh toán tiền điện thông qua hệ thống ngân hàng, tại địa điểm thu tiền điện của bên bán điện.

      Bên cạnh đó, theo một số điều quy định tại Nghị định, Điều 11 về Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt, điều kiện mua bán điện là bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ như hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 1 năm trở lên; giấy chứng nhận quyền sở dụng đất (trên đất đã có nhà ở)…. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 7 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện.

      - Điều 13 về Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện, Nghị định quy định rõ, hành vi vi phạm của bên bán điện bao gồm: Trì hoãn việc cấp điện theo hợp đồng đã ký; không đảm bảo chất lượng, số lượng điện năng; ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hóa đơn; trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra… Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm: trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký; sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng; không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện; chậm trả tiền điện theo quy định…

      - Về đo đếm điện năng, Điều 16 Nghị định quy định, khi thay đổi thiết bị đo đếm điện, bên mua và bên bán điện cùng ký biên bản xác nhận thông số kỹ thuật của thiết bị đo đếm điện và chỉ số công tơ điện. Trường hợp thiết bị đo đếm điện bị mất hoặc hư hỏng, thì hai bên lập biên bản để xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên. Trường hợp không xác định được nguyên nhân do lỗi của bên mua điện, thì bên bán điện có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện mới và tiếp tục cấp điện cho bên mua.

      - Về Ghi chỉ số công tơ điện, đối với việc mua bán điện sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ điện như sau: Dưới 50.000kWh/tháng ghi chỉ số 1 lần mỗi tháng. Từ 50.000-100.000kWh/tháng, ghi chỉ số 2 lần trong một tháng; trên 100.000kWh điện, ghi chỉ số 3 lần trong một tháng. Đối với bên mua điện sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/tháng, chu kỳ ghi chỉ số công tơ do hai bên thỏa thuận.

      Chi tiết Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ đính kèm file.

    • Nhiều mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

      Theo đó, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm tại quy định này được áp dụng xử phạt đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc đơn vị điện lực. Khi xử phạt đối với tổ chức hoặc đơn vị điện lực thì mức tiền phạt bằng 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân, cụ thể:

      Mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50 triệu đồng đối với cá nhân, 100 triệu đồng đối với tổ chức hoặc đơn vị điện lực.

      Mức phạt tiền trong lĩnh vực an toàn đập thuỷ điện tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức; công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện quy định tại Nghị định này.

      Mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

      Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn.

      Chi tiết Nghị định theo file đính kèm ở dưới.

    • Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước

      Hiện nay, trên cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang hoạt động, các hồ này đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.

      Tuy nhiên, phần lớn các hồ chứa, nhất là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ đã được xây dựng từ 30 - 40 năm trước, số liệu tính toán, kinh nghiệm thiết kế, kỹ thuật thi công hạn chế nên nhiều hồ đập không còn phù hợp với điều kiện mưa lũ cực đoan hiện nay.

      Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và sự xuống cấp của các công trình đồ đập theo thời gian tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mất an toàn hồ chứa. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý an toàn đập, Thủ tướng Chính phủ  yêu cầu triển khai một số công việc chủ yếu và chi tiết đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.

      Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thủy Lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các địa phương chỉ đạo các chủ hồ chứa vận hành điều tiết, xả nước các hồ thủy điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

      Chi tiết Chỉ thị trong file đính kèm.

    • Phạt tới 2 tỷ đồng nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

      Sẽ xử phạt rất nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - Ảnh Xuân Tiến

      Nghị định nêu rõ mức phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Nhập khẩu, buôn bán hàng hoá tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được cho phép nhưng không ghi rõ thông tin này trên nhãn hàng hoá; nhập khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị bức xạ không đúng các tham số kỹ thuật, không đúng số lượng, đặc tính, xuất xứ ghi trong giấy phép.

      Đối với một trong các hành vi: Nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đã chiếu xạ không có trong danh mục được phép nhập khẩu hoặc có trong danh mục được phép nhập khẩu nhưng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ quá mức quy định; sản xuất, buôn bán hàng hoá tiêu dùng có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 8 - 15 triệu đồng

      Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ không thuộc danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu. Đối với hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ thì sẽ bị phạt tiền từ 150 - 300 triệu đồng.

      Đặc biệt, mức phạt tiền tối đa từ 500 triệu - 1 tỷ đồng được áp dụng đối với 2 hành vi: Để xảy ra sự cố hạt nhân trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; và Chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

      Các mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân.

      Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2013.

      Chi tiết Nghị định theo file đính kèm.

       

    • Sản xuất, truyền tải và điều độ hệ thống điện nằm trong 6 nhóm đơn vị không được đình công

      Nghị định 41/2013/NĐ-CP ngày 8/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

      6 nhóm đơn vị sử dụng lao động không được đình công là những ngành, lĩnh vực hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe và trật tự công cộng. Cụ thể là:

      1- Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện;

      2- Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

      3- Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;

      4- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan nhà nước;

      5- Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

      6- Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

      Nghị định cũng quy định chi tiết nhóm đơn vị sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện có 5 đơn vị không được đình công gồm: Công ty Thủy điện Hòa Bình, Công ty Thủy điện Sơn La, Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ; các công ty Truyền tải điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0).

      Nghị định 41/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 23/6/2013.

    • Ban hành quy trình vận hành hồ chứa Thuỷ điện Sê San 4A

      Theo đó, Quy trình áp dụng cho công tác vận hành hồ chứa Thủy điện Sê San 4A nhằm đảm bảo các yêu cầu theo thứ tự ưu tiên sau:

      Thứ nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối Thủy điện Sê San 4A, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm; không được để mực nước hồ Sê San 4A vượt cao trình mực nước kiểm tra 166,17m. Thứ 2, điều hòa dòng chảy cho hạ du, đảm bảo duy trì tổng lưu lượng nước xả xuống hạ du lớn hơn hoặc bằng 195 m3/s. Thứ 3, góp phần giảm lũ cho hạ du và không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng biên giới Việt Nam và Campuchia. Thứ 4, đảm bảo hiệu quả phát điện.

      Nhà máy Thủy điện Sê San 4A - Ảnh: Báo Công Thương

      Quyết định cũng quy định cụ thể việc vận hành công trình điều tiết chống lũ. Cụ thể, lũ được định nghĩa tại hồ chứa thủy điện Sê San 4A là khi lưu lượng nước về hồ bằng hoặc lớn hơn 1.250 m3/s. Để đảm bảo an toàn chống lũ và phát điện, thời kỳ vận hành trong mùa lũ từ ngày 1/7 đến ngày 30/11 hằng năm.

      Việc điều tiết hồ trong thời kỳ mùa lũ theo nguyên tắc duy trì mực nước hồ ở cao trình mực nước dâng bình thường 155,2 m bằng chế độ xả nước qua các tổ máy phát điện, tự tràn qua tràn tự do.

      Bên cạnh đó, lưu lượng lũ vào hồ được ưu tiên sử dụng để phát công suất lớn nhất có thể được của nhà máy thủy điện, phần lưu lượng lũ còn lại xả qua đập tràn tự do khi mực nước hồ vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường 155,2 m.

      Sau đỉnh lũ, khi mực nước hồ giảm dần và đạt đến mực nước dâng bình thường 155,2 m, tiến hành điều chỉnh lưu lượng xả qua nhà máy thủy điện theo chế độ điều tiết ngày đêm và phải đảm bảo vận hành điều hòa dòng chảy cho hạ du theo quy định.

      Quyết định cũng quy định, để đảm bảo vận hành công trình điều tiết nước phát điện và đảm bảo dòng chảy tối thiểu, quy định vận hành trong thời kỳ mùa kiệt, từ 1/12 đến 30/6 năm sau.

      Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng giao trách nhiệm cho Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San và Công ty Cổ phần Thủy điện Sê San 4A thực hiện đảm bảo bảo an toàn công trình thủy điện Sê San 4A; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Công ty Phát triển Thủy điện Sê San và Công ty Cổ phần Thủy điện Sê San 4A thực hiện các quy định trong Quy trình này; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Sê San 4A khi cần thiết.

      Nhà máy Thủy điện Sê San 4A  nằm trên địa phận huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

      - Công suất nhà máy: 63 MW gồm 3 tổ máy

      - Điện lượng bình quân hằng năm: 314,8 triệu kWh

      - Diện tích lưu vực 9,368 km2

      - Tổng lượng dòng chảy năm 10,41 tỷ m3

      - Diện tích mặt hồ ứng với mặt nước dâng bình thường 155,2 m

      - Dung tích hữu ích hồ chứa 7,55 triệu m3

      - Lưu lượng đảm bảo 195,5 m3/s

      - Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy 614,8 m3/s

       

    • 200 tỷ đồng cho hoạt động tuyên truyền về điện hạt nhân ở Việt Nam

      Mục tiêu cụ thể của Đề án từ nay đến năm 2015 là triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân nhằm phục vụ kịp thời, trực tiếp cho việc chuẩn bị và khởi công Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, chú trọng thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, đảm bảo an toàn, an ninh.

      Tổng kinh phí dự kiến của Đề án khoảng 200 tỷ đồng, bố trí theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 2013 - 2015, khoảng 50 tỷ đồng; Giai đoạn 2016 - 2020, khoảng 150 tỷ đồng.

      Chi tiết đề án trong file đính kèm.

    • Thông tư 03/2013/TT-BCT: Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh

      Theo đó, Thông tư đã quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị tham gia thị trường điện.

      Đây là thông tư mới nhất của Bộ Công Thương, thay thế Thông tư số 18/2010/TT-BCT ngày 10/5/2010 và Thông tư số 45/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 đã được ban hành trước đây.

      (Nội dung chi tiết Thông tư số 03/2013/TT-BCT ngày 8/2/2013 của Bộ Công Thương trong file đính kèm).

    • Quyết định 1782/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN

      Một trong những nội dung chính của Đề án tái cơ cấu EVN là quy định về những ngành nghề kinh doanh chính của EVN tập trung vào 4 ngành, nghề, trong đó gồm: (1) Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; (2) Xuất nhập khẩu điện năng; (3) Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; (4) Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

      Quyết định số 1782/QĐ-TTg ngày 23/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

      (Chi tiết Quyết định có đính kèm file).

       

       

    • Chính phủ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tái định cư Thuỷ điện Sơn La

      Tại văn bản số 7892/VPCP ngày 5/10/2012, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương và UBND các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

      Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến thời điểm khi Nhà máy Thuỷ điện Sơn La chuẩn bị vận hành tổ máy cuối cùng (tổ máy số 6), việc di dân, tái định cư đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng tiến độ, hình thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng khá đồng bộ. Hiện 100% số hộ dân tái định cư chuyển đến nơi ở mới có nhà ở đẹp và khang trang hơn nơi ở cũ, môi trường được cải thiện, phong tục tập quán của các dân tộc được duy trì và phát huy.

      Tổng hợp kết quả rà soát cho biết, các tỉnh đã hoàn thành di chuyển 20.340 hộ dân và tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 7.406 tỷ đồng cùng 2.893 dự án hạ tầng liên quan.

    • Bộ Công Thương lấy ý kiến về dự thảo Quy hoạch thủy điện

      Theo đó, Quy hoạch thủy điện được lập thành Quy hoạch bậc thang thủy điện, Quy hoạch thủy điện nhỏ và Quy hoạch thủy điện tích năng.

      Trong đó, Quy hoạch bậc thang thủy điện được lập thống nhất cho từng lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính. Đối với các lưu vực sông đã phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng sông chính, cho phép lập Quy hoạch bậc thang thủy điện trên các dòng sông nhánh, nhưng phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng sông chính.

      Quy hoạch thủy điện nhỏ được lập theo địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Còn Quy hoạch thủy điện tích năng được lập cho phạm vi toàn quốc hoặc theo từng vùng, miền của hệ thống điện quốc gia.

      Đối với Quy hoạch bậc thang thủy điện và Quy hoạch thủy điện nhỏ phải đặc biệt quan tâm các nội dung: Cập nhật hiện trạng và quy hoạch các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước có liên quan trên lưu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều tra, khảo sát đầy đủ các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, dân sinh, kinh tế - xã hội, giao thông vận tải, công trình lưới điện...) trong khu vực nghiên cứu quy hoạch.

      Đồng thời, phải đánh giá môi trường chiến lược; khảo sát, đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng của các dự án đề xuất quy hoạch đối với dân cư, đất đai, nhu cầu khai thác và sử dụng nước phía hạ lưu... Sơ bộ đánh giá và kiến nghị giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: Xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng cho dự án...

      Đối với Quy hoạch thủy điện tích năng, ngoài các nội dung trên, còn phải cập nhật kết quả dự báo cung - cầu điện và các biểu đồ phụ tải trong nghiên cứu Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt; cập nhật hiện trạng vận hành của các nhà máy điện và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện có liên quan của hệ thống điện....

      Ngoài ra, dự thảo cũng yêu cầu việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện phải đảm bảo tuân thủ quy hoạch thủy điện và phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

      Hiện nay, toàn văn dự thảo (có đính kèm file) đang được Bộ Công Thương công bố lấy ý kiến nhân dân.

      Quy hoạch bậc thang thủy điện: Là quy hoạch xác định các dự án thủy điện có thể đầu tư xây dựng với công suất lắp máy (Nlm) lớn hơn 30 MW trên một dòng sông hoặc hệ thống các dòng sông của một lưu vực sông.

      Quy hoạch thủy điện nhỏ: Là quy hoạch xác định các dự án thủy điện có thể đầu tư xây dựng với Nlm đến 30 MW trên các sông, suối nhánh của lưu vực sông.

      Quy hoạch thủy điện tích năng: Là quy hoạch xác định các vị trí có thể xây dựng được nhà máy thủy điện tích năng nhằm cung cấp công suất phủ đỉnh biểu đồ phụ tải của hệ thống điện quốc gia.

       

    • Chỉ thị số 13/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

      Bộ Công Thương yêu cầu Cục Điều tiết Điện lực chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị có liên quan đề xuất và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư thuỷ điện nhỏ thông qua việc điều chỉnh tăng giá mua điện của EVN.

      Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng yêu các đơn vị liên quan đánh giá lại tài sản của EVN để làm thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc.

      Toàn văn Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 17/8/2012 của Bộ Công Thương (xem file đính kèm).

       

    • Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020

      Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh được dự báo tăng trưởng 22,1%/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người năm 2015 là 6032 kWh/người, năm 2020 là 10380 kWh/người.

      Hệ thống điện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) sẽ được cải tạo, xây mới để cung cấp điện an toàn, tin cậy cho các hộ phụ tải, đảm bảo chất lượng điện năng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm hành lang chiếm đất của các công trình điện, giữ mỹ quan đô thị.

      Khi thiết kế hệ thống điện 220-110 kV tỉnh, vấn đề nổi cộm và phức tạp là việc xác định quy mô phụ tải và cấp điện cho các nhà máy luyện cán thép.  Với lợi thế về cảng biển,  gần các nguồn điện lớn là NĐ Phú Mỹ, Bà Rịa, tỉnh BRVT là địa điểm rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực luyện kim. Tính đến đầu năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 18 dự án nhà máy luyện cán thép đã và đang chuẩn bị đầu tư xây dựng với sản lượng đăng ký 5,2 triệu tấn thép luyện, và 11,6 triệu tấn thép cán/năm. Do có một số nhà máy thép đã được cấp phép đầu tư, nhưng lại nằm ngoài quy hoạch ngành thép, dẫn đến những khó khăn trong thiết kế lưới điện truyền tải. Viện Năng lượng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức nămg rà soát, điều chỉnh để lưới điện đảm bảo cung cấp cho các hộ phụ tải thép một cách hợp lý và có dự phòng.
      Bà Rịa – Vũng Tàu có thế mạnh rất lớn về du lịch với bãi biển đẹp, bờ cát trắng mịn trải dài từ Vũng Tàu cho đến Long Hải – Hồ Chàm -  Bình Châu. Hiện nay, đã có nhiều nhà đầu tư đang triển khai xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao với tổng số vốn đăng ký lên tới 11 tỷ USD. Cấp điện cho các khu du lịch cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch điện.

      Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND tỉnh, các bộ ban ngành quản lý quy hoạch điện trên địa bàn, đồng thời cũng tạo khung pháp lý để đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp, đảm bảo tính nhất quán và bền vững của hệ thống điện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2015.
       
    • Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020

      Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và là vùng đất Tổ, cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang.  Với vị trí ngay cạnh thủ đô Hà Nội, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc: cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc; cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km.

      Phú Thọ còn là tỉnh nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Từ nay đến 2020 tỉnh Phú Thọ hình thành và phát triển nhiều ngành nghề, nhiều khu, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư lớn, các khu đô thị, các trung tâm thương mại, các khu thể thao du lịch và sự hình thành các tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, đường Hồ Chí Minh sẽ thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đòi hỏi nhu cầu cung cấp điện ngày càng tăng cao. Quy hoạch  phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải của tỉnh, đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo tiền đề đến năm 2020 Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

      - Mục tiêu của quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 là xây dựng và cải tạo hệ thống điện của tỉnh để cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn an toàn, tin cậy, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

      - Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh được dự báo tăng trưởng 13,9%/năm giai đoạn 2011-2015. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người năm 2015 và năm 2020 lần lượt là 1.495 kWh/người và 2.812 kWh/người. Trong giai đoạn 2011-2015 ngoài các công trình đang triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch giai đoạn trước, Tỉnh  Phú Thọ dự kiến xây dựng mới và cải tạo 14 km đường dây 220kV; 58,5 km đường dây 110kV, tổng dung lượng xây dựng mới và cải tạo trạm 220kV là 500MVA và trạm 110kV là 223MVA. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện tỉnh Phú Thọ là 2.637 tỷ đồng, trong đó vốn đã có trong kế hoạch là 984 tỷ đồng và vốn cần bổ sung là 1.653 tỷ đồng.

      Quy hoạch phát triển điện lực Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND tỉnh, các ban ngành quản lý quy hoạch điện trên địa bàn, các cơ quan ngành điện EVN, NPT, NPC, công ty  Điện lực Phú Thọ và khách hàng đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp, đảm bảo tính nhất quán và bền vững của hệ thống điện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2015.

    • Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020

      Mục tiêu của quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai là đảm bảo sự phát triển cân đối hài hoà hệ thống điện mang tính đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện, cung cấp cho phụ tải với chất lượng điện tốt nhất, tin cậy, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo cấp điện cho các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

      Đồng Nai với đặc điểm là một tỉnh phát triển về Công nghiệp, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam với hàng loạt các khu công nghiệp đã hình thành và đang xây dựng. Dự kiến đến 2015 trên địa bàn tỉnh có 31 khu CN với tổng diện tích trên 8.000ha.

      Theo  đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai, tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh được dự báo tăng trưởng 13,3%/năm giai đoạn 2011-2015. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người năm 2015 đạt 4.367 kWh/người và 7.250kWh/người năm 2020.
      Trong giai đoạn 2011-2015 cần lưới điện 220kV xây dựng mới 60km và cải tạo 122km đường dây, ngoài 2 trạm biến áp 220kV Sông Mây (2x250MVA), Xuân Lộc (250MVA) đã được dự kiến trong quy hoạch giai đoạn trước, giai đoạn này tiếp tục bổ sung xây dựng mới trạm biến áp TP Nhơn Trạch (2x250MVA) và nâng công suất trạm 220kV Trị An thành 2x125MVA.

      Đối với lưới điện 110kV, trong giai đoạn 2011-2015 thực hiện xây dựng mới 10 trạm biến áp với tổng công suất 486MVA, mở rộng quy mô công suất 08 trạm biến áp với tổng công suất tăng thêm là 304MVA; xây dựng mới 121,5 km đường dây 110kV và cải tạo nâng tiết diện, tăng số mạch cho 193km đường dây 110kV. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện tỉnh Đồng Nai là 6.127 tỷ đồng.

      Quy hoạch phát triển điện lực Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND tỉnh, các ban ngành quản lý quy hoạch điện trên địa bàn, đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp, đảm bảo tính nhất quán và bền vững của hệ thống điện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2015.

    • Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2015 có xét đến năm 2020

      Về nhu cầu điện: Nhu cầu điện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 là 13,5%/năm và giai đoạn 2016- 2020 là 13%/năm. Cụ thể như sau: Năm 2015: Công suất cực đại Pmax= 1.743MW, điện thương phẩm 9.586 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 13,1%/năm, trong đó: Công nghiệp- Xây dựng 12,8%/năm, Nông- Lâm- Thủy sản tăng 5,8%/năm, Thương mại- Dịch vụ tăng 17,9%/năm, Quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 13,1%/năm, Hoạt động khác tăng 21,8%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người là 4.695kWh/người/năm. Năm 2020: Công suất cực đại Pmax= 2.959MW, điện thương phẩm 16.679 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016- 2020 là 11,7%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người là 6.672kWh/người/năm.

      Về khối lượng xây dựng:

      Giai đoạn 2011- 2015:

      Lưới 220kV: Xây dựng mới trạm biến áp 220/110/22kV Uyên Hưng, công suất 2x250MVA, lắp trước máy T1 vận hành năm 2012; lắp máy biến áp thứ 2 trạm 220/110/22kV Mỹ Phước, công suất 250MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 2x250MVA, vận hành giai đoạn 2012-2013. Xây dựng mới 147km đường dây 220kV.

      Lưới 110kV: Xây dựng mới 7 trạm biến áp 110kVvới tổng công suất 796MVA, nâng công suất 6 trạm với tổng công suất tăng thêm 282MVA; Xây dựng mới 49,2 km đường dây 110kV; Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn 69,4km đường dây 110kV.

      Giai đoạn 2016- 2020:

      Lưới 220kV: Xây dựng mới 2 trạm biến áp với tổng công suất 1.250MVA. Xây dựng mới 30km đường dây 220kV.

      Lưới 110kV: Xây dựng mới 17 trạm biến áp với tổng công suất 1.546MVA, mở rộng nâng công suất 3 trạm với tổng công suất tăng thêm 143MVA. Xây dựng mới 221km đường dây; cải tạo, treo dây mạch hai 4,5km đường dây 110kV.

      Lưới điện trung thế giai đoạn 2011- 2015: Xây dựng mới 1.021km đường dây trung thế 22kV, trong đó cáp ngầm là 98km. Cải tạo nâng tiết diện 394km đường dây trung thế; Xây dựng mới 2.483 trạm biến áp phân phối 22/0,4kV với tổng dung lượng 1.409MVA. Cải tạo, nâng công suất 175 trạm biến áp 22/0,4kV với tổng dung lượng 24MVA.

      Lưới điện hạ thế giai đoạn 2011- 2015: Đường dây: xây dựng mới 642km và cải tạo 126km; Công tơ: lắp đặt mới 139.327 công tơ hạ thế.

      Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: Giai đoạn 2011- 2015 tổng vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo các công trình lưới điện có cấp điện áp từ 220kV trở xuống ước tính là 5.425,4 tỷ đồng. Vốn đã có trong kế hoạch là 1.027 tỷ đồng và vốn cần bổ sung là 4.398,4 tỷ đồng.

      Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND tỉnh, các ban ngành quản lý quy hoạch điện trên địa bàn, đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp, đảm bảo tính nhất quán và bền vững của hệ thống điện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2015.

    • Thông tư số 46/2011/TT-BCT: Quy định về chi phí định mức của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu

      Theo Thông tư, tổng chi phí định mức hàng năm của khối nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết của các nhà máy.

      Bộ Công Thương giao trách nhiệm cho EVN xây dựng, ban hành định mức chi phí vật liệu phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, trang thiết bị của nhà máy để làm cơ sở tính toán chi phí định mức hàng năm của nhà máy, báo cáo Cục Điều tiết Điện lực tình hình thực hiện chi phí vật liệu thực tế hàng năm so với định mức được ban hành.

      Thông tư cũng quy định một số vấn đề khác như tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) của nhà máy được xác định theo tổng dự toán sửa chữa lớn cho các hạng mục đến hạn sửa chữa. Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N (CMN) gồm: tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí điện mua ngoài; chi phí thuê tư vấn kiểm toán; chi phí thuê tài sản; chi phí bảo hiểm tài sản; chi phí xử lý bồi lắng lòng hồ và chi phí cho các dịch vụ khác được dự kiến trên cơ sở chi phí thực tế của năm N-2 và ước thực hiện năm N-1...

      Trước ngày 15/10 hàng năm, EVN lập chi phí định mức áp dụng cho năm tới (năm N) của từng đơn vị phát điện trình Cục Điều tiết Điện lực thẩm định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

      Hàng năm, EVN xác định giá trị phần vốn chủ sở hữu và đề xuất tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy để đảm bảo tổng chi phí phát điện và giá phát điện bình quân trong phương án giá bán điện hàng năm ở mức hợp lý nhưng không vượt quá mức tỷ suất lợi nhuận cho phép trong phương án giá điện hiện hành.

      Thông tư số 46/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6 tháng 2 năm 2012.

    • Ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

      Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia vừa ký  Quyết định số 149/QĐ-BCĐ ngày 30/12/2012 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Nhà nước về quy hoạch này.

      Theo đó, Ban chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thực hiện việc chỉ đạo xây dựng các công trình điện theo Quyết định số1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

      Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các Ủy viên Ban chỉ đạo Nhà nước làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban chỉ đạo Nhà nước làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước chịu trách nhiệm về phần việc được phân công; Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

      Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước ủy quyền cho Phó Trưởng ban xử lý những vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực được phân công.

      Trưởng ban triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 6 tháng/lần và các phiên họp bất thường khi cần. Nội dung phiên họp thường kỳ nhằm đánh giá các mặt hoạt động của Ban chỉ đạo Nhà nước, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và các nhà thầu; đề ra nhiệm vụ, kế hoạch, mục tiêu thực hiện tiếp theo; xem xét giải quyết hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Ban Chỉ đạo Nhà nước.

      Ban chỉ đạo Nhà nước phân công từng thành viên phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành; kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới cơ chế, chính sách và những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. Ban chỉ đạo Nhà nước là đầu mối phối hợp chỉ đạo hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ đề ra để thực hiện triển khai các dự án điện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

      Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm; các thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công để kịp thời xử lý các yêu cầu và kiến nghị đề ra.

      Bên cạnh đó, các thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo nội dung do Trưởng ban yêu cầu; Trưởng ban báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện đầu tư các dự án điện được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

    • Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2012


      Theo đó, tổng sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2012 là 120,795 tỷ kWh, tăng 10,89% so với năm 2011, trong đó mùa khô là 58,157 tỷ kWh và mùa mưa là 62,638 tỷ kWh.

      Sản lượng thủy điện cả năm là 45,029 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 18,384 tỷ kWh và mùa mưa là 26,645 tỷ kWh; sản lượng nhiệt điện than cả năm là 24,78 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 13,742 tỷ kWh và mùa mưa là 11,038 tỷ kWh.

      Sản lượng nhiệt điện tuabin khí cả năm là 45,744 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 23,425 tỷ kWh và mùa mưa là 22,319 tỷ kWh và sản lượng nhiệt điện dầu cả năm là 0,506 tỷ kWh, trong đó dầu FO là 0,271 tỷ kWh (chỉ trong mùa mưa) và dầu DO là 0,235 tỷ kWh (chỉ trong mùa mưa).

      Về sản lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc, theo dự tính trong năm 2012, EVN sẽ nhập khẩu là 4,65 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 2,565 tỷ kWh và mùa mưa là 2,085 tỷ kWh.

      Dự kiến, số lượng dự án nhà máy điện mới được đưa vào vận hành năm 2012 là 24 nhà máy với tổng cổng công suất đặt là 3.077MW.

      Bộ Công thương chỉ đạo, trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2012 được duyệt, EVN có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp điện tháng, tuần trong năm 2012 cho toàn hệ thống, chỉ đạo các tổng công ty điện lực xây dựng kế hoạch cung cấp điện tháng, tuần để thực hiện; Thường xuyên theo dõi, cập nhật các yếu tố liên quan đến huy động nguồn điện và vận hành hệ thống điện quốc gia để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện quốc gia.

    • Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2012

    • 13 thiết bị tiết kiệm năng lượng cơ quan nhà nước được phép mua sắm

      Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm được bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và trình độ khoa học và công nghệ của đất nước.

      Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khi mua sắm các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục trên phải chọn các loại được dán nhãn năng lượng như: Nhãn xác nhận (Nhãn Ngôi sao năng lượng) hoặc Nhãn so sánh đạt cấp hiệu suất năng lượng 5 sao.

      13 danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng:

      Đèn huỳnh quang compact; đèn ống huỳnh quang thẳng; chấn lưu dùng cho đèn huỳnh quang; quạt điện; máy điều hòa nhiệt độ; tủ lạnh; máy biến áp phân phối; thiết bị chiếu sáng công cộng; thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời; máy thu hình;màn hình máy tính; máy in; máy photocopy.

       

    • Phê duyệt danh mục Chương trình hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành Điện

      Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện đề cương chi tiết và các điều kiện chính sách còn thiếu, đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết với nhà tài trợ.

      Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các thủ tục ký tiếp nhận Chương trình trên với WB theo các quy định hiện hành.

    • Chuyển Vụ Năng lượng sang Tổng cục Năng lượng

      Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng bố trí, sắp xếp nhân lực theo phân cấp quản lý. Toàn thể cán bộ, công chức, cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc hiện có của Vụ Năng lượng cũng được Tổng Cục Năng lượng quản lý.

      Như tin evn.com.vn đã đưa, ngày 5/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 50/2011/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Năng lượng trực thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, Tổng cục Năng lượng chính thức hoạt động từ ngày 25/10/2011, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp năng lượng (gồm điện, điện hạt nhân, dầu khí, than, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng).

      Tiếp đó, ngày 10 tháng 10 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã trao Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho ông Phạm Mạnh Thắng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương.

    • Quy định về cung ứng và tiết giảm điện năng khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn sắp có hiệu lực

      Theo Thông tư này, trong trường hợp hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện, các tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của việc tiết giảm điện tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.

      Cụ thể, thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện và quản lý nhu cầu phụ tải điện; thoả thuận với khách hàng về sử dụng  nguồn điện dự phòng tại chỗ khi xảy ra thiếu điện; thoả thuận với khách hàng công nghiệp - xây dựng về phương thức tiết giảm điện luân phiên khi hệ thống thiếu điện năng hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh để giảm công suất tiêu thụ điện tại các giờ cao điểm khi hệ thống thiếu công suất;...

      Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp tiết giảm mà sản lượng điện, công suất tiêu thụ của các tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp tỉnh vẫn có khả năng vượt mức sản lượng điện, công suất được phân bổ thì việc tiết giảm điện phải được thực hiện theo các nguyên tắc: Tiếp tục tiết giảm điện đối với khách hàng sử dụng điện trừ các khách hàng sử dụng điện quan trọng được ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Ưu tiên cấp điện cho các sự kiện chính trị  - xã hội quan trọng và các sự kiện khác theo chỉ đạo của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      Việc thực hiện tiết giảm điện theo kế hoạch được ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đảm bảo luân phiên, công bằng, không tiết giảm điện kéo dài đối với một khu vực hoặc một phụ tải điện, đáp ứng hợp lý nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

      Trong quá trình thực hiện điều hoà, tiết giảm điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm cập nhật điện năng, công suất khả dụng và tăng trưởng phụ tải thực tế của toàn hệ thống để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện; chỉ đạo các tổng công ty điện lực, công ty điện lực cấp tỉnh thực hiện kế hoạch cung cấp điện đã được điều chỉnh để đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện quốc gia và cung cấp điện tối đa khi điều kiện cho phép.

      Thông tư cũng quy định sản lượng điện phân bổ theo tháng cho từng tổng công ty điện lực được xác định căn cứ theo tổng sản lượng điện đầu nguồn phân bổ cho các tổng công ty điện lực và tỷ lệ thuận với nhu cầu sản lượng điện đầu nguồn của từng tổng công ty điện lực theo kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia theo năm, tháng được duyệt, có xét ưu tiên cấp điện cho Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội và Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.

    • Quyết định của Thủ tướng về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

      THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
      ______

      Số: 37/2011/QĐ-TTg

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
      __________

      Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2011

       

      QUYẾT ĐỊNH

      Về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

      ________

       

      THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

      Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

      Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

      Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

      Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

      Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

      Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

      QUYẾT ĐỊNH:

       

      Chương I

      NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

      1. Quyết định này quy định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

      2. Đối tượng điều chỉnh của Quyết định này gồm các tổ chức tham gia các hoạt động điện lực có liên quan đến phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

      Điều 2. Giải thích từ ngữ

      Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      1. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị trực thuộc được ủy quyền.

      2. Bên bán điện là doanh nghiệp sản xuất, vận hành kinh doanh bán điện từ các dự án điện gió.

      3. Công trình điện gió là tổ hợp đồng bộ của các tua bin gió, máy phát điện, các thiết bị đồng bộ và kết cấu xây dựng khác sử dụng năng lượng gió để phát điện.

      4. Dự án điện gió bao gồm một hoặc nhiều công trình điện gió.

      5. Dự án điện gió nối lưới là dự án điện gió được xây dựng đấu nối vào lưới điện quốc gia để cung cấp một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất.

      6. Điểm đấu nối là vị trí mà đường dây của Bên bán điện đấu nối vào hệ thống điện của Bên mua điện.

      7. Điểm giao nhận điện là điểm đo đếm sản lượng điện bán ra của Bên bán điện.

      8. Dự án điện gió không nối lưới là dự án điện gió xây dựng để cung cấp toàn bộ điện năng cho các hộ sử dụng trong khu vực, không đấu nối với lưới điện quốc gia.

      9. Chủ đầu tư dự án điện gió là tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư các dự án điện gió theo quy định của pháp luật Việt Nam.

      10. Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió là hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành để áp dụng trong giao dịch mua bán điện được sản xuất từ dự án điện gió nối lưới giữa Bên bán điện và Bên mua điện.

      11. Hạng mục chính của công trình điện gió bao gồm trụ gió, tua bin, máy phát điện và trạm biến áp.

      Chương II

      QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ

      Điều 3. Quy hoạch phát triển điện gió

      1. Quy hoạch phát triển điện gió bao gồm quy hoạch phát triển điện gió quốc gia, quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh. Quy hoạch phát triển điện gió làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện gió, được điều chỉnh phù hợp với các nghiên cứu, đánh giá tiềm năng gió trong từng thời kỳ.

      2. Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia và quy hoạch phát triển điện gió địa phương được lập một lần cho giai đoạn từ 2011 - 2020 tầm nhìn đến 2030 và được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Từ các giai đoạn quy hoạch sau, quy hoạch phát triển điện gió được lồng ghép vào Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

      Điều 4. Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển điện gió

      1. Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch phát triển điện gió quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện gió quốc gia đã được phê duyệt.

      2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có tiềm năng phát triển điện gió tổ chức lập Quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

      3. Việc công bố và điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định hiện hành.

      4. Nội dung chính của Quy hoạch phát triển điện gió:

      a) Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia có các nội dung chính sau:

      - Tiềm năng gió của các địa phương;

      - Danh mục các dự án điện gió;

      - Định hướng đấu nối các dự án điện gió vào hệ thống điện quốc gia.

      b) Quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh có các nội dung chính sau:

      - Tiềm năng điện gió của tỉnh;

      - Diện tích và ranh giới các khu vực phát triển các dự án điện gió;

      - Danh mục các dự án điện gió;

      - Quy mô công suất của từng dự án điện gió và phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.

      5. Trong thời gian quy hoạch điện gió chưa được phê duyệt, các dự án điện gió cần được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư.

      6. Bộ Công Thương quy định cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió.

      Điều 5. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch phát triển điện gió

      1. Ngân sách trung ương cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió quốc gia.

      2. Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió địa phương.

      3. Khuyến khích huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác lập quy hoạch phát triển điện gió.

      Điều 6. Đầu tư xây dựng các dự án điện gió

      1. Việc đầu tư xây dựng dự án điện gió phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện gió và quy hoạch phát triển điện lực các cấp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

      2. Đối với các dự án điện gió chưa có trong danh mục của quy hoạch phát triển điện gió quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được duyệt, chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập Hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch, gửi Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

      3. Việc đầu tư xây dựng các dự án điện gió được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

      Điều 7. Đấu nối dự án điện gió vào hệ thống điện, điều độ vận hành nhà máy điện gió

      1. Đấu nối dự án điện gió vào lưới điện quốc gia phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực phê duyệt. Điểm đấu nối do Bên bán điện và Bên mua điện thỏa thuận trên nguyên tắc Bên bán điện chịu trách nhiệm đầu tư đường dây tải điện tới điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia hiện có gần nhất trong quy hoạch phát triển điện lực tỉnh. Trường hợp điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia là thuộc dự án đầu tư lưới điện mới chưa thực hiện, Bên bán điện phải thỏa thuận với Bên mua điện để đồng bộ tiến độ đầu tư dự án điện gió và dự án đầu tư phát triển lưới điện. Trường hợp không thỏa thuận được điểm đấu nối, Bên bán điện có trách nhiệm trình Bộ Công Thương xem xét, quyết định.

      2. Chủ đầu tư dự án điện gió chịu trách nhiệm đầu tư, vận hành, bảo dưỡng đường dây và trạm biến áp tăng áp (nếu có) từ nhà máy điện của bên bán đến điểm đấu nối theo thỏa thuận đấu nối với Bên mua điện.

      3. Tùy theo cấp điện áp đấu nối, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đầu tư đường dây tải điện từ điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia theo quy hoạch phát triển điện lực được duyệt và ký thỏa thuận đấu nối với chủ đầu tư các dự án điện gió.

      4. Sau khi hoàn thành đầu tư và nghiệm thu đưa vào vận hành thương mại, đơn vị điều độ hệ thống điện và vận hành thị trường điện chịu trách nhiệm huy động nhà máy điện gió theo chế độ ưu tiên khai thác toàn bộ công suất và điện năng phát phù hợp với chế độ gió của khu vực nhà máy.

      Điều 8. Khởi công xây dựng công trình điện gió

      Chủ đầu tư chỉ được phép khởi công xây dựng công trình điện gió khi đã có Giấy chứng nhận đầu tư; có hợp đồng mua bán điện đã ký với Bên mua điện; có Thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối hoặc Đơn vị truyền tải điện và có báo cáo số liệu đo gió trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 12 tháng.

