Gửi bạn Nguyễn Hải Bắc,
Một số bí quyết dưới đây có thể giúp nhà quản lý thúc đẩy sự tự giác của mỗi nhân viên:
- Đặt ra những mục tiêu thú vị: Những mục tiêu thú vị sẽ giúp nhân viên có thêm những năng lượng tích cực để đối mặt với những thử thách thú vị. Nó cũng thúc đẩy tính tự giác trong công việc của nhân viên. Làm việc hướng tới những mục tiêu với nhiều lợi nhuận cao sẽ giúp bạn duy trì những động lực nhất định. Ngoài ra, người quản lý cũng cần đưa ra lý do giải thích việc đặt ra mục tiêu này. Cá nhân hóa mục tiêu này tới từng cá nhân để mọi người xác định tại sao mục tiêu quan trọng với họ. Từ đó, nhân sự mới có ý thức tự giác trong công việc. Tất cả sẽ thay đổi từ động lực nội tại với các lợi ích gắn với lợi ích cá nhân.
- Sử dụng những nhà lãnh đạo đầy cảm hứng: Thông thường, sự tự giác trong công việc của nhân viên sẽ được hình thành và nuôi dưỡng thông qua tấm gương của nhà lãnh đạo. Do đó, để xây dựng tính tự giác các cá nhân và tập thể, hãy sử dụng những người quản lý nhiệt tình trong công việc để thúc đẩy sự tự giác của cá nhân.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính tự giác: Nên xây dựng các đội nhóm cùng nhau làm việc để thúc đẩy sự tự giác làm việc của chính các thành viên trong nhóm. Vừa có thể nâng cao hiệu suất làm việc, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm lại có thể có những ý tưởng mới mẻ hơn trong công việc.
Với doanh nghiệp, hãy xây dựng nhóm những nhân viên có ý thức tự giác trong công việc để tạo thành những tấm gương cho nhân viên khác. Việc đánh giá, phân loại nên được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 với những nhân sự thể đào tạo theo hướng tự giác làm việc và nhóm 2 bao gồm những cá nhân khó có thể thay đối tích cực. Thực hiện so sánh kết quả 2 nhóm ứng viên này sẽ là bài học để các nhân viên khác noi theo.
- Chế độ khen thưởng thường xuyên và phù hợp: Chắc chắn bất cứ ứng viên cao cấp nào cũng mong muốn cống hiến ở những công ty có chế độ phúc lợi hàng đầu. Nhân viên có thể nhận được sự công bằng cho những cống hiến của mình thông qua những món quà tặng hay lời động viên. Do đó, việc xây dựng chế độ khen thưởng cho nhân viên chính là động lực giúp họ tăng cường tính chủ động và tính tự giác trong công việc.
- Mở ra những cánh cửa tới những cơ hội tuyệt vời hơn: Một trong số các lý do khiến nhân viên thiếu đi tính tự giác trong công việc chính là việc họ nhận thấy việc tiến xa của họ khá hạn chế. Khi có những bế tắc hay sự cố khi làm việc, nhân sự thường không nhiệt tình cho các công việc của mình. Nên tăng cường cho họ các kỹ năng mới - cũ thông qua những cơ hội đào tạo liên tục.
- Đặt mọi người vào trung tâm của nền văn hóa: Hãy xây dựng văn hóa làm việc tự giác, chủ động cho các nhân sự doanh nghiệp. Coi sự tự giác làm việc chính là văn hóa của doanh nghiệp và từ đó, hướng nhân viên tới việc tuân thủ văn hóa và nề nếp này. Qua văn hóa doanh nghiệp, nhân viên có cơ hội chia sẻ, đề xuất ý tưởng và các giải pháp thúc đẩy sự làm việc của các doanh nghiệp.
Ý thức tự giác trong công việc là vô cùng quan trọng với sự nghiệp của các cá nhân cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nhiệm vụ của những người lãnh đạo là xây dựng môi trường tốt nhất để các cá nhân được phát huy hết khả năng của mình.
Trích sách “Bản đồ tư duy công việc” do nhà tâm lý học Tony Buzan, NXB Thanh niên xuất bản tháng 10/2018.