      Điều 9. Chấm dứt thực hiện dự án

      Sau 12 tháng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nếu Chủ đầu tư không khởi công xây dựng hạng mục chính của công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án cho nhà đầu tư khác thực hiện. Trừ trường hợp có lý do chính đáng, được cấp có thẩm quyền chấp nhận việc tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án.

      Điều 10. Chế độ báo cáo

      1. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đã công chứng về Bộ Công Thương để theo dõi quản lý.

      2. Trong thời gian xây dựng dự án điện gió, trước ngày 15 của tháng đầu quý, Chủ đầu tư phải có báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án của quý trước, kế hoạch thực hiện của quý tiếp theo. Hàng năm, trước ngày 15 tháng 01, chủ đầu tư phải có báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án trong năm trước, kế hoạch triển khai của năm tiếp theo gửi Bộ Công Thương để quản lý, theo dõi thực hiện.

      Chương III

      CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ

      Điều 11. Trách nhiệm mua điện từ các dự án điện gió

      1. Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện gió nối lưới thuộc địa bàn do mình quản lý.

      2. Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện được lập theo Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện gió nối lưới do Bộ Công Thương ban hành. Hợp đồng mua bán điện mẫu có các nội dung chính sau:

      a) Thời gian hợp đồng là hai mươi (20) năm kể từ ngày vận hành thương mại. Bên bán điện có thể kéo dài thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới với Bên mua điện theo quy định hiện hành.

      b) Giá mua điện cơ sở và nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện trong thời gian hợp đồng.

      c) Thỏa thuận về đấu nối, đo đếm và vận hành nhà máy điện gió.

      d) Thỏa thuận về lập hóa đơn và thanh toán.

      Điều 12. Ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí

      1. Huy động vốn đầu tư:

      a) Nhà đầu tư được huy động vốn dưới các hình thức pháp luật cho phép từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án điện gió.

      b) Các dự án điện gió được hưởng các ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

      2. Thuế nhập khẩu: dự án điện gió được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

      3. Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện gió được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

      Điều 13. Ưu đãi về hạ tầng đất đai

      1. Các dự án điện gió và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

      2. Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giao đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện gió. Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.

      Điều 14. Hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới

      1. Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các Dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 7,8 UScents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

      2. Nhà nước hỗ trợ giá điện cho Bên mua điện đối với toàn bộ sản lượng điện mua từ các nhà máy điện gió là 207 đồng/kWh (tương đương 1,0 UScents/kWh) thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

      3. Bộ Công Thương theo dõi để đề xuất hiệu chỉnh mức giá mua điện tại điểm giao nhận và mức hỗ trợ giá điện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên nguyên tắc giảm dần, tiến tới xóa bỏ trợ giá khi giá bán điện thực hiện theo giá thị trường.

      4. Các dự án điện gió được trợ giá theo quy định này sẽ không được áp dụng cơ chế trợ giá cho sản lượng điện của dự án theo các quy định hiện hành khác.

      5. Các dự án điện gió được áp dụng cơ chế phát triển sạch theo quy định hiện hành của Nhà nước.

      Điều 15. Ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án điện gió không nối lưới

      1. Dự án điện gió không nối lưới được hưởng ưu đãi, hỗ trợ quy định tại Điều 12, Điều 13 Quyết định này.

      2. Chủ đầu tư xây dựng đề án giá điện và xác định tổng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

      Chương IV

      TỔ CHỨC THỰC HIỆN

      Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, địa phương đối với dự án điện gió

      1. Bộ Công Thương

      a) Có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này.

      b) Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió.

      c) Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ điện gió.

      2. Bộ Tài chính

      Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cơ chế tài chính hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phù hợp quy định Luật Ngân sách Nhà nước.

      3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

      a) Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực để đầu tư, thực hiện các dự án điện gió.

      b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương đối với các dự án điện gió.

      c) Theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện các dự án điện gió tại địa phương theo thẩm quyền.

      Điều 17. Hiệu lực thi hành

      Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2011.

      Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức liên quan đến hoạt động phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

       

      Nơi nhận:
      - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
      - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
      - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
      - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
      - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
      - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
      - Văn phòng Chủ tịch nước;
      - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
      - Văn phòng Quốc hội;
      - Tòa án nhân dân tối cao;
      - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
      - Kiểm toán Nhà nước;
      - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
      - Ngân hàng Chính sách Xã hội;
      - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
      - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
      - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
      - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
      - Lưu: Văn thư, KTN (5b).

       THỦ TƯỚNG

       

      (đã ký)

      Nguyễn Tấn Dũng

       

        

  • Văn bản EVN

    • EVN ban hành chỉ thị tăng cường thực hiện Chương trình quản lý nhu cầu điện năm 2024

      Thực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện (DSM) giai đoạn 2018 – 2020, định hướng tới năm 2030, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 – 2025 và các năm tiếp theo (Chỉ thị 20/CT-TTg), Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/02/2024 về việc đảm bảo cung ứng điện, cung ứng than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 05/CT-BCT ngày 28/3/2024 của Bộ Công Thương về việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024, Tập đoàn yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ngay các chương trình DSM năm 2024 như sau:

      1. Tất cả các đơn vị thành viên

      - Quán triệt việc thực hiện nghiêm, quyết liệt và hiệu quả Văn bản số 2616/EVN-KD ngày 19/5/2023 về đẩy mạnh tiết kiệm điện và Văn bản số 4046/EVN-KD ngày 14/7/2023 về việc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg.

      - Thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng điện, tiết kiệm điện để điều hành công tác tiết kiệm điện do đồng chí Tổng giám đốc/Giám đốc đơn vị làm Trưởng ban.

      - Áp dụng triệt để mọi biện pháp để sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại cơ quan, tiết kiệm điện tối thiểu 10% tổng điện năng tiêu thụ trong năm; riêng trong các tháng cao điểm (tháng 4, 5, 6, 7) tiết kiệm tối thiểu 15% tổng điện năng tiêu thụ. Đặt nhiệt độ điều hòa tối thiểu từ 27 độ C trở lên.

      - Thường xuyên sử dụng website https://sudungdien.evn.com.vn để theo dõi, giám sát tình hình tiêu thụ điện của đơn vị; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo và thực hiện việc tiết kiệm điện tại đơn vị. Đưa nội dung tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thi đua khen thưởng hàng năm của người đứng đầu đơn vj,...

      2. Các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực

      a. Về công tác tuyên truyền tiết kiệm điện:

      - Tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền về các chương trình DSM, tận dụng tối đa trên các kênh truyền thông có sẵn; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và các Hội ngành nghề để truyền thông sâu rộng về tình hình cung ứng điện và sử dụng điện an toàn, hiệu quả và tiết kiệm tới các nhóm khách hàng sử dụng điện theo Chỉ thị 20/CT-TTg.

      - Nghiên cứu, phát động các chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện”, “Gia đình xanh”, các cuộc thi tìm hiểu, thực hành tiết kiệm điện... tới các đối tượng khách hàng (đặc biệt là khách hàng sử dụng điện sinh hoạt) tham gia trên môi trường số Website, App, mạng xã hội...

      - Vận động các nhà sản xuất thiết bị điện, các đơn vị tư vấn, các đơn vị cung cấp các giải pháp tiết kiệm điện, khách hàng sử dụng điện lớn... đồng hành và tham gia tích cực các Chương trình DSM.

      - Làm việc trực tiếp với các đơn vị quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, công ty quảng cáo có biển quảng cáo cỡ lớn để đề nghị thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 30% tổng điện năng tiêu thụ.

      - Thường xuyên sử dụng website https://sudungdien.evn.com.vn để theo dõi điện năng tiêu thụ các nhóm khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các nhóm khách hàng: sản xuất công nghiệp (SXCN), hành chính sự nghiệp (HCSN), chiếu sáng công cộng (CSCC)... Hàng tháng, tổng hợp, gửi báo cáo bằng văn bản tới các đồng chí Lãnh đạo UBND tỉnh/thành phố, các đơn vị quản lý Nhà nước tại địaphương báo cáo về tình hình tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng trên, kèm theo đề xuất, kiến nghị để UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo, điều hành công tác tiết kiệm điện trên địa bàn theo Chỉ thị 20/CT-TTg.

      - Tham mưu Sở Công Thương, UBND tỉnh/thành phố thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình sử dụng điện đối với các nhóm khách hàng quy định tại Chỉ thị 20/CT-TTg, đặc biệt là nhóm khách hàng: HCSN, CSCC, Chiếu sáng quảng cáo, SXCN...

      b. Về công tác quản lý nhu cầu phụ tải và dự báo phụ tải:

      - Thường xuyên theo dõi sát phụ tải, nghiên cứu và dự báo phụ tải chính xác đối với các thành phần sử dụng điện để triển khai các Chương trình DSM với mục tiêu thực hiện đúng công suất khả dụng đã được Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia công bố và thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn quản lý của các đơn vị.

      - Từ tháng 4/2024 thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ biểu đồ phụ tải điện của khách hàng đã ký cam kết năm 2024 (đặc biệt là các tháng 4, 5, 6, 7), thông báo khách hàng khi công suất sử dụng vượt biểu đồ phụ tải đã cam kết (đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm), đề nghị khách hàng thực hiện theo cam kết đã ký.

      - Đưa các khách hàng đã ký các cam kết, thỏa thuận về DSM như: tiết kiệm điện, thực hiện điều chỉnh phụ tải điện tự nguyên phi thương mại (DR), tiết giảm khi hệ thống có yêu cầu, dịch chuyển phụ tải điện và huy động máy phát điện tại chỗ... vào danh sách khách hàng ưu tiên đồng thời có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp để tạo sự ủng hộ cao từ phía khách hàng khi thực hiện các Chương trình DSM.

      - Thực hiện các Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện tự nguyện phi thương mại (DR) khi có yêu cầu và cập nhật trên phần mềm DRMS.

      - Thường xuyên theo dõi, cập nhật số liệu tiêu thụ điện đối với các nhóm khách hàng trên phần mềm CMIS. Phối hợp với Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin cập nhật dữ liệu trên website https://sudungdien.evn.com.vn và phần mềm quản lý chương trình Điều chỉnh phụ tải điện (DRMS).

      3. Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin

      Thường xuyên theo dõi, cập nhật, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan tới website https://sudungdien.evn.com.vn và phần mềm DRMS.

      4. Công đoàn Điện lực Việt Nam và Đoàn Thanh niên EVN

      Đề nghị Công đoàn Điện lực Việt Nam và Đoàn Thanh niên Tập đoàn chỉ đạo các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên tại cơ sở tổ chức tuyên truyền, kêu gọi các đoàn viên cơ sở chủ động tham gia, triển khai các hoạt động, chương trình tiết kiệm điện tại trụ sở, cơ quan đơn vị và gia đình, phấn đấu tiết kiệm 10% tổng điện năng tiêu thụ năm 2024.

      Xem chi tiết chỉ thị 1902/CT-EVN tại đây

  • Phòng chống thiên tai

    • Công điện của EVN về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

      Cụ thể, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) điện các đơn vị: Các Công ty Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Huội Quảng - Bản Chát; Các Ban Quản lý dự án điện 1, 2; Các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3; Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia; Các Tổng công ty Điện lực: Miền Bắc, miền Trung, TP Hà Nội; Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia; Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin; Trung tâm Thông tin Điện lực.

      Thực hiện Công điện số 6662/CĐ-BCT ngày 28/9/2023 của Bộ Công Thương về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ quét, để đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị:

      1. Khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo liên quan tại Công điện số 6662 đính kèm.

      2. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19/4/2023 của Bộ Công Thương, Chỉ thị số 1407/CT-EVN ngày 24/3/2023 của Tập đoàn về công tác PCTT&TKCN năm 2023.

      3. Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin Viber, Facebook của Ban Chỉ đạo QG PCTT và Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời. Cập nhật, thực hiện đầy đủ các nội dung trong Công điện, văn bản chỉ đạo của các cấp được đăng tải trên trang web http://phongchongthientai.evn.com.vn của Tập đoàn.

      4. Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất.

      5. Các đơn vị tổ chức trực ban đầy đủ, tuyệt đối không được chủ quan và cần tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó, khắc phục ảnh hưởng của thiên tai. Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để cung cấp, đăng tải thông tin đầy đủ, chính xác

      6. Các đơn vị bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai phải cập nhật báo cáo, số liệu lên trang web http://phongchongthientai.evn.com.vn trước 07h00, 15h00 hàng ngày. Trường hợp xảy ra sự cố, thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, đơn vị cần nhanh chóng cung cấp thông tin sơ bộ về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVN.

      Xem chi tiết công điện tại đây

    • EVN yêu cầu các đơn vị thành viên chủ động phòng, chống sạt lở, ứng phó với mưa, lũ lớn tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

      Công điện gửi các đơn vị: 

      • Các Công ty Thủy điện: Ialy, Sê San, Trị An;
      • Các Ban Quản lý dự án điện 2, 3;
      • Các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3;
      • Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia;
      • Các Tổng công ty Điện lực: Miền Trung, miền Nam, TP Hồ Chí Minh;
      • Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia;
      • Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin;
      • Trung tâm Thông tin Điện lực.

      Thực hiện Công điện số 5073/CĐ-PCTT ngày 02/8/2023 của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương về việc chủ động phòng, chống sạt lở, ứng phó với mưa, lũ lớn tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ (đính kèm cùng Công điện số 691/CĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 07/CĐ-QG ngày 30/7/2023 của Văn phòng thường trực BCĐ QG PCTT và Văn phòng UBQG ƯPSC TT&TKCN ).

      Để chủ động phòng, chống sạt lở, ứng phó với mưa, lũ lớn tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị:

      1. Khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo liên quan tại các công điện nêu trên.

      2. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19/4/2023 của Bộ Công Thương, Chỉ thị số 1407/CT-EVN ngày 24/3/2023 của Tập đoàn về công tác PCTT&TKCN năm 2023.

      3. Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin Viber, Facebook của Ban Chỉ đạo QG PCTT và Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời. Cập nhật, thực hiện đầy đủ các nội dung trong Công điện, văn bản chỉ đạo của các cấp được đăng tải trên trang web http://phongchongthientai.evn.com.vn của Tập đoàn.

      4. Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất.

      5. Các đơn vị không được chủ quan và cần tiếp tục kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó, khắc phục ảnh hưởng của thiên tai. Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để cung cấp, đăng tải thông tin đầy đủ, chính xác.

      6. Tổng công ty Điện lực miền Nam chỉ đạo Công ty Điện lực Lâm Đồng tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn đối với hệ thống lưới điện tại khu vực có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sau sự cố sạt lở trên tuyến Quốc lộ 20 đoạn qua đèo Bảo Lộc xảy ra ngày 30/7/2023.

      7. Các đơn vị bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai phải cập nhật báo cáo, số liệu lên trang web http://phongchongthientai.evn.com.vn trước 07h00, 15h00 hàng ngày. Trường hợp xảy ra sự cố, thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, đơn vị cần nhanh chóng cung cấp thông tin sơ bộ về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVN.

      Yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện./.

      Tải các công điện:

      • Công điện số 5073/CĐ-PCTT ngày 02/8/2023 tại đây
      • Công điện số 691/CĐ-TTg ngày 31/7/2023 tại đây
      • Công điện số 07/CĐ-QG ngày 30/7/2023 tại đây
    • Mở cửa xả đáy số 1 Thủy điện Hòa Bình từ 14h ngày 24/6/2022

      Thủy điện Hòa Bình điều tiết lũ đợt giữa tháng 6/2022. Ảnh Ngân Hà

      Theo Công điện, vào hồi 07h00 ngày 24/6/2022, mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 107,5m, lưu lượng về hồ 3.559 m3/s, lưu lượng xả 2.325m3/s (phát điện), hiện nay mực nước hồ Hòa Bình đang cao hơn mực nước cao nhất trước lũ 2,5m.

      Căn cứ quy định tại khoản 1, điều 7 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng được ban hành tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ nhất vào hồi 14h00 ngày 24/6/2022.

      Thông báo cho chính quyền địa phương; các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy… khu vực hạ du Thủy điện Hòa Bình biết để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người, tài sản, an toàn đê điều. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và các cơ quan liên quan theo quy định.

      Chi tiết Công điện có file đính kèm.

       

    • Thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy từ 17h30 ngày 1/6/2022

      Toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang. Ảnh minh họa

      Theo Công điện, vào hồi 09h00 ngày 1/6, mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 117,6m, lưu lượng về hồ 1.345 m3/s, lưu lượng xả 591m3/s (phát điện).

      Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 1/6, khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa, mưa vừa, mưa to với lượng mưa có nơi lên trên 100mm.

      Căn cứ quy định tại Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng được ban hành tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du cần đưa dần mực nước hồ Tuyên Quang về cao trình 105,2m trước ngày 15/6, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang:

      Mở hoàn toàn cửa xả đáy thứ nhất vào hồi 17h30 ngày 01/6/2022. Mở tiếp hoàn toàn cửa xả đáy thứ hai vào hồi 07h00 ngày 02/6/2022.

      Công ty Thủy điện Tuyên Quang cần thông báo cho chính quyền địa phương, các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy, khu vực hạ du thủy điện Tuyên Quang để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và các cơ quan liên quan theo quy định.

      Chi tiết Công điện có file đính kèm.

    • Chú trọng đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện, hệ thống điện trước mưa lớn tại miền Trung

      Hồ thủy điện Đơn Dương điều tiết nước xuống hạ du theo quy trình ngày 12/11/2021 

      Trong những ngày qua (26/11-30/11), tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai đã có mưa to đến rất to, đặc biệt một số nơi có tổng lượng mưa đến 800mm gây ngập lụt trên diện rộng; mặt khác, hiện nay hầu hết các hồ chứa trong khu vực đã đầy nước, một số hồ đã điều tiết xả tràn theo quy trình. Dự báo, mưa lớn còn tiếp tục diễn ra trong khu vực, lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 200mm.

      Để chủ động ứng phó với mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân và công trình cơ sở hạ tầng, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời diễn biến mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

      Bộ Công Thương chỉ đạo công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thông tin kịp thời, đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống phải xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.

      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập, công trình thủy lợi nhất là hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa; triển khai các phương án bảo vệ và sẵn sàng khôi phục sản xuất ngay sau khi lũ rút.

      Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo triển khai lực lượng, phương tiện ứng trực tại các vị trí ngập sâu, nguy cơ sạt lở, hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó và khắc phục hậu quả mư lũ khi có yêu cầu.

      Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh tiếp tục tăng cường theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp phòng chống giảm thiểu thiệt hại. Bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa đã đầy nước, các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn; triển khai phương án ứng phó, vận hành các hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và tham gia giảm lũ cho hạ du. Triển khai lực lượng canh gác ở những vị trí ngầm, tràn, đường giao thông bị ngập sâu, nước chảy xiết; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời xử lý các sự cố đảm bảo thông tuyến trên các trục giao thông chính.

      Chi tiết Công điện có file đính kèm.

       

       

    • Công điện về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

      Xem nội dung công văn của Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai trong file đính kèm

    • Công điện thượng khẩn về triển khai đối phó với cơn bão số 3 (WIPHA)

    • Điện hỏa tốc của EVN về ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão

       

    • Công điện Thượng khẩn của Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về triển khai đối phó với cơn bão số 1

      Để chủ động phòng chống, hạn chế thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị:

      1) Triển khai phương án phòng chống để đối phó, xử lý kịp thời các tình huống, đảm bảo an toàn cung cấp điện, an toàn cho người, thiết bị, công trình và an toàn cho nhân dân, chuẩn bị đầy đủ người, phương tiện để khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai gây ra.  
       
      2) Các đơn vị quản lý lưới điện tăng cường kiểm tra để sớm phát hiện khu vực có khả năng sạt lở đất, ảnh hưởng đến cột, trạm và có phương án xử lý kịp thời. 
       
      3) Các Tổng công ty Điện lực: (i) chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo cung cấp điện an toàn và ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo cấp điện an toàn cho các trạm bơm tiêu úng, (ii) phối hợp với BCH PCTT&TKCN tỉnh cung cấp điện dự phòng cho các phụ tải quan trọng khi mất nguồn điện lưới, (iii) chỉ đạo các Công ty cổ phần thủy điện trực thuộc rà soát kiểm tra công trình, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thuỷ văn, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa và vùng hạ du.
       
      4) Các Công ty thuỷ điện kiểm tra công trình, hồ, đập, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thuỷ văn, mưa lũ, lượng nước về hồ, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa, vùng hạ du. 
       
      5) Các Công ty nhiệt điện kiểm tra hệ thống mái che, thoát nước, kho nhiên liệu đảm bảo vận hành tin cậy.
       
      6) Các Ban Quản lý dự án kiểm tra công trường, theo dõi sát tình hình thuỷ văn, diễn biến mưa lũ trên công trường, tổ chức phòng, chống bão, mưa lũ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị và công trình. 
       
      7) Các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống, báo cáo các nội dung liên quan về Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tập đoàn Điện lực Việt Nam vào 15h hàng ngày (Fax: 04.66946394, email: banantoan@evn.com.vn).
       
      (Xem công điện Thượng khẩn; Công điện của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công thương; Công điện Khẩn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai- Ủy ban QG tìm kiếm cứu nạn tại file đính kèm)
    • Công điện của EVN về đối phó với cơn bão Hagupit

    • Điện của EVN về cơn bão số 4

    • Điện hỏa tốc của EVN về cơn bão số 3

    • Công điện hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ về đối phó với cơn bão số 3

    • Công điện hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ về đối phó với cơn bão số 2

    • Điện thượng khẩn của EVN về Cơn bão Rammasun

    • Công điện hỏa tốc về cơn bão Rammasun

    • Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động đối phó với cơn bão số 14 (bão HaiYan)

    • Điện thượng khẩn của EVN về đối phó với Bão số 13

    • Công điện hỏa tốc về Cơn bão số 11 của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương

    • Điện của EVN về đối phó với Cơn bão số 10

    • Công điện hỏa tốc về cơn bão số 10

    • Công điện của EVN về triển khai đối phó với Cơn bão số 7

    • Công điện thượng khẩn của EVN về triển khai đối phó với Cơn bão số 5

    • Công điện của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về Cơn bão số 5

    • Công điện Thượng khẩn của Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về triển khai đối phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ

    • Điện thượng khẩn của EVN về đối phó với cơn bão số 8

      Mời độc giả xem nội dung Điện thượng khẩn số 219 tại file đính kèm

    • Công điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về chủ động đối phó với bão số 5

      Ngày 16/8/2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Công điện số 164/EVN-KTSX về chủ động đối phó với bão số 5. Mời độc giả xem file đính kèm

       

    • Công điện thượng khẩn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về triển khai đối phó với Cơn bão số 4

      Mời độc giả xem Công điện của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Công điện của Bộ Công Thương tại file đính kèm

    • Công điện hỏa tốc về Cơn bão số 